Đẩy mạnh tái cơ cấu lĩnh vực Nông nghiệp ở xã Thượng Sơn

08:38, 10/08/2017

BHG - Thượng Sơn là xã vùng III đặc biệt khó khăn của huyện Vị Xuyên với tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên 70%. Sau khi tỉnh ban hành Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, cấp ủy, chính quyền xã đã bắt tay ngay vào thực hiện dựa trên những tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương. Đồng thời lãnh, chỉ đạo nhân dân thực hiện theo hướng trọng tâm, trọng điểm nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác và phát triển bền vững sản phẩm nông nghiệp của địa phương.

Thượng Sơn có gần 100% đồng bào là dân tộc thiểu số, trình độ dân trí của bà con còn nhiều hạn chế; diện tích đất sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu nằm ở các chân núi, gặp nhiều khó khăn về nguồn nước; người dân đã quen với tập quán sản xuất, sinh hoạt truyền thống..., khiến cho việc phát triển kinh tế ở địa phương gặp rất nhiều khó khăn. Người dân chủ yếu trồng lúa 1 vụ, chăn nuôi trâu, dê, trồng chè, Thảo quả. Kinh tế có bước phát triển hơn so với những năm trước đây nhưng chưa theo hướng hàng hóa và chưa thực sự bền vững. Nhận thức về phát triển sản xuất hàng hóa của đại bộ phận người dân còn thấp, chưa mạnh dạn vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất...

Đàn dê của gia đình anh Đặng Văn Đường, thôn Vằng Luông.
Đàn dê của gia đình anh Đặng Văn Đường, thôn Vằng Luông.

Xác định rõ được những sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của địa phương, xã Thượng Sơn đã định hướng tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp tập trung vào “2 cây, 2 con” đó là: Chè, Thảo quả, trâu và dê. Bí thư Đảng ủy xã, Nguyễn Trung Kiên cho biết: “Với quan điểm sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, việc tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển KT - XH, gắn phát triển nông nghiệp bền vững với xây dựng Nông thôn mới. Cấp ủy, chính quyền địa phương xác định lấy “2 cây, 2 con” làm mũi nhọn, tập trung lãnh, chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế, khai thác các tiềm năng, thế mạnh của địa phương với cây chè, thảo quả, trâu và dê”.

Chè là cây trồng truyền thống, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương với thương hiệu chè Shan tuyết Thượng Sơn được khá nhiều người tiêu dùng biết đến. Tổng diện tích cây chè của toàn xã là 1.169 ha, cho thu hoạch là 800 ha. Hiện bà con đang thu hoạch chè vụ 2, tuy nhiên năng suất chè ước đạt thấp, nguyên nhân là do biến đổi khí hậu. Năng suất bình quân đạt 18 tạ/ha, sản lượng đạt 1.440 tấn chè búp tươi. Ngoài việc duy trì và chăm sóc tốt diện tích chè hiện có, xã cũng chỉ đạo, hướng dẫn người dân tập trung sản xuất theo hướng chè hữu cơ, đảm bảo giữ vững thương hiệu chè Shan tuyết Thượng Sơn; trồng dặm những diện tích bị mất khoảnh bằng giống địa phương để duy trì giống chè shan tuyết. Trên địa bàn xã có 2 cơ sở sản xuất, chế biến chè lớn là Nhà máy trà Bách Shan và HTX 19 – 5. Các cơ sở này thu mua chè tươi của bà con, sau đó chế biến, đóng gói với thương hiệu chè Shan tuyết Thượng Sơn, xuất bán đi các thị trường trong và ngoài tỉnh.Bên cạnh cây chè thì Thảo quả cũng là một trong những cây trồng chủ lực của Thượng Sơn. Hiện toàn xã có 566 ha Thảo quả, trong đó có 400 ha đang cho thu hoạch, năng Suất ước đạt 3,5 – 4 tạ/ha. Do loại cây này kén khí hậu, chỉ phù hợp với địa hình núi cao, có khí hậu mát mẻ nên toàn xã chỉ có 8 thôn trồng được. Chính quyền xã tiếp tục chỉ đạo bà con nhân giống, trồng dặm, thay thế những diện tích già cỗi và bị chết rét; đẩy mạnh chăm sóc diện tích đã cho thu hoạch.

Với chăn nuôi trâu và dê, chính quyền địa phương đã tiến hành liên kết các nhóm hộ để thực hiện cung ứng giống vật nuôi và thu mua trâu, dê thương phẩm cho người dân để tránh tình trạng thương lái ép giá. Chính quyền xã cũng khuyến khích các hộ thành lập các nhóm cùng sở thích để trao đổi kinh nghiệm trong chăn nuôi cũng như hướng đến sản xuất bền vững theo hướng hàng hóa nhằm đem lại thu nhập cao hơn cho bà con. Xã chỉ đạo cán bộ thú ý thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc; chủ động tiêm phòng đúng kế hoạch; tuyên truyền cho nhân dân cách chăm sóc và phòng ngừa dịch bệnh, nhờ vậy mà đàn gia súc của địa phương luôn duy trì và phát triển ổn định. Đặc biệt, xã đã và đang tuyên truyền, vận động người dân mạnh dạn vay vốn theo chính sách Nghị quyết 209 để sản xuất hàng hóa, từng bước nâng cao thu nhập gắn với xây dựng Nông thôn mới ở địa phương...

Bài, ảnh: NGUYỄN PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thanh niên Xín Mần khởi nghiệp với nhiều thử thách

BHG - Nguồn vốn đầu tư, đầu ra sản phẩm, các thể chế, chính sách... Đó là những băn khoăn và thử thách với thanh niên (TN) huyện Xín Mần sau khi diễn đàn khởi nghiệp @ được tổ chức đầu năm 2017. Tại diễn đàn TN khởi nghiệp @, đã có 46 ý tưởng của TN được giới thiệu ở các lĩnh vực, như: Trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán... Tuy số lượng ý tưởng của TN chưa nhiều, nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền huyện Xín Mần đã đưa diễn đàn khởi nghiệp @ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến với TN.  

10/08/2017
Gỡ khó giúp Văn phòng Đăng ký đất đai nâng cao hiệu quả hoạt động

BHG - Sau hơn một năm hoạt động, Văn phòng Đăng ký đất đai (ĐKĐĐ) một cấp đã tiếp nhận 24.772 hồ sơ của 140 tổ chức, 24.632 cá nhân; đã cấp 5.812 Giấy chứng nhận (GCN), đăng ký biến động cho 6.536 hồ sơ, số còn lại chủ yếu giao dịch đảm bảo, gia hạn sử dụng đất. Nhìn chung, chất lượng thực hiện thủ tục cấp GCN Quyền sử dụng đất (QSDĐ) được nâng cao, bảo đảm sự thống nhất, thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đã cắt giảm từ 1/3-1/2 so với trước đây.

10/08/2017
Phát triển chăn nuôi gia trại, trang trại ở Bắc Quang

Phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm theo quy mô gia trại, trang trại (GTTT), hướng đến chăn nuôi theo chuỗi liên kết đang mở ra bước ngoặt quan trọng cho nghề chăn nuôi trên địa bàn huyện Bắc Quang.

10/08/2017
Hóa giải khó khăn trong hoạt động thu ngân sách những tháng cuối năm

BHG- Theo số liệu của cơ quan chức năng, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) của tỉnh 6 tháng đầu năm đạt 5.724 tỷ đồng. Trong đó, thu trên địa bàn đạt 868 tỷ đồng, bằng 46% kế hoạch T.Ư giao, 45% so với Nghị quyết HĐND tỉnh, gồm: Thu nội địa trên 728 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất - nhập khẩu đạt trên 135 tỷ đồng.

09/08/2017