Nuôi trồng thủy sản – hướng thoát nghèo cho người dân Quang Bình

08:13, 06/06/2017

BHG- Những năm gần đây, nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) trên địa bàn huyện Quang Bình đã và đang phát triển mạnh; góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Việc tích cực triển khai thực hiện nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, tăng cường đầu tư cải tạo hệ thống các đầm, hồ, dòng chảy nhằm tiêu úng, trồng lúa kết hợp nuôi cá,... đã tạo động lực giúp các hộ mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao giá trị ngành NTTS trên địa bàn.

Lòng hồ Thủy điện Sông Chừng, một trong những lợi thế giúp người dân Quang Bình nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả kinh tế mang lại nguồn lợi lớn.
Lòng hồ Thủy điện Sông Chừng, một trong những lợi thế giúp người dân Quang Bình nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả kinh tế mang lại nguồn lợi lớn.

Xác định thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp của địa phương; những năm gần đây, huyện Quang Bình đã và đang dành nhiều nguồn lực, nhằm tăng cường đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật; đồng thời triển khai tích cực các chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân phát triển ngành Thuỷ sản theo hướng bền vững, nâng cao giá trị, tăng thu nhập cho các hộ NTTS. Theo thống kê, hiện nay huyện Quang Bình có tổng số 702,32 ha diện tích NTTS, trong đó diện tích ao hồ nhỏ có 477 ha, tập trung chủ yếu tại các xã vùng thấp của huyện, như: Tân Trịnh, Tân Bắc, thị trấn Yên Bình, Bằng Lang, Xuân Giang, Vĩ Thượng, Tiên Yên, Yên Hà, Hương Sơn. Đây là những địa phương có lợi thế đất đai bằng phẳng, hệ thống ao, hồ tập trung, giao thông thuận lợi (có Quốc lộ 279 và tỉnh lộ 183 chạy qua) phù hợp cho việc phát triển NTTS với các giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao, năng suất bình quân của diện tích ao hồ nhỏ này đạt 1,2 tấn cá các loại/ha, sản lượng ước đạt khoảng gần 600 tấn. Cùng với đó, diện tích lòng hồ Thủy điện Sông Chừng với 225,32 ha cũng là một lợi thế để NTTS; hàng năm sản lượng nuôi cá lồng và cá đánh bắt được ước đạt 10 tấn, giá bán khoảng 5 triệu đồng/tấn. Tận dụng lợi thế về diện tích mặt nước tập trung tại các xã vùng thấp của huyện và các chính sách khuyến khích phát triển NTTS; diện tích NTTS trên địa bàn huyện đã được quy hoạch và đầu tư đồng bộ, nhất là hệ thống cấp, thoát nước cho ao nuôi. Do đó, NTTS trên địa bàn huyện phát triển ổn định về diện tích, tăng dần về năng suất và sản lượng. Một số hộ bước đầu áp dụng hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh trên nhiều đối tượng vật nuôi, kết hợp ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng, chú ý phòng bệnh cho các giống vật nuôi thủy sản, vệ sinh ao nuôi thường xuyên, tiến hành phơi ải, rắc vôi khử trùng sau mỗi vụ thu hoạch,... qua đó đã góp phần nâng cao năng suất và đem lại giá trị kinh tế cho ngành NTTS của địa phương.

Nhằm tích cực hỗ trợ cho các hộ phát triển NTTS, UBND huyện Quang Bình tăng cường công tác chỉ đạo các phòng, ban chức năng phối hợp chặt chẽ với Chi cục Thủy sản triển khai nhiều dự án thử nghiệm các giống cá mới, đồng thời triển khai các chương trình hỗ trợ người dân về vật tư, trang thiết bị phục vụ NTTS. Đây là những Chương trình nằm trong Đề án thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh. Bên cạnh đó, ngành NN-PTNT huyện Quang Bình cũng tăng cường phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và tổng kết các mô hình sản xuất thủy sản hiệu quả cho nông dân áp dụng và mở rộng; mở các lớp tập huấn khuyến nông - khuyến ngư, bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho nông dân. Ngoài ra, huyện còn chỉ đạo các ngành chức năng làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, kiểm tra chất lượng con giống, thuốc thú y thủy sản nhằm giúp nông dân sản xuất thuận lợi, hạn chế những thiệt hại, dịch bệnh do con giống và vật tư phục vụ NTTS kém chất lượng gây ra.

Với hệ thống ao, đầm, hồ phục vụ NTTS trên địa bàn huyện khá nhiều, với mục tiêu duy trì ổn định năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế của ngành NTTS trong cơ cấu KT – XH, huyện đã chỉ đạo ngành chức năng thực hiện công tác quản lý, cải tạo, xử lý hệ thống ao, đầm phục vụ NTTS trên địa bàn huyện thường xuyên được chú trọng, quan tâm. Vì vậy người chăn nuôi tại các địa phương đã tận dụng triệt để diện tích mặt nước tại các ao, hồ và các cánh đồng trũng để NTTS thâm canh. Nếu như trước đây, mô hình NTTS của hầu hết các hộ dân trong huyện là tự phát, nhỏ lẻ; thì đến nay, dưới sự định hướng, chỉ đạo của các cấp chính quyền, hình thức nuôi trồng đã có tính tập trung hơn, quy mô cũng không ngừng được mở rộng. Trước đây các hộ chỉ có ao nhỏ 1 - 3 sào thì nay đã tập trung thành những ao lớn 7 - 8 sào hoặc trên 1 - 2 ha. Ngoài các loại cá truyền thống, người chăn nuôi đã mạnh dạn tăng cường đầu tư, thay đổi đối tượng nuôi, đưa các giống thủy sản mới, các loại cá giống mới, đặc sản, có giá trị kinh tế cao vào nuôi trồng, như: Rô phi đơn tính, cá Chép lai ba máu, cá Trắm, cá Bỗng...

Để ngành NTTS phát triển bền vững, thời gian tới, UBND huyện Quang Bình chỉ đạo Phòng NN và PTNT, Trạm Khuyến nông tăng cường phối hợp với các đoàn thể: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ môi trường nước, nuôi thả thủy sản theo các hình thức an toàn; tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật nuôi cá và phòng bệnh cho cá; tăng cường áp dụng các tiến bộ KHKT để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị thủy sản. Đồng thời, tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các hộ chuyển đổi từ nuôi thả các giống cá truyền thống sang các giống cá mới cho năng suất cao, khuyến khích các hộ có điều kiện về ao nuôi tiến hành ươm, nuôi cá giống nhằm đáp ứng nhu cầu con giống tại chỗ cho các hộ nuôi cá thịt, tăng cường chế biến thức ăn tại chỗ nhằm giảm chi phí thức ăn, đầu tư xây dựng và củng cố hạ tầng, ao nuôi, cấp thoát nước, đáp ứng nhu cầu phát triển NTTS, thúc đẩy phát triển KT - XH của địa phương.

Hiến Chương


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

"Dân vận khéo" trong xây dựng Nông thôn mới ở Bắc Quang

BHG- Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công", những người làm công tác Dân vận (DV) ở huyện Bắc Quang luôn biết lắng nghe, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân, "vận khéo" để dân nghe rồi làm theo.

31/05/2017
Xây dựng Nông thôn mới trên Công viên đá, cần làm theo đặc thù vùng

BHG- Thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới (XDNTM), những năm qua, toàn tỉnh nói chung và vùng Cao nguyên đá (CNĐ) nói riêng đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy nhiệm vụ XDNTM trên CNĐ là nhiệm vụ song hành với bảo tồn và phát huy các giá trị của Công viên Địa chất toàn cầu.

31/05/2017
Xã Khuôn Lùng duy trì và hoàn thiện các tiêu chí sau đạt chuẩn

BHG- Khuôn Lùng là xã đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm hiện tại của huyện Xín Mần đạt chuẩn Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới (NTM) ngày 26.11.2016. Ngay sau đạt chuẩn NTM, xã Khuôn Lùng đã bắt tay ngay vào công tác duy trì, hoàn thiện các tiêu chí; nhằm phát huy hiệu quả các tiêu chí NTM, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

31/05/2017
Xã Quảng Nguyên tập trung nuôi trâu hàng hóa

BHG- Xã Quảng Nguyên được đánh giá là xã có đàn trâu lớn nhất huyện Xín Mần. Hiện nay, phong trào trồng cỏ, mở rộng diện tích chuồng trại và vay thêm vốn ngân hàng để nuôi trâu hàng hoá đang trở thành mục tiêu phấn đấu của đồng bào nơi đây.

30/05/2017