Xã Thu Tà đẩy mạnh tổ chức sắp xếp lại sản xuất

06:58, 10/05/2017

BHG- Nằm ở phía Đông sông Chảy, cách trung tâm huyện 32 km, Thu Tà được đánh giá là xã đặc biệt khó khăn của huyện Xín Mần. Hiện, xã có tổng diện tích đất tự nhiên trên 2.776 ha, bao gồm 14 thôn bản, có 570 hộ, với 2.782 khẩu sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn trên 68%, hộ cận nghèo trên 18%. Bằng những nỗ lực để cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, việc đẩy mạnh tổ chức sắp xếp lại sản xuất được cấp ủy, chính quyền xã Thu Tà ưu tiên là một trong những nhiệm vụ thực hiện hàng đầu.

Thảo quả dưới tán rừng của hộ anh Sùng Seo Phù, Trưởng NST trồng Thảo quả thôn Nàng Cút.
Thảo quả dưới tán rừng của hộ anh Sùng Seo Phù, Trưởng NST trồng Thảo quả thôn Nàng Cút.

Thu Tà là vùng đất có địa hình bị chia cắt bởi nhiều đồi núi, khe suối, thời tiết khắc nghiệt, thiếu nước sản xuất nên khó khăn trong phát triển sản xuất hàng hóa. Xã có 570 hộ thì có 565 hộ là dân tộc thiểu số; tư duy bà con trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, đường giao thông đi lại khó khăn... Trong năm 2016, xã đã kêu gọi các tổ chức đoàn thể, như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân... đứng ra vay vốn ngân hàng hỗ trợ cho các hộ nghèo phát triển kinh tế. Trong quý I năm 2017, xã đã gieo cấy được trên 100 ha lúa; 130 ha ngô; 8 ha lạc; 92 ha đậu tương; dong riềng 15 ha; 118  ha cỏ; năm 2016 diện tích cây Thảo quả 255,4 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch 222 ha... Tổng đàn gia súc toàn xã hiện có 5.892 con, trong đó: Đàn trâu 864 con, đàn bò 606 con, đàn dê 812 con, lợn 3.700 con, gia cầm 27.158 con. Với những con số khái quát về lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp (NLN) của xã cho thấy phần nào sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc triển khai nhiều chính sách nhằm xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn, mặc dù vậy, xã vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.

Thời gian qua, xã đã đẩy mạnh thực hiện “Đề án tái cơ cấu nông nghiệp” theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, phấn đấu tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 843 ha, sản lượng lương thực đạt 2.601,8 tấn. Mở rộng diện tích Thảo quả và lúa đặc sản chất lượng cao. Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động người dân đổi mới cách làm kinh tế, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sắp xếp lại sản xuất. Từ nhiều vùng đất hoang ở các thôn Nàng Cút, Pạc Tháy... nay đã được phủ xanh bằng cỏ chăn nuôi. Những thôn Nàng Vạc, Tỷ Phàng đã đưa các giống lúa chất lượng cao trồng hiệu quả. Ngoài ra, Thu Tà còn tranh thủ sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình 135, 30a... Hiện nay, tổng số tiền Quỹ phát triển thôn của xã trên 1,4 tỷ đồng với 456 hộ vay. UBND xã đã xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển chăn nuôi trâu, bò hàng hóa giai đoạn 2016 – 2020, cùng Nghị quyết 209/NQ –HĐND tỉnh và giám sát, hướng dẫn các hộ thẩm định sử dụng vốn đúng mục đích. Số hộ đăng ký tham gia là 74 hộ, số hộ thẩm định 30 hộ (giải ngân 15 hộ, đảng viên 10 hộ), mua được 47 con trâu, 16 con bò.

Năm 2016, công tác tổ chức lại sản xuất của xã đã duy trì 14 tổ hợp tác (THT) sản xuất NLN tại 14 thôn, bản. 5 nhóm sở thích (NST) với 75 hộ tham gia, trong đó có: Nhóm trồng cây Thảo quả gồm 30 hộ ở các thôn: Nàng Cút, Sán Chải, Ngài Thầu; Nhóm chăn nuôi trâu, bò hàng hóa gồm 15 hộ tại các thôn: Thôn Đông Nhẩu, Nàng Vạc, Pạc Tháy, Ngài Trò; Nhóm chăn nuôi lợn nái sinh sản có 10 hộ ở thôn Đông Nhẩu, Nàng Vạc; Nhóm trồng lúa chất lượng cao gồm lúa Nấm Xít, lúa J01, J02, nếp cái với 20 hộ ở thôn Nàng Vạc, Sán Chải, Tỷ Phàng. Ngoài ra còn các NST nuôi ong, đào ao thả cá...

Anh Sùng Seo Phù, Trưởng NST trồng Thảo quả thôn Nàng Cút cho biết: “NST trồng Thảo quả của thôn được thành lập năm 2014. Có 8 hộ tham gia. Riêng nhà tôi trồng 2 ha. Thành công bước đầu là nhóm đã chọn đúng loại cây phù hợp với điều kiện đất đai, thời tiết. Trong khi trồng, nếu gặp khó khăn, cây bị chết, lạnh giá thì các hộ báo với nhóm trưởng để báo lên xã. Mọi vấn đề được họp bàn thống nhất, có định hướng đầu ra, mở ra cơ hội thoát nghèo cho bà con”.

Anh Lý Văn Phú, Phó Chủ tịch UBND xã Thu Tà cho biết: “Thuận lợi là các NST dễ trao đổi kinh nghiệm và giảm rủi ro trong sản xuất chăn nuôi. Tăng sự đoàn kết giữa bà con, chống dịch bệnh lan rộng, tìm đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên phần đa các NST, THT mới thành lập nên còn nhiều bỡ ngỡ trong việc tổ chức thực hiện, trao đổi thông tin; cùng trình độ dân trí thấp, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn làm ảnh hưởng đến trao đổi hàng hóa. Thời gian tới, xã dự định sẽ nhân rộng những NST hoạt động hiệu quả để bà con tham gia học tập và tiếp tục hỗ trợ cho các THT, NST từ các chương trình, dự án của Nhà nước. Đẩy mạnh sắp xếp lại sản xuất để cải thiện đời sống nhân dân”.

MỸ HẰNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nghề nuôi, dưỡng ong để duy trì đàn ong nội

BHG - Cây Bạc hà mọc hoang dại trên vùng Cao nguyên đá trong năm chỉ duy nhất 1 vụ hoa (từ tháng 8 đến tháng 12 âm lịch), chính vì vậy hết mùa hoa Bạc hà, những người nuôi ong lại phải chuyển đàn ong của mình đến vùng núi đất có nguồn thức ăn là hoa rừng để dưỡng và phát triển đàn ong (tách đàn). Với chu kỳ phát triển như trên nên con ong nội ở Hà Giang vẫn luôn được duy trì và phát triển. 

09/05/2017
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng

BHG - Cuối tháng 4 vừa qua, UBND tỉnh phối hợp với Bộ NN-PTNT, Dự án Formis II (Hệ thống thông tin quản lý ngành lâm nghiệp) tổ chức Hội thảo Tham vấn phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) lâm nghiệp. Hội thảo chuyên ngành này lần đầu tiên được tổ chức trên địa bàn tỉnh, thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học với nhiều tham luận quan trọng, bổ ích và hiệu quả khi áp dụng vào công tác quản lý Nhà nước về lâm nghiệp. 

09/05/2017
Bí thư Chi đoàn làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp

BHG - Thời gian gần đây, khi tuổi trẻ khắp mọi miền đất nước đang sục sôi với phong trào khởi nghiệp, trên địa bàn huyện Vị Xuyên phong trào này cũng được đông đảo đoàn viên, thanh niên nhiệt tình hưởng ứng. Nhiều bạn trẻ đã đi lên từ hai bàn tay trắng, trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của địa phương. Một trong số đó là tấm gương về phát triển kinh tế tổng hợp của Bí thư Chi đoàn Vũ Thành Duy (sinh năm 1986), trú tại tổ 8, thị trấn Việt Lâm.

09/05/2017
"Mùa hi vọng" trên Cao nguyên đá

BHG- Mùa này, trên vùng Cao nguyên đá không còn màu héo úa của những cành cây, ngọn cỏ như khi mùa Đông và mùa khô tới. Thay vào đó là một màu xanh vút tầm mắt của những cánh đồng lúa, ngô hòa quyện vào màu xanh của núi rừng. Tháng 5, Cao nguyên đá tràn trề sức sống trong một mùa vụ mới với một sắc màu duy nhất - xanh của hi vọng, bừng sáng cả miền đá xám.

08/05/2017