Hà Giang

Người phụ nữ tâm huyết với nghề dệt lanh truyền thống

08:10, 16/03/2017

BHG - Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, phụ nữ dân tộc Mông đang dần khẳng định tài năng và bản lĩnh của mình trên nhiều mặt chính trị và kinh tế... Điển hình cho người phụ nữ dân tộc hiện đại đó là chị Hạ Thị Giàng, ở xã Cán Tỷ (Quản Bạ), người đã thành lập nên Tổ Phụ nữ liên kết may thêu trang phục thổ cẩm.

Nghề dệt lanh là một nghề truyền thống của người Mông, phụ nữ Mông bao đời nay đã gắn liền với nghề này, dù họ làm gì cũng tranh thủ cầm trên tay con quay len. Quanh năm sống dựa vào núi đá, vào bắp ngô nguồn thu nhập chính cũng chỉ là vài con gà, vài mớ rau không đủ nuôi sống gia đình. Nhưng nay, họ đã có thể tăng thu nhập kinh tế bằng nghề truyền thống của mình. Những sản phẩm kết hợp giữa sự khéo léo và công phu của từng đường nét văn hóa Mông đã làm lay động nhiều du khách, ai đến chỉ cần nhìn một lần là phải sắm cho mình và bạn bè những chiếc túi, chiếc khăn... làm quà.

Các sản phẩm kết hợp giữa nét đẹp truyền thống với phong cách hiện đại dưới bàn tay của các chị Tổ liên kết, đã làm ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường hiện nay.
Các sản phẩm kết hợp giữa nét đẹp truyền thống với phong cách hiện đại dưới bàn tay của các chị Tổ liên kết, đã làm ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường hiện nay.

Tổ liên kết may thêu trang phục thổ cẩm được thành lập vào tháng 3.2016, tại xã Cán Tỷ. Tuy mới hình thành nhưng đã tập hợp được 12 thành viên. Các thành viên đều là phụ nữ trong xã, tranh thủ lúc nhàn rỗi nhận về thêu. Đại diện cho Tổ liên kết, chị Hạ Thị Giàng là một người từng làm thành viên của Hợp tác xã lanh Cán Tỷ, từ việc thấy được sự ưa chuộng của thị trường với sản phẩm lanh, đầu năm 2016 chị đã tách ra thành lập Tổ liên kết may thêu trang phục thổ cẩm, nhằm xây dựng hướng đi mới cho các chị em trong xã.

Chị thường xuyên nhận làm các sản phẩm như: Túi, khăn, vỏ gối... về để các chị em cùng làm. Khi mới thành lập các sản phẩm của Tổ liên kết thường bán ở đầu cầu Cán Tỷ. Ngoài ra, chị Giàng còn tìm mối bán buôn cho các thương lái trên Đồng Văn, Mèo Vạc. Nhưng niềm vui được nhân lên khi thông qua các lễ hội như: Lễ hội Hoa Tam giác mạch; Lễ hội khèn Mông, các sản phẩm của Tổ liên kết giờ đã bắt đầu vươn xa, được nhiều du khách nước ngoài ưa chuộng, xuất hiện tại các gian hàng tại Hà Nội như: Nhà hàng  Âu Cơ; Văn Miếu Quốc Tử Giám; Nhà thờ lớn...

Theo chị Nhữ Thị Nga, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện cho biết: “Đặc trưng sản phẩm lanh Cán Tỷ là các họa tiết thêu hoàn toàn bằng tay, tạo nên những sản phẩm mềm và nhẹ nhàng, không như sản phẩm lanh Lùng Tám là những mảnh vải ghép vào, nhưng do mới thành lập và chưa tạo được thị trường nên sản phẩm lanh Cán Tỷ ít người biết đến. Vì vậy, Hội Phụ nữ huyện thường xuyên mang các sản phẩm của Tổ liên kết đi giới thiệu tại các buổi triển lãm, các hội chợ nhằm xây dựng thị trường cho lanh Cán Tỷ...”.

Dựa trên những khả năng sẵn có cùng đôi bàn tay khéo léo của các chị em, hiện nay Tổ liên kết đã có hơn 10 sản phẩm với những họa tiết tinh tế và độc đáo. Những chiếc túi nhỏ xinh với giá giao động từ 150 – 300 nghìn đồng. Điều này giúp tạo công việc ổn định cho các chị em, bình quân một người làm nhanh một ngày cũng được hơn 100 nghìn. Theo chị Sùng Thị Chá, thành viên của Tổ liên kết cho biết: “Từ ngày tham gia Tổ liên kết đã giúp chị có thêm thu nhập cho gia đình, mà công việc cũng không nặng nhọc, chị vừa có thể làm việc nhà, chăn nuôi vừa có thể kiếm thêm từ việc nhận các sản phẩm của tổ liên kết về làm”. Bên cạnh đó, hiện nay tổ còn nhận dạy thêm cho các em bé gái, đây vừa là cách truyền lại cho thế hệ sau và cũng là tăng thêm lượng sản phẩm. Một công đôi việc, Tổ liên kết đã tạo công việc mới cho các chị em và cũng nhằm phát huy và giữ gìn nét đẹp truyền thống của dân tộc mình.

Những người phụ nữ ngày nay, đặc biệt là người dân tộc thiểu số, họ đang dần bóc tách ra khỏi “vỏ kén”, ra khỏi những khuôn mẫu của một người phụ nữ quanh năm lam lũ, nghèo khó. Bằng khả năng vốn có và nhờ vào Tổ liên kết đã giúp phụ nữ tại xã làm giàu từ chính công việc hàng ngày của mình. Đây hứa hẹn sẽ là một hướng đi mới cho những phụ nữ vùng cao.

Hoàng Yến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lập nghiệp từ 20 đôi bồ câu

BHG - Trong khuôn viên rộng khoảng 100 m2, vừa là chuồng trại vừa là bãi đậu chật trội của trên 400 đôi chim bồ câu sinh sản, sát 2 bên tường rào là sàn chứa ngô của hộ hàng xóm không hề che chắn, nhưng không có bất cứ một chú chim bồ câu nào bén mảng đến. Đó là hiện tượng lạ, đập vào mắt tôi khi tới tham quan mô hình nuôi chim bồ câu theo  của cặp vợ chồng anh chị Ma Minh Đình - Don Thị Tâm, dân tộc Nùng, thôn Tùng Nùn, xã Lùng Tám (Quản Bạ).         

15/03/2017
Gần 94 tỷ đồng sửa chữa tuyến Quốc lộ 4C

BHG - Quốc lộ 4C - tuyến giao thông huyết mạch nối thành phố Hà Giang với 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc, tổng chiều dài khoảng 160 km, được rải nhựa từ nhiều năm trước hiện đã, đang xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều đoạn, mặt đường nhựa bị thu hẹp, ổ gà, ổ voi xuất hiện dày đặc, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông.

15/03/2017
Xã Phú Linh tập trung sản xuất vụ Xuân

BHG - Ngay sau vụ Đông, xã Phú Linh (Vị Xuyên) đã tập trung chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể của xã tuyên truyền cho bà con nông dân chủ động chuẩn bị mọi điều kiện để bước vào sản xuất vụ Xuân. Mặc dù trong khung thời vụ gieo trồng vụ Xuân, thời tiết không thuận lợi gây thiếu nước sản xuất trên một số diện tích lúa, do chủ động chuyển đổi sang trồng màu và tận dụng các nguồn nước tưới, cơ bản toàn xã đã đảm bảo được kế hoạch sản xuất.

15/03/2017
Mèo Vạc phát huy vai trò của Hội Nông dân trong tái cơ cấu nông nghiệp

BHG - Xác định rõ tái cơ cấu nông nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Vì vậy, trong những năm qua, Hội Nông dân (HND) huyện Mèo Vạc đã kết hợp với cấp ủy, chính quyền các cấp làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân áp dụng khoa học kĩ thuật trong phát triển nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả, giúp người dân vươn lên thoát nghèo, làm giàu tại quê hương.

15/03/2017