Hà Giang

Dấu ấn Quảng Nguyên

08:19, 14/02/2017

BHG- Từ xã Nà Chì tôi phải đi mất gần 1 giờ đồng hồ đánh vật với quãng đường gần 15 km mới vào đến thôn Quảng Hạ, trung tâm xã Quảng Nguyên (Xín Mần), là một thung lũng nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rộng tới vài chục ha đất đai màu mỡ. Hạt nếp cái Hoa vàng trong như ngọc, thơm như quế và ngất ngây tình đời trong câu hát Lượn như níu lấy chân người...!

Chăn nuôi lợn đen đặc sản của địa phương.
Chăn nuôi lợn đen đặc sản của địa phương.

Chủ tịch UBND xã Quảng Nguyên, Nguyễn Thế Hệ chủ động đưa tôi khám phá Quảng Nguyên, nơi người ta vẫn nhớ về: Gạo trắng – nước trong. Hệ năm nay gần 40 tuổi, nhưng anh đã gắn bó với mảnh đất này 8 năm. Về công tác tại xã và trưởng thành từ một trí thức trẻ, anh tâm sự: Quảng Nguyên hơn 8 năm về trước là một vùng đất “lõm”. Bù lại, Quảng Nguyên có trong mình một tiềm lực vô cùng to lớn về tài nguyên, về năng lượng cuộc sống. Nói cả nghĩa đen, nghĩa bóng thì Quảng Nguyên vô cùng rộng lớn về đất đai, về rừng, nguồn nước và khí hậu trong lành.

Qua nắm bắt thực tiễn, Đảng bộ, chính quyền xã đã đưa ra mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội có 4 điểm mấu chốt. Một là: Phát triển nông nghiệp sạch. Trong đó, lúa gạo đặc sản và lấy phát triển chăn nuôi làm “mũi nhọn”. Hai là, phát triển giáo dục để đầu tư thu hút du lịch cộng đồng, lấy bản sắc làm “điểm tựa”. Ba là, phát triển kinh tế rừng, gắn bảo vệ và gìn giữ cây chè Shan tuyết cổ thụ, gắn chế biến nâng cao giá trị thặng dư. Bốn là, bảo vệ và gìn giữ cảnh quan môi trường để phát triển bền vững.

Quảng Nguyên có trên 10 cây số vuông toàn rừng núi và suốí lớn, suối nhỏ. Rừng vàng, suối cũng là vàng. Đồng bào Quảng Nguyên đã tạo ra một phong trào thi đua sản xuất giỏi dựa vào nguồn tài nguyên đó. Ông Hoàng Văn Chinh, thôn Quảng Hạ cho biết: Toàn bộ diện tích ruộng của gia đình trên 3.000 m2 mỗi năm chỉ trồng duy nhất vụ lúa mùa bằng giống nếp cái Hoa vàng đặc sản. Thu hoạch xong lúa, rơm, rạ được phơi khô, đánh đống là thức ăn dự trữ mùa rét cho đàn gia súc. Cũng ngay sau thu hoạch lúa Mùa, toàn bộ đồng ruộng được cày ải. Khi cỏ mọc thì thả trâu và chờ đến vụ sau cấy nếp. Ông Chinh cho biết, giá bán mỗi kg gạo nếp cái tại xã dao động từ 22 – 25 ngàn đồng/kg, đắt gấp hơn 2 lần làm lúa gạo thường. Hơn thế nữa, cây lúa nếp cái Hoa vàng có thơm ngon, bùi, béo hay không là nhờ vào cách làm, cách chăm bón truyền thống xa xưa để lại. Đồng bào Quảng Nguyên cấy cây lúa nếp cái Hoa vàng không bao giờ sử dụng phân bón hoá học, không thuốc trừ sâu. Bởi thế, gạo nếp ở đây có hương, có mùi vị gây ấn tượng mạnh đến khứu giác và vị giác người thưởng thức nó. “... Đã có rất nhiều du khách đến Quảng Nguyên nhiều lần để chỉ mua được cân gạo nếp cái Hoa vàng về làm quà cho người thân” (ông Chinh khoe). Do vậy, đồng bào Quảng Hạ đã chuyển toàn bộ diện tích đất ruộng của thôn để trồng lúa nếp hàng hoá. Đồng thời, cả thôn thực hiện “5 cùng” trên 1 cánh đồng, để tạo ra 1 sản phẩm mang biểu tượng văn hoá tộc người: Quảng Nguyên là vùng của gạo “nếp cái Hoa vàng” thơm ngậy trong lòng du khách thập phương.

Người Quảng Nguyên hiện nay còn tự hào là địa phương có đàn trâu lớn nhất huyện Xín Mần. Chủ tịch UBND xã Quảng Nguyên, Nguyễn Thế Hệ cho biết: Quảng Nguyên hiện có tổng đàn gia súc gần 11.000 con. Trong đó, con gia súc có giá trị lớn nhất là trâu, bò. Tính sơ sơ đàn trâu cả xã hiện nay đang có trên 3.100 con, đàn lợn gần 6.000 con. Thế mạnh từ rừng, đất đai, từ cỏ cây đều được tận dụng để phát triển chăn nuôi. Con trâu, con lợn đen được đồng bào đầu tư chăn nuôi nhiều nhất. Mục tiêu xã phấn đấu đến năm 2020, giá trị chăn nuôi chiếm trên 35% tổng giá trị thu nhập trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Thế nhưng, tính đến hết năm 2016, giá trị chăn nuôi đã chiếm khoảng 32% giá trị sản xuất cả năm. Thực tiễn, đã có rất rất nhiều hộ thoát nghèo vươn lên làm giàu từ chăn nuôi đại gia súc. Tính đến hết năm 2016, đồng bào trong xã đã chuyển hàng trăm ha đất trồng cây lương thực kém hiệu quả sang trồng cỏ để chăn nuôi trâu, bò, dê, nuôi lợn đen. Đảng bộ xã đặt quyết tâm, đến cuối năm 2017, sẽ đạt giá trị 35% thu nhập từ chăn nuôi và về trước Nghị quyết khoảng 3 năm.

Điểm mới trong phát triển kinh tế là “song song” với phát triển giáo dục truyền thống để “hút” khách Tây. Lấy bản sắc đặc sắc của dân tộc mình là, nếp sống, gắn tự nhiên để phát triển bền vững thích ứng với môi trường; lấy nếp sống văn hoá tộc người từ, ăn, ở, sinh hoạt hàng ngày để “ hút” khách Tây về nhà minh ăn, ở, sinh hoạt; lấy nghề truyền thống thêu, dệt thổ cẩm để “ hút” khách Tây về nhà mình để mình tự dạy khách Tây vừa làm, vừa học theo nghề mình có, làng bản mình có... Anh Hệ cho biết, bình quân mỗi tháng, đồng bào Quảng Nguyên đón khoảng 5 – 7 đoàn du khách vừa Tây, lại vừa Ta. Khách đến ăn nghỉ tại chục hộ ngay trong xã. Mỗi tối nghỉ lại, mỗi du khách phải trả cho chủ nhà 20.000 đồng tiền lưu trú và 60.000 đồng tiền ăn. Mọi thứ nấu ăn, uống là các món dân tộc Quảng Nguyên đang có, đều do các gia đình trong xã tự nuôi trồng tại chuồng, tại vườn. Còn tiền học nghề truyền thống thì tuỳ mỗi du khách tỏ lòng với các gia chủ dạy nghề cho họ. Đã có rất nhiều khách đến kèm theo cả người thân và bè bạn từ mọi miền về Quảng Nguyên để khám phá mảnh “Đất giàu – người sang” nơi đây. Và thực tế, người và đất Quảng Nguyên đã để lại cho du khách nhiều ấn tượng không thể quyên về một vùng rừng núi xanh mát, có rất nhiều suối nước trong lành và tình người ấm áp.

Sau mỗi bữa ăn, du khách sẽ được thưởng thức 1 ấm trà Tuyết cổ thụ trên ngất ngây hương say. Và rồi sau đó, thả mình trong bồn tắm làm bằng gỗ Ngọc am bên suối nước nóng Nậm Choong mơ mộng.v.v... Ngâm mình trong bồn nước nóng tự nhiên sau nửa tiếng, tôi, bạn sẽ cảm thấy người hết mỏi, chân hết đau, trái tim bạn như đập chậm lại cùng với các điệu hát giao duyên lan ra bên suối dịu êm.  Tin rằng, ấn tượng đó sẽ mãi đọng lại trong lòng người đến Quảng Nguyên như quen, như lạ chẳng muốn về.

Nguyễn Hùng


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Trên đỉnh Phìn Hồ

BHG - Sau một thời gian dồn tâm huyết, trí tuệ, quyết tâm triển khai Dự án Phát triển nông thôn bền vững vùng Phìn Hồ từ cây dược liệu và chè bản địa; Công ty TNHH Y học bản địa (YHBĐ) - Viện YHBĐ Việt Nam đã phát hiện, nhân giống, nuôi cấy thành công nhiều loài dược liệu quý. Với nỗ lực không mệt mỏi, những nhà khoa học Viện YHBĐ  đang biến mảnh đất Phìn Hồ thành vùng du lịch sinh thái, du lịch chăm sóc sức khỏe độc đáo và khác biệt.

12/02/2017
Hội nghị Người lao động Điện lực thành phố Hà Giang

BHG - Ngày 10.2, Điện lực Thành phố Hà Giang tổ chức Hội nghị Người lao động năm 2017. Dự hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Thiện, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Điện lực Hà Giang.

11/02/2017
Xín Mần tổ chức ngày hội xuống đồng

BHG - Vừa qua, tại xã Nấm Dẩn, UBND huyện Xín Mần đã tổ chức ngày hội xuống đồng sản xuất vụ Xuân. Tới dự, có các đồng chí lãnh đạo huyện, các ban, ngành, đoàn thể và đông đảo nhân dân huyện Xín Mần. Đây là nét văn hóa truyền thống mỗi dịp đầu Xuân với ý nghĩa cầu cho mưa thuận, gió hoà, mùa màng tốt tươi. Sau hồi trống phát động của chí Hoàng Nhị Sơn, Chủ tịch UBND huyện Xín Mần, bà con nhân dân trong huyện đã tổ chức xuống đồng gieo trồng, không khí lao động hăng say, khẩn trương, báo hiệu một vụ xuân mới với nhiều thắng lợi.

10/02/2017
Vị Xuyên đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hóa

BHG- Những năm qua, ngành chăn nuôi của huyện Vị Xuyên có bước tăng trưởng khá, tốc độ phát triển nhanh theo hướng hàng hóa; nhận thức của đông đảo nhân dân về phát triển chăn nuôi hàng hóa cũng được nâng lên đáng kể. 

09/02/2017