Vị Xuyên, dấu ấn "Nông nghiệp sạch"

11:09, 25/01/2017

Xuân 2017 - Là huyện vùng động lực của tỉnh trong phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng, những năm qua, đặc biệt là năm 2016, ngành Nông nghiệp của Vị Xuyên có những bước đột phá quan trọng, tạo ra hướng đi trong phát triển kinh tế một cách hiệu quả và bền vững, mang lại hiệu ứng tốt và có sức lan tỏa trong xã hội.

Chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên Lương Văn Đoàn kiểm tra tiến độ xây dựng nhà lưới tại xã Kim Thạch.
Chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên Lương Văn Đoàn kiểm tra tiến độ xây dựng nhà lưới tại xã Kim Thạch.

Sau 1 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, bức tranh về phát triển nông nghiệp của huyện đã có những chuyển biến cơ bản. Các sản phẩm chủ lực, sản phẩm thế mạnh được lựa chọn để tập trung đầu tư phát triển. Các tiến bộ khoa học, công nghệ được áp dụng vào sản xuất để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, giá trị sản phẩm từ sản xuất nông nghiệp cao hơn. Các đề án sản xuất hàng hóa được triển khai hiệu quả và từng bước hình thành vùng hàng hóa tập trung, nhận thức của người nông dân về sản xuất hàng hóa được nâng lên rõ rệt... Giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích đất canh tác năm 2016 đạt 54,93 triệu đồng/ha.

Năm qua, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế hết sức hiệu quả, đặc biệt là trong ngành trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó có thể kể đến mô hình nhà lưới trồng rau an toàn được thực hiện tại thị trấn Vị Xuyên và xã Đạo Đức. Tại thị trấn Vị Xuyên, UBND huyện và HTX Học Lập đã mạnh dạn đầu tư làm nhà lưới với tổng diện tích 2.300 m2; HTX Tân Đức, xã Đạo Đức đầu tư làm 2 nhà lưới với diện tích 2.000 m2. Mới chỉ qua thời gian sản xuất 6 tháng, bước đầu đã mang lại hiệu quả khá khả quan, thu nhập bình quân đạt 55 triệu đồng/4.300 mét vuông/vụ, ước đạt 120 triệu đồng/ha. Nguồn rau an toàn của 2 HTX trên chủ yếu được cung cấp trên địa bàn huyện và thành phố Hà Giang với nhiều chủng loại, cơ cấu giống trong từng thời vụ, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Trước những thành công của mô hình nhà lưới trồng rau an toàn, nhiều hộ gia đình ở những địa phương có điều kiện phù hợp cũng đã học tập, đầu tư xây dựng nhà lưới như một số mô hình tại  các xã: Kim Thạch 515 m2; Thuận Hòa 700 m2; Phương Tiến 2.000 m2; Việt Lâm 2.000 m2; Phong Quang 1.000 m2 và xã Đạo Đức tiếp tục mở rộng 5.700 m2, nâng diện tích nhà lưới toàn huyện trong năm 2016 lên 16.515 m2.

Mô hình nhà lưới trồng rau an toàn của HTX Học Lập, thị trấn Vị Xuyên.
Mô hình nhà lưới trồng rau an toàn của HTX Học Lập, thị trấn Vị Xuyên.

Các trang trại, gia trại chăn nuôi đại gia súc, tiểu gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện cũng tăng lên khá nhiều, điển hình như tại xã Phong Quang có 2 trang trại nuôi bò sinh sản với tổng số 90 con; Trang trại nuôi lợn tại tổ 11 thị trấn Việt Lâm, thôn Chung xã Việt Lâm, thôn Độc Lập xã Đạo Đức với tổng đàn trên 1.000 con lợn nái, lợn giống, lợn thịt; các trang trại, gia trại tại tổ 5 thị trấn Việt Lâm, thôn Độc Lập xã Đạo Đức, tổ 12 thị trấn Vị Xuyên cũng đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi hàng ngàn con gà, vịt thương phẩm... Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 348 trang trại, gia trại chăn nuôi có quy mô vừa trở lên. Sản phẩm chăn nuôi từ các trang trại, gia trại không những bảo đảm giữ được uy tín đối với người tiêu dùng trong huyện, trong tỉnh mà còn đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của khách hàng ngoài tỉnh.

“Nói không với thực phẩm bẩn” thì phải có cơ sở sản xuất thực phẩm sạch. Với những mô hình đột phá, thực sự hiệu quả về kinh tế đối với người sản xuất, mang lại vệ sinh an toàn thực phẩm cho xã hội như ở huyện Vị Xuyên, chắc chắn sẽ được nhân rộng lan tỏa đến nhiều nơi, nhiều địa bàn trong tỉnh.

AN DƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Vững chắc bước đi

Xuân 2017 - Ở biên cương cực Bắc, do chịu ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt, thiếu nước, thiếu đất sản xuất nên cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở luôn quan tâm tìm giải pháp giúp dân nghèo thêm no ấm. Xác định tái cơ cấu nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất cho nhân dân có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế, huyện Mèo Vạc đã đánh giá đúng thực trạng cơ cấu ngành Nông nghiệp của huyện và xây dựng lộ trình tái cơ cấu phù hợp với thực tế địa phương. 

24/01/2017
BIDV Hà Giang, đồng tiền gắn liền nhân ái

Xuân 2017 - Với mục tiêu thực hiện điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, hiệu quả; sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ gắn kết chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, tăng cường ổn định vĩ mô và bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý, phù hợp với điều kiện hoạt động của mình

24/01/2017
Chú trọng đưa chính sách pháp luật thuế về cơ sở

Xuân 2017 - Năm 2016 là năm đầu triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVI, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, do vậy, việc hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước (NSNN) theo kế hoạch được giao đối với ngành Thuế Hà Giang có ý nghĩa hết sức quan trọng, là tiền đề và tạo động lực cho việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách những năm tiếp theo. 

24/01/2017
"Chuyện hạt cát" và bài học quý về quản lý

Xuân 2017 - Nhìn lại công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên, khoáng sản trong năm qua, "nóng" nhất vẫn là chuyện hạt cát. Cát được xếp vào nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, có ở hầu hết các sông, suối trên địa bàn tỉnh. Nhưng cát đẹp nhất, chất lượng nhất tập trung chủ yếu trên sông Lô chạy qua địa bàn tỉnh, điểm đầu từ Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thuỷ (Vị Xuyên), điểm cuối tại thị trấn Vĩnh Tuy (Bắc Quang). 

24/01/2017