Vai trò của Hội Nông dân trong Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp

08:01, 21/12/2016

BHG- Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp (TCCNNN) tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020, trong thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã thực hiện nhiều phong trào, giải pháp cụ thể; qua đó góp phần nâng cao đời sống, phát huy vai trò chủ thể của người nông dân trong TCCNNN gắn với xây dựng NTM.

Mô hình chăn nuôi bò hàng hóa tại thôn Tà Vài, xã Ngọc Đường, thành phố Hà Giang.
Mô hình chăn nuôi bò hàng hóa tại thôn Tà Vài, xã Ngọc Đường, thành phố Hà Giang.

Xác định TCCNNN là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp linh hoạt với các sở, ngành có liên quan trong qúa trình thực hiện; tích cực phát huy vai trò chủ thể của người nông dân. Bằng việc đẩy mạnh tuyên truyền, mở các lớp tập huấn truyền đạt các kiến thức như: Liên kết “4 nhà”, phương thức thâm canh “5 cùng”. Quan trọng hơn cả, tuyên truyền để giải thích thế nào là TCCNNN để nông dân bố trí, cơ cấu lại các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Với các hình thức như tuyên truyền miệng, qua các buổi hội nghị, sinh hoạt chi, tổ hội, các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên đề; kết hợp với phát hành Sổ tay nông dân, các bản tin về kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi... Trong đó, các cấp Hội Nông dân đã tuyên truyền được 5.632 buổi cho 268.035 lượt người. Hướng dẫn nông dân áp dụng KHKT, trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản an toàn theo hướng VietGAP; một số mô hình tiêu biểu, đem lại hiệu quả cao như: Mô hình cam Sành theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Yên Hà, xã Hương Sơn (Quang Bình); mô hình nuôi vịt trời thương phẩm xã Phương Thiện (TP Hà Giang) ... Phối hợp với Ban quản lý Chương trình CPRP của tỉnh tổ chức, thực hiện Chương trình giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa tại 5 huyện; tổ chức tuyên truyền thành lập các Nhóm cùng sở thích cho 30 xã, thu hút hơn 3.000 người tham dự và thành lập 282 Nhóm cùng sở thích; đến nay, 1/3 các nhóm đã đủ điều kiện và đi vào hoạt động.

Bà Xin Thị Bích, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: “Ngoài đẩy mạnh tuyên truyền đến các hội viên, Ban chấp hành Hội Nông dân cũng chú trọng đến các hoạt động dịch vụ, tư vấn. Trong đó, Hội đã đứng ra tổ chức thành công Hội chợ triển lãm Nông nghiệp - Thương mại các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc tại Hà Giang năm 2016, với 300 gian hàng, 40 gian hàng trưng bày các mặt hàng nông sản của địa phương; tạo điều kiện cho các cơ sở Hội tham gia trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, qua đó giúp nông dân tìm đầu ra để tiêu thụ sản phẩm. Vào tháng 9 vừa qua, Hội đã phối hợp giới thiệu 20 mặt hàng tại Hội chợ triển lãm Nông nghiệp - Thương mại tại tỉnh Thái Nguyên. Qua đó, giúp các sản vật có chất lượng của địa phương đi xa hơn, tìm đầu ra vững chắc”. Đồng thời, phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Nông vận Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức nhiều lớp tập huấn sử dụng chế phẩm sinh học, xử lý phụ phẩm nông ngiệp và chất thải chăn nuôi thành phân bón cây trồng, làm giảm ô nhiễm môi trường. Kết hợp với Công ty Cổ phần nông nghiệp Tiến Nông cho nông dân vay phân bón theo hình thức trả chậm; tổ chức hội thảo đầu bờ hướng dẫn sử dụng cho cây lúa, cây lạc. So sánh hiệu quả phân NPK Si của công ty đem lại hiệu quả rõ rệt, bước đầu được nông dân tin dùng.

Trò chuyện với chúng tôi, đồng chí Sầm Chí Thanh, Chủ tịch Hội Nông dân phường Quang Trung (TP Hà Giang) cho hay: “Được sự chỉ đạo của thành phố, Hội Nông dân tỉnh; trong thời gian qua, Hội Nông dân phường Quang Trung tiếp tục đưa các giống cây, con mới phù hợp, có năng suất cao vào trồng trọt, chăn nuôi, tăng cường công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đặc biệt trong chăm sóc cây Na cho thu nhập ổn định, năng suất cao. Tăng cường chuyển đổi các diện tích kém hiệu quả sang trồng các loại rau, hoa màu, không để đất bỏ hoang”. Cùng với đó, động viên các mô hình kinh tế hiệu quả tăng cường đầu tư sản xuất kinh doanh và cải tiến kỹ thuật, để các hội viên trong và ngoài phường học tập, như kết hợp giữa chăn nuôi và du lịch sinh thái; mô hình nuôi bò hàng hóa kết hợp với cây cảnh, nuôi gà thả vườn; mô hình trồng cây rau Trùm ngây, cho thu nhập cao...

Trong thực hiện xây dựng, phát triển các nguồn vốn hỗ trợ nông dân, với nguồn vốn Qũy Hỗ trợ nông dân toàn tỉnh là 23.812 triệu đồng, Hội đã duyệt nhiều hồ sơ vay vốn, cho vay hộ nghèo tại các xã biên giới,... đã giải ngân được 7.270 triệu đồng. Tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ nông dân, các mô hình kinh tế, lĩnh vực đầu tư hiệu qua,... được vay vốn và phát huy hiệu quả thiết thực trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Thực hiện TCCNNN là quá trình lâu dài, do đó, các cấp Hội Nông dân tiếp tục là cầu nối, gắn kết nông dân thành tổ chức có quy mô; để nông dân phát huy tối đa vai trò chủ thể trong thực hiện đề án. Hội Nông dân các cấp tiếp tục đại diện cho những người nông dân đề xuất các chủ trương, định hướng,... để thực hiện thành công đề án TCCNNN, bức tranh NTM của tỉnh ngày càng khởi sắc.

 

PHẠM HOAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bắc Quang đẩy mạnh chuyển đổi diện tích đất đồi, vườn tạp sang trồng cây hàng hóa

BHG- Nhằm thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng và hàng hóa, tăng thu nhập, hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích; những năm qua, huyện Bắc Quang đã chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai nhiều giải pháp, vận động nhân dân chuyển đổi đất đồi, vườn tạp sang sản xuất hàng hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

20/12/2016
Chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp ở xã Giáp Trung

BHG- Vượt qua đoạn đường dài 9 km từ trung tâm huyện Bắc Mê, chúng tôi đến với xã Giáp Trung. Những ngày này, bà con địa phương đang tích cực trồng, chăm sóc cây vụ Đông.

20/12/2016
PV OIL Hà Giang xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, góp sức cho sự phát triển của tỉnh.

BHG - Năm 2016 vẫn còn là một năm đầy khó khăn với những biến động về thị trường, về giá. Song, Công ty Cổ phần Thương mại - Du lịch - Xăng dầu, dầu khí Hà Giang (PV OiL Hà Giang) đã thể hiện quyết tâm vượt khó, gặt hái những kết quả trong kinh doanh, góp phần cho sự phát triển KT-XH của Hà Giang.

17/12/2016
Phát triển chăn nuôi làm thay đổi "cán cân" trong sản xuất nông nghiệp ở Xín Mần

BHG -Trong 9 tháng đầu năm 2016, Xín Mần đã xuất chuồng 514 con trâu với sản lượng 128 tấn thịt hơi; bán 721 con bò, sản lượng gần 130 tấn thịt hơi; bán trên 5.120 con dê, sản lượng trên 127 tấn thịt hơi; bán 19.327 con lợn, sản lượng gần 1.500 tấn... Ngoài ra, còn xuất bán và tiêu thụ hàng chục tấn thủy  sản, mật ong mang lại doanh thu hàng trăm tỷ đồng. 

17/12/2016