Sản xuất chè an toàn để phát triển bền vững

07:59, 08/12/2016

BHG- Cây chè được xác định là cây trồng chủ lực, góp phần giảm nghèo và phát triển KT-XH của tỉnh ta. Hiện nay, nhiều địa phương trong tỉnh đang tập trung phát triển cây chè theo hướng sản xuất hàng hóa, sản phẩm sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), mang lại giá trị gia tăng cao. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đang nâng cao ý thức sản xuất, chế biến chè an toàn để hướng tới phát triển bền vững, giữ vững và đưa thương hiệu chè Hà Giang vươn xa ra thị trường thế giới.

Công ty CP chè Hùng An ứng dụng chuỗi sản xuất, sơ chế, chế biến chè sạch, chè an toàn. Trong ảnh: Công nhân Công ty đang thực hiện đóng gói chè.
Công ty CP chè Hùng An ứng dụng chuỗi sản xuất, sơ chế, chế biến chè sạch, chè an toàn. Trong ảnh: Công nhân Công ty đang thực hiện đóng gói chè.

Hiện nay, cấp ủy, chính quyền các vùng trọng điểm chè trong tỉnh như: Bắc Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phì,... đã thường xuyên chú trọng công tác lãnh, chỉ đạo bảo đảm ATTP, hướng tới mục tiêu sản xuất chè sạch, chè an toàn. Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn nông dân áp dụng các quy trình sản xuất VietGAP. Anh Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Công ty Cổ phần (CP) chè Hùng An cho biết: “Với phương châm sản xuất, chế biến chè sạch, chè an toàn. Chúng tôi luôn coi khách hàng như chính mình, nên sản xuất và chế biến với đạo đức của người làm chè đảm bảo VSATTP cho khách cũng là cho mình. Tháng 7.2005, Công ty chuyển hình thức hoạt động từ Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty CP, đến nay đã được 11 năm, phương châm hoạt động của Công ty là: Tăng cường đầu tư thâm canh tăng năng suất của vườn chè hiện có; dần thay thế máy móc thiết bị hiện đại và đa dạng hoá sản phẩm đặc biệt ưu tiên cho chất lượng sản phẩm với mục tiêu: “Sản xuất sạch hơn”. Công ty luôn chú trọng kỹ thuật, tăng cường sản xuất chè an toàn VietGAP, thực hành HACCP trong chế biến chè”.Đẩy mạnh sản xuất chè sạch, chè an toàn đã khiến giá trị kinh tế cây chè được nâng cao và mong muốn giảm nghèo, làm giàu của nhiều nông dân xã Hùng An (Bắc Quang) thành hiện thực. Về xã Hùng An chúng tôi được tận mắt ngắm nhìn những đồi chè sạch, xanh bạt ngàn. Quy trình sản xuất chè khép kín, khoa học, việc giữ gìn VSATTP được nhiều người áp dụng. Hiện nay, trên địa bàn huyện Bắc Quang có 2 Công ty chè được chứng nhận HACCP – quy trình VSATTP trong chế biến chè đều tại xã Hùng An, đó là Công ty CP chè Hùng An và Công ty TNHH một  thành viên Long Trà.

Khu sản xuất và chế biến chè tại Công ty Công ty TNHH một thành viên Long Trà.
Khu sản xuất và chế biến chè tại Công ty Công ty TNHH một thành viên Long Trà.

Trong đó, Công ty CP chè Hùng An có vùng nguyên liệu trồng 250 ha chè. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Công ty đã và đang dần khẳng định vị trí sản phẩm chè sạch, chè an toàn bán ra thị trường. Từ những ngày đầu thành lập, Công ty là một trong những đơn vị chủ đạo của ngành Nông nghiệp tỉnh, đồng thời là nơi chuyển giao KHKT cho bà con nông dân trong vùng. Công ty cũng may mắn được lựa chọn là một trong 2 cơ sở chế biến chè tại huyện Bắc Quang được tập huấn, áp dụng và chứng nhận HACCP vào tháng 11.2014. Hiện nay công suất của nhà máy đạt khoảng gần 70 tấn chè búp tươi/ngày. Từ đầu năm 2016 đến nay, Công ty đã thu mua được khoảng hơn 5.000 tấn chè tươi nguyên liệu, chế biến được khoảng 1.100 tấn chè xanh và chè OTD, tạo thu nhập cho trên 100 lao động. Tùy thị trường từng năm, doanh thu bình quân đạt hơn 40 tỷ đồng/năm.

Xác định tính bền vững trong kinh doanh là phải tuân thủ các tiêu chuẩn trong hệ thống HACCP: Hệ thống quản lý chất lượng mang tính phòng ngừa và VSATTP; dựa trên phân tích các mối nguy và xác định các biện pháp kiểm soát tại cơ sở chế biến. Công ty đã phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng Nông - lâm sản và Thủy sản của tỉnh tập huấn chương trình Quản lý chất lượng HACCP trong chế biến chè tại Công ty. Các đơn vị đã hướng dẫn công nhân thực hiện nghiêm túc các quy trình, thao tác khi vận hành thiết bị máy móc; phòng, chữa cháy,... để chế biến ra sản phẩm đảm bảo VSATTP. Được biết, áp dụng hệ thống HACCP tại 2 Công ty nói trên chưa phải là cách làm mới, song ít cơ sở chè trong tỉnh và doanh nghiệp trong ngành thực hiện được. Nhờ đó, mà các sản phẩm của Công ty dần được đảm bảo về uy tín và chất lượng. Năm 2016, Công ty CP chè Hùng An nộp ngân sách Nhà nước trên 2,7 tỷ đồng; đóng bảo hiểm cho cán bộ, công nhân viên và người lao động trên 1 tỷ đồng. Anh Tống Xuân Ngự, Phó Chủ tịch UBND xã Hùng An cho biết: “Xã Hùng An hiện có trên 690 ha chè, từ năm 2014 đến nay đã có trên 340 ha chè được công nhận chè VietGAP. Đồng thời trên địa bàn xã có 2 Công ty chè lớn là Hoàng Long và Hùng An cũng đã ký hợp đồng chè với bà con, tập huấn, hỗ trợ nhiều về kỹ thuật trồng, chăm sóc chè cùng cam kết thu mua chè sạch cho người trồng chè”.

Tham gia những lớp tập huấn do Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức, Công ty chè tập huấn, người trồng chè sẽ được cung cấp kiến thức và kỹ năng sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhiều nông dân Hùng An đã làm quen với quy trình sản xuất chè mới thay cho phương thức làm truyền thống kém hiệu quả. Trong những năm gần đây tỉnh ta đã có nhiều cơ chế, chính sách quan tâm khuyến khích phát triển cây chè, người dân đã biết áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất chè an toàn, hiệu quả đem lại từ cây chè nâng cao. Chị Nguyễn Thị Dung, người trồng chè ở xã Hùng An cho biết: “Trước đây chúng tôi trồng theo tập quán cũ, ít chú ý kỹ thuật chăm sóc nên thu hái chè năng suất thấp. Tham gia sản xuất chè VietGAP chúng tôi được hướng dẫn kỹ thuật từ khâu trồng, chăm sóc, phun thuốc nên năng suất chè tăng”.

Thời gian tới tỉnh ta tập trung chỉ đạo phát triển cây chè theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững, tăng cường công tác tuyên truyền và tập huấn nâng cao nhận thức người dân về vấn đề VSATTP trong sản xuất, kinh doanh chè, chuyển giao công nghệ cho cán bộ khuyến nông, nông dân các vùng trồng chè... Đồng thời tỉnh tập trung chỉ đạo trồng lại diện tích chè cằn xấu, năng suất thấp bằng các giống chè mới năng suất, chất lượng cao như PH11 (chè Ấn Độ). Áp dụng kỹ thuật trồng chè như: Trồng che bóng, bón phân chuyên dùng, sản xuất chè VietGAP, đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất...

MỸ HẰNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chỉ dẫn địa lý cho cam Sành Hà Giang

BHG- Với xu thế hội nhập kinh tế, nền kinh tế thị trường đang ngày càng đòi hỏi các sản phẩm có chất lượng cao, có sự đảm bảo về chất lượng, giá cả ổn định. Chính vì vậy, một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho cam Sành Hà Giang là phải xác định được tên tuổi và chỗ đứng trên thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài, tăng cường lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy việc phát triển một loại cây có giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho người dân. 

08/12/2016
Nà Chì đổi thay từ xây dựng Nông thôn mới

BHG- Từ đầu năm đến nay, người dân xã Nà Chì (Xín Mần) đã huy động 3.484 ngày công lao động để mở đường, làm trụ sở thôn, kéo điện về bản; hiến 8.590 m2 đất, hoa màu để làm các công trình phúc lợi xã hội... Chủ trương "Nhà nước và nhân dân cùng làm" đang thực sự phát huy tính tích cực trong phong trào xây dựng NTM ở nơi đây.

08/12/2016
Mèo Vạc: Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp năm 2016

BHG - Sáng 6.12, UBND huyện Mèo Vạc đã tổ chức Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp năm 2016. Tham dự Diễn đàn có Tiến sĩ Phan Thị Thùy Trâm, Chủ tịch Mạng lưới Doanh nghiệp xã hội Việt Nam; đại diện Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Venture Việt Nam; Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc, Cục Đầu tư nước ngoài; Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư); 

07/12/2016
Nâng cao hiệu quả phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc ở Hoàng Su Phì

BHG - Trong những năm qua, công tác phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì đạt được nhiều kết quả tích cực; số gia súc bị chết đói, chết rét đã giảm rõ rệt qua từng năm. Có được kết quả đó là nhờ sự tích cực, chủ động của huyện trong triển khai đồng bộ nhiều biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân.

07/12/2016