Hà Giang

Được mùa cam Sành VietGap ở Hương Sơn

07:26, 01/12/2016

BHG - Thời điểm này, những đồi cam Sành VietGap trĩu quả trên đất Hương Sơn (Quang Bình) dần chuyển sắc vàng; báo hiệu sắp vào mùa thu hoạch. Qua 4 năm thực hiện mô hình “cam VietGap”, năng suất và chất lượng quả cam ngày càng được nâng cao, dần tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường trong vào ngoại tỉnh. Thứ quả “đặc sản” này đã và đang góp phần giúp người dân Hương Sơn xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng.

Cây cam Sành “bám trụ” ở xã Hương Sơn từ những năm 1970. Trải qua bao thăng trầm; đến nay, loại cây ăn quả này đã trở thành cây xóa nghèo, làm giàu của người dân nơi đây. Từ năm 2012, xã Hương Sơn đã triển khai thực hiện quy chuẩn VietGAP vào những vườn cam để có được những quả cam sạch, chất lượng và năng suất cao, từng bước nâng cao giá trị thứ quả “đặc sản” này. Ban đầu, xã thành lập 1 Tổ sản xuất cam VietGap 12 ha với 12 hộ dân thôn Sơn Trung đăng ký tham gia. Không chỉ được tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cam VietGap, các hộ dân còn được cấp cây giống đầu dòng tiêu chuẩn để nhân giống sản xuất bằng mắt ghép, cành triết. Sau gần 4 năm thực hiện, mô hình “cam VietGap” ở Hương Sơn đã cho thấy hiệu quả kinh tế khả quan, được nhân rộng qua từng năm. Đến nay, chính quyền địa phương đã quy hoạch vùng cam VietGap (để đảm bảo chất lượng và giá trị sản phẩm cam VietGap) và thành lập thêm 3 Tổ sản xuất cam VietGap mới tại thôn Sơn Nam, thôn Buông và thôn Sơn Đông với 234 hộ dân tham gia.

Vườn cam Sành VietGap của người dân Hương Sơn sắp vào vụ thu hoạch.
Vườn cam Sành VietGap của người dân Hương Sơn sắp vào vụ thu hoạch.

Phó Chủ tịch UBND xã Hương Sơn, Đặng Thị Sang cho biết: Xã hiện có trên 370 ha cam VietGap, chiếm đến 60% tổng diện tích cam trên địa bàn (toàn xã hiện có 615 ha cam). Trung bình mỗi ha cam VietGap cho thu hoạch từ 20 - 25 tấn, những cây sai quả có thể được 3 - 4 tạ cam. Năng suất cam VietGap không chỉ cao hơn 15 - 20% so với giống cam thường mà còn có giá khá cao và ổn định khoảng 12.000 - 15.000 đồng/kg, đem lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ dân. Để xây dựng thương hiệu cam VietGap Hương Sơn, xã đã chỉ đạo các Tổ sản xuất cam VietGap phải bao quả, đóng hộp và in rõ địa chỉ chỉ dẫn địa lý cụ thể trên bao bì sản phẩm; đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng nông sản để các hộ kinh doanh không trà trộn các mặt hàng cam ngoài vùng vào bán... Cùng với đó, thực hiện chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh, đến nay xã có hơn 100 hộ dân đăng ký vay vốn. Qua tổ thẩm định thực tế đã giải ngân được gần 7 tỷ đồng cho hơn 50 hộ dân được vay vốn phát triển trồng cam, đây là nguồn động lực mạnh mẽ để thúc đẩy mô hình cam VietGap phát triển hơn nữa.

Tới thăm gia đình anh Lý Văn Hội ở thôn Sơn Trung, một trong những hộ dân đầu tiên tham gia Tổ sản xuất cam VietGap tại địa phương. Được biết, sau khi tham gia lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cam theo tiêu chuẩn VietGap tại xã, anh Hội đã được đi thăm quan thực tế mô hình tại xã Vĩnh Hảo, Vĩnh Phúc (Bắc Quang), Hàm Yên (Tuyên Quang). Hiện, gia đình anh Hội có đến 14 ha cam; trong đo, khoảng 4 ha đăng ký chuẩn VietGap (diện tích còn lại mới trồng năm 2014, cũng chăm sóc theo VietGap tuy nhiên không phải ghi chép thông số vào sổ). Anh Hội cho hay: “Do chăm sóc tốt, sản lượng cam vụ trước đạt gần 80 tấn, mẫu mã, chất lượng quả đều, giá thu mua tại vườn vào chính vụ được khoảng 12.000 đồng/kg; trừ chi phí, mỗi năm gia đình tôi thu lãi được hơn 400 triệu đồng”.

Trao đổi với phóng viên, ông Nông Thành Tâm, Tổ trưởng tổ sản xuất cam VietGap thôn Sơn Thành - Sơn Trung, cho biết: Mới thành lập từ đầu năm nay, nhưng Tổ cam chúng tôi có đến 74 hộ dân đăng ký tham gia với 122 ha cam thực hiện chăm sóc theo chuẩn VietGap. Vụ cam này, mặc dù chưa thu hoạch, nhưng qua quan sát thực tế; chúng tôi khẳng định sản lượng, chất lượng quả năm nay sẽ cao hơn năm trước. Từ đầu tháng 10 đến nay, đã có nhiều thương lái đến xem quả và ngỏ ý đặt hàng với giá 10.000 – 12.000 đồng/kg nhưng mới chỉ có một vài hộ đồng ý còn đa số đều đang theo dõi biến động thị trường, mong đợi giá cam sẽ có thể cao hơn năm trước.

Chỉ khoảng nửa tháng nữa là vào vụ thu hoạch cam Sành,theo nhận định của Phòng NN&PTNT huyện Quang Bình; với thời tiết như hiện nay thì cam sẽ chín đều đến dịp Tết Nguyên đán 2017. Với vụ cam được mùa năm nay, hy vọng rằng giá cả thị trường sẽ ổn định và cao hơn để người dân trồng cam VietGap Hương Sơn nói riêng, người dân trồng cam Hà Giang nói chung sẽ có 1 vụ cam “được mùa, được giá”.

YẾN VŨ

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chuyển đổi sản xuất nông nghiệp tại xã Vĩnh Phúc: Cần sớm nghiên cứu, đánh giá thực tiễn và triển khai phù hợp

BHG- Lâu nay chúng ta vẫn thường nói tới việc "Chuyển đổi sản xuất hay tái sản xuất nông nghiệp" để nâng cao giá trị kinh tế cho nông dân. Tuy nhiên, việc chuyển đổi, hay tái sản xuất thế nào vẫn là bài toán chưa rõ lời giải. Nông dân ở xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang) sẽ cho chúng ta câu trả lời đó từ chính cuộc sống và bằng cách làm của họ ngay trên mảnh đất họ đang có.

30/11/2016
Ấn tượng cầu Cốc Pài

BHG- Chinh phục sự khó khăn, khắc nghiệt của tự nhiên, liên danh các nhà thầu đã khảo sát, thiết kế, xây dựng thành công công trình cầu Cốc Pài. Đây không chỉ là điểm nhấn ấn tượng về kiến trúc, góp phần tô đẹp cho thị trấn Cốc Pài mà còn tạo đà thúc đẩy KT-XH của huyện Xín Mần thêm phát triển.

30/11/2016
Phát huy sức dân ở xã vùng III Hương Sơn

BHG- "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong", khắc ghi lời dặn của Bác Hồ; cấp ủy, chính quyền xã Hương Sơn (Quang Bình) đã nỗ lực đoàn kết, phát huy sức mạnh nội lực của nhân dân trong các phong trào thi đua phát triển KT – XH, xây dựng NTM tại địa phương. Nhờ đó, "bức tranh" nông thôn nghèo ở Hương Sơn ngày càng thêm những "nét vẽ" tươi mới của những con đường bê-tông nối liền các thôn, xóm cùng những ngôi nhà sàn khang trang, sạch đẹp...  

30/11/2016
Liên kết sản xuất – điều cần thiết trong Tái cơ cấu nông nghiệp ở Quang Bình

BHG- Một trong những mục tiêu quan trọng của Tái cơ cấu nông nghiệp là nâng cao giá trị sản xuất trên cùng một diện tích đất, để đạt được điều đó; người nông dân phải đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, sản xuất theo hướng hàng hóa. 

30/11/2016