Huyện Vị Xuyên: Hội nghị nâng cao hiệu quả kinh tế rừng và phát triển rừng bền vững

14:42, 10/11/2016

BHG- Chiều 9.11, tại Trung tâm Hội nghị huyện Vị Xuyên, Sở Nông nghiệp – PTNT phối hợp với UBND huyện tổ chức Hội nghị tìm giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế rừng và phát triển rừng bền vững huyện Vị Xuyên giai đoạn 2016 – 2020. Dự Hội nghị có đồng chí Vi Hữu Cầu, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Vị Xuyên; Nguyễn Đức Vinh, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp – PTNT; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND huyện Vị Xuyên; lãnh đạo UBND thành phố Hà Giang và các huyện Bắc Mê, Bắc Quang, Quang Bình; Bí thư, Chủ tịch 24 xã, thị trấn của huyện Vị Xuyên; đại diện Viện nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp, Đại học Nông lâm nghiệp Thái Nguyên.

Toàn cảnh Hội nghị.
Toàn cảnh Hội nghị.

Theo báo cáo đề dẫn, những năm qua huyện Vị Xuyên đã có nhiều thành tích trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là rừng sản xuất. Độ che phủ rừng luôn đạt ở mức từ 67 – 68%, diện tích rừng trồng mới giai đoạn 2010 – 2015 đạt trên 10.000 ha. Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp tăng đều từ 146,7 tỷ năm 2010 lên 234,4  tỷ năm 2015, trung bình tăng 9,8%/năm. Trong trồng rừng, Vị Xuyên cũng có nhiều thế mạnh như diện tích lâm nghiệp lớn, lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ gỗ rừng trồng lớn, đồng thời công tác trồng rừng của huyện luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp – PTNT, sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự ủng hộ nhiệt tình của người dân…

Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh từ rừng còn thấp, giá trị của rừng mang lại chưa cao, việc sản xuất rừng mới chỉ tiếp cận theo hướng phát triển nhanh về số lượng, diện tích, độ che phủ, chưa chú trọng vào hiệu quả kinh tế… Từ đó, huyện đã định hướng và đưa ra những giải pháp để phát triển rừng mang lại hiệu quả kinh tế và bền vững với nhiều giải pháp như: Giải pháp về tổ chức lại sản xuất; giải pháp về đầu tư; về giống; kỹ thuật trồng và chăm sóc; chế biến, thị trường và tiêu thụ sản phẩm; giải pháp về cơ chế, chính sách…

Hội nghị cũng nghe Định hướng và phát triển rừng sản xuất tại vùng động lực của tỉnh (gồm thành phố Hà Giang, huyện Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình) của Sở Nông nghiệp – PTNT; ý kiến tham luận của Viện nghiên cứu và phát triển Lâm nghiệp về những giải pháp đột phá nâng cao hiệu quả rừng sản xuất sau khai thác; tham luận của các huyện, thành phố về thúc đẩy kinh doanh rừng trồng, bảo vệ và phát triển rừng, thực trạng sử dụng giống cây lâm nghiệp, các biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng sản xuất, thông tin, tuyên truyền vận động nhân dân phát triển rừng trồng… Hội nghị cũng nghe giới thiệu tổng quan về FSC (FSC là chứng chỉ Quốc tế cấp cho những đơn vị quản lý rừng đã tuân thủ các yêu cầu liên quan đến tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và kinh tế; chứng minh sản phẩm gỗ được giao dịch từ các nguồn gốc được chứng nhận) trên thế giới, tại Việt Nam và Chứng chỉ rừng theo nhóm; thị trường gỗ trong xu thế hội nhập xuất khẩu và kế hoạch hỗ trợ cấp Chứng chỉ rừng FSC tại huyện Vị Xuyên…

Sau một buổi làm việc, Hội nghị đã đạt được mục tiêu: Đánh giá thực trạng việc trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện những năm qua; đưa ra những giải pháp thúc đẩy phát triển, kinh doanh rừng có hiệu quả cao và bền vững, nâng cao thu nhập cho người trồng rừng trong giai đoạn 2015 – 2020.

An Dương


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị

BHG- Thời gian qua, cụm từ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp (TCCNN) đã rất quen thuộc. Mặc dù là một trong những địa phương còn khó khăn, nhưng cùng với cả nước, Đảng bộ, chính quyền tỉnh đã quan tâm, chỉ đạo và triển khai chương trình TCCNN. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra 5 chương trình trọng tâm, trong đó có chương trình TCCNN gắn với xây dựng Nông thôn mới.  

10/11/2016
Gian nan giảm nghèo ở Túng Sán

BHG- Cách trung tâm huyện Hoàng Su Phì gần 20 km, con đường gập ghềnh toàn đất đá đưa chúng tôi đến với xã nghèo Túng Sán, xã duy nhất của huyện Hoàng Su Phì chưa có đường bê-tông đến trung tâm xã. 

10/11/2016
Hợp tác xã cam VietGap xã Vĩnh Hảo góp phần giữ vững thương hiệu cam Sành Hà Giang

BHG- Cam sành Hà Giang từ lâu đã là thương hiệu nổi tiếng trong cả nước. Trên địa bàn tỉnh cũng có nhiều vùng trồng cam chuyên canh. Riêng huyện Bắc Quang có tổng diện tích trồng cam khoảng hơn 2.000 ha, được trồng tập trung tại các xã: Vĩnh Hảo, Tiên Kiều, Việt Hồng và Đông Thành. Cây cam đã góp phần giúp nhiều hộ nông dân ở Bắc Quang thoát nghèo vươn lên có cuộc sống no ấm, ổn định.

10/11/2016
Hiệu quả sau 5 năm hoạt động Quỹ bảo vệ và phát triển rừng và 3 năm thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trên địa bàn tỉnh

BHG- Hà Giang là một trong những tỉnh khó khăn của cả nước, có nhiều dân tộc cùng sinh sống xen kẽ, đa số đời sống người dân còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn; hơn 80% người dân sống bằng nghề nông, lâm nghiệp. 

09/11/2016