Hà Giang

Hiệu quả từ cơ giới hóa nông nghiệp ở Vị Xuyên

07:28, 15/10/2016

BHG- Vào những ngày nông vụ, thay bằng những chiếc cuốc, chiếc cày, chiếc bừa truyền thống, những năm gần đây, trên đồng đất huyện Vị Xuyên đã hiện diện các loại máy móc, thiết bị nông nghiệp để thay thế lao động thủ công, giải quyết khâu lao động nặng nhọc, đảm bảo tính thời vụ, giảm tổn thất trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp còn giảm chi phí đầu vào, tăng chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động...

Sử dụng cơ giới hóa ở xã Kim Thạch.
Sử dụng cơ giới hóa ở xã Kim Thạch.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp – PTNT, đến vụ Mùa năm 2016, trên toàn bộ 24 xã, thị trấn của huyện có 15.417 máy và các loại thiết bị sản xuất nông nghiệp (trong đó có cả máy móc trong trồng chọt và chăn nuôi). Các loại máy và thiết bị này chủ yếu tập trung tại các xã, thị trấn vùng thấp, có điều kiện về mặt bằng đồng ruộng như: Việt Lâm, Trung Thành, Tùng Bá, Linh Hồ, Đạo Đức... Trong đó, xã nhiều nhất là Ngọc Linh, bà con nông dân ở đây đã mạnh dạn đầu tư 2.698 chiếc máy nông nghiệp các loại. Các xã vùng cao, biên giới do điều kiện đất dốc, phải canh tác trên ruộng bậc thang nhưng cũng đầu tư từ 22 máy (Thanh Đức) đến 179 máy (Lao Chải) để phục vụ sản xuất trên những vùng ruộng đất phù hợp. Hiểu rõ vai trò của máy, thiết bị nông nghiệp trong việc sản xuất, nhiều tập thể là các HTX, các cá nhân làm nông nghiệp đã đầu tư không nhỏ vào máy móc, điển hình như HTX thôn Chang (xã Việt Lâm) đã đầu hàng trăm triệu đồng để đầu tư máy cấy hiện đại, năng suất cao (15 phút cấy được 1 ha lúa); HTX rau an toàn Học Lập (thôn Làng Vàng, thị trấn Vị Xuyên) đầu tư 80 triệu đồng để đầu tư máy cày, bừa; cơ sở chăn nuôi bò Minh Thông đầu tư dây chuyền máy cắt cỏ chế biến thức ăn gia súc gần 50 triệu đồng... nhiều hộ nông dân cũng đã đầu tư khá lớn (so với nguồn vốn của gia đình) để đầu tư các loại máy móc, thiết bị nông nghiệp phục vụ cho sản xuất.

Trong thời điểm nông nhàn, lực lượng lao động chính ở vùng nông thôn của Vị Xuyên thường ra làm thợ sơn, thợ xây, thợ làm trần thạch cao,... ở khu vực thành thị và lân cận. Đến ngày vào vụ, họ lại tất tả về quê giúp gia đình công việc cày bừa, gặt hái do đó ảnh hưởng đến ngày công, giảm thu nhập đáng kể. Đã có nhiều cai sơn, cai xây dựng “khốn đốn” vì thiếu thợ khi vào những ngày mùa, làm ảnh hưởng đến tiến độ của công trình. Anh Nguyễn Văn Hải, chủ một cơ sở sơn tường tại thành phố Hà Giang cho biết: Những năm gần đây, số lượng thợ của sơ sở thường xuyên ổn định, đặc biệt là vào ngày mùa vụ, thợ không xin về quê vì gia đình đã có máy cày, máy gặt mi ni hỗ trợ cho sản xuất nên nhu cầu về nhân lực trong việc cấy hái, thu hoạch ở quê không còn là vấn đề cấp bách. Chính vì thế họ đảm bảo được ngày công, đảm bảo được thu nhập cho bản thân và góp phần giúp đỡ gia đình có thêm nguồn lực trang trải cuộc sống và đầu tư cho sản xuất.

HTX Ngọc Lập (thị trấn Vị Xuyên) dùng máy phay đất trồng rau an toàn.
HTX Ngọc Lập (thị trấn Vị Xuyên) dùng máy phay đất trồng rau an toàn.

Do phần lớn khối lượng công việc nặng nhọc, sức kéo trong sản xuất nông nghiệp đã dần được thay thế bằng cơ giới hóa. Điều đó đã thực sự giải phóng sức lao động và tạo điều kiện cho đàn đại gia súc của người nông dân được chăm sóc tốt hơn theo hướng phát triển hàng hóa trở thành nguồn thu nhập đáng kể cho người dân nông thôn. Hiện nay, huyện Vị Xuyên đang có nhiều nỗ lực trong việc thành lập các HTX nông nghiệp kiểu mới, tập trung dồn điền, đổi thửa... là những điều kiện hết sức thuận lợi cho các loại máy nông nghiệp hoạt động. Cũng theo tính toán của cơ quan chức năng, đến năm 2020, toàn huyện Vị Xuyên được đầu tư thêm 11.425 máy và thiết bị để đáp ứng yêu cầu của sản xuất ở tất cả các khâu như: Làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch trong ngành trồng trọt; chế biến thức ăn, xử lý chất thải... trong chăn nuôi.

Có thể khẳng định, trong những năm qua, việc đầu tư máy  và thiết bị để áp dụng trong sản xuất nông nghiệp đã thực sự mang lại hiệu quả cao, thiết thực trong mọi mặt của lao động sản xuất trên địa bàn huyện Vị Xuyên. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nhận thức, trình độ canh tác của người dân được nâng cao; kinh tế nông nghiệp ở Vị Xuyên sẽ ngày càng phát triển bền vững.

An Dương


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xín Mần, mùa Thu "chín"

BHG- Vượt qua Đèo Gió, trước mắt tôi là không gian mở rộng ngập tràn những sắc màu quyến rũ của núi rừng miền Tây. Trong giây lát, tôi chợt nhận ra đâu đó, mùi thơm béo ngậy pha trộn với mùi khói bếp cứ lan man trong ánh chiều tà...!

15/10/2016
Hội nghị tổng kết mô hình cơ giới hóa nông nghiệp (máy cấy) năm 2016

BHG- Ngày 13.10, tại xã Vĩ Thượng, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà giang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Quang Bình tổ chức hội nghị tổng kết mô hình cơ giới hóa nông nghiệp (máy cấy) năm 2016.

14/10/2016
Trồng rừng và bảo vệ rừng hướng phát triển hiệu quả của HTX Ngàn Hoa

BHG- Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, hình thức tổ chức sản xuất và các hoạt động dịch vụ là một trong những tiêu chí quan trọng. Vì thế để xây dựng nông thôn mới thì trên địa bàn các xã phải có các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã (HTX) hoạt động hiệu quả.

14/10/2016
Họp báo 12 năm Viettel kinh doanh di động và giới thiệu sản phẩm mới

Sáng 14 -10, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) tổ chức họp báo giới thiệu sản phẩm, dịch vụ nhân dịp kỷ niệm 12 năm kinh doanh dịch vụ di động (15-10-2004/15-10-2016). Với thông điệp "12 năm- Sáng tạo vì khách hàng", Viettel Telecom đã giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ mới trên nền di động.

14/10/2016