Bắc Quang tổ chức Hội thi Tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc chè theo quy trình VietGAP và Thi hái chè lần thứ Nhất

16:19, 12/10/2016

BHG- Sáng 12.10, tại Công ty Trà Hoàng Long (xã Hùng An – Bắc Quang), UBND huyện Bắc Quang phối hợp với đơn vị hữu quan tổ chức Hội thi Tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc chè theo quy trình VietGAP và Thi hái chè lần thứ Nhất năm 2016...

Các thí sinh tham dự phần thi hái chè búp tươi bằng tay.
Các thí sinh tham dự phần thi hái chè búp tươi bằng tay.

Tham dự hội thi, 30 thí sinh là những hộ trồng chè tiêu biểu (sản xuất chè theo quy trình VietGAP, có diện tích từ 0,5 ha trở lên, cho năng suất, sản lượng ổn định) đến từ 2 xã vùng thâm canh tập trung cây chè của huyện Bắc Quang là Hùng An và Vĩnh Hảo đã trải qua 2 phần thi: Tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc cây chè theo quy trình VietGAP và Thi hái chè. Đối với phần thi thứ nhất, Ban giám khảo đánh giá trực quan nương chè của gia đình thí sinh theo các tiêu chí về: Thiết kế nương, đồi chè, mật độ khoảng cách, cắt tỉa, tạo tán, kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại đến năng suất, sản lượng chè... Sau đó, thí sinh thực hiện thi trả lời câu hỏi liên quan đến kiến thức sản xuất chè theo quy trình VietGAP... Riêng phần Thi hái chè, các thí sinh trực tiếp tham gia hái chè búp tươi bằng tay trong thời gian 15 phút. Phần thi này phải đảm bảo các tiêu chuẩn về búp chè tươi cũng như kỹ thuật hái và được tính bằng kg.

Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 24 giải Khuyến khích và giải phụ cho các thí sinh. Trong đó, giải Nhất cả 2 phần thi thuộc về thí sinh Đinh Thị Vân đến từ thôn Tân An (Hùng An). Riêng phần Thi hái chè, thí sinh Vân hái được 2 kg/15 phút.

Thông qua hội thi không chỉ là cơ hội để người trồng chè nâng cao nhận thức về sản xuất chè theo quy trình VietGAP; thể hiện tài năng, kỹ thuật hái chè mà còn góp phần tuyên truyền sâu rộng về giá trị, chất lượng sản phẩm chè theo quy trình VietGAP. Đồng thời, nâng cao mối liên kết “4 nhà”, đặc biệt là giữa doanh nghiệp và người dân trong việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè...

THU PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nghề nuôi ong - sinh kế của người dân Cao nguyên đá: Kỳ I - Nỗi niềm người nuôi ong nội

BHG- Trên vùng Cao nguyên đá, ngoài cây ngô, con bò thì con ong được xem là vật nuôi góp phần mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nghèo. Ở nơi chỉ có đá này, con ong lấy mật từ loài hoa dại nở duy nhất vào một mùa trong năm, tạo ra sản vật nổi tiếng cho vùng đất địa đầu Tổ quốc – mật ong Bạc hà. 

12/10/2016
Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và PTNT làm việc tại tỉnh ta

BHG- Sáng 12.10, Đoàn công tác Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) do đồng chí Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại tỉnh ta về tình hình chăn nuôi ong tại 4 huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh; tư vấn kỹ thuật nuôi ong, quản lý lĩnh vực nuôi ong cho ngành Nông nghiệp tỉnh. 

12/10/2016
Mật ong Bạc hà và cuộc mưu sinh trên "Bìa đỏ đá"

BHG- Nói đến con ong mật, chẳng người dân Cao nguyên đá (CNĐ) Đồng Văn nào lại không biết về loài ong bản địa và cây bạc hà. Mật ong bạc hà được chắt lọc từ CNĐ, nức tiếng tứ phương bởi giá trị dinh dưỡng và dược tính của nó. Nhiều du khách đến Miền đá đòi được đi xem, đi mua cho được thứ mật ong bạc hà. Mật ong bạc hà là nguồn sống cho biết bao hộ dân nghèo, tô điểm cho sắc mầu văn hóa trên CNĐ.

11/10/2016
Nuôi cá chép ruộng, mô hình "2 trong 1" ở Mậu Duệ

BHG - Mô hình nuôi cá chép ruộng ở xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh không biết đã có từ bao giờ, nhưng cho đến nay mô hình này vẫn được người dân trong xã duy trì. Với phương thức canh tác nêu trên, thì trên cùng một diện tích đất ruộng bà con nông dân nơi đây vừa có nhu nhập từ cây lúa, vừa có nguồn thu từ con cá chép ruộng.   

11/10/2016