Hà Giang

Trí thức trẻ năng động, nhiệt huyết trên vùng đất khó

07:33, 25/08/2016

BHG - Thực hiện Đề án số 07-ĐA/TƯ về thu hút trí thức trẻ (TTT) là con em đồng bào các dân tộc trong tỉnh, tình nguyện về công tác tại các xã có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn (ĐBKK) để giúp chính quyền địa phương phát triển KT – XH, đầu năm 2014, huyện Bắc Quang tiếp nhận 8 TTT về phân công công tác tại 4 xã khó khăn: Đức Xuân, Thượng Bình, Đông Thành và Đồng Tiến. Qua hơn 2 năm gặp lại, chúng tôi nhận thấy, họ là “vàng được thử lửa”, những TTT luôn năng động, nhiệt huyết trên vùng đất khó, đóng góp vào sự phát triển KT-XH của địa phương.

Trí thức trẻ Nguyễn Trung Trực (bên phải) hướng dẫn người dân thôn Xuân Đường, xã Đức Xuân (Bắc Quang) cách chăm sóc chè. 									Ảnh: MỸ HẰNG
Trí thức trẻ Nguyễn Trung Trực (bên phải) hướng dẫn người dân thôn Xuân Đường, xã Đức Xuân (Bắc Quang) cách chăm sóc chè. Ảnh: MỸ HẰNG

Tháng 4.2014, TTT Nguyễn Trung Trực (25 tuổi) tham gia Đề án 07 và được phân công về xã Đức Xuân, được giao phụ trách lĩnh vực nông – lâm nghiệp. Ngay từ khi nhận nhiệm vụ, Trực đã tích cực tham mưu cho đội ngũ lãnh đạo xã các vấn đề liên quan đến nông, lâm nghiệp; vận động người dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi... Với khó khăn của bà con xã Đức Xuân là tư duy chỉ cấy lúa 1 vụ/năm đã đủ ăn, không muốn làm thêm nữa. Trực đã rất vất vả trong vận động bà con thay đổi tư duy từ việc làm ruộng chỉ để đủ ăn, sang dư thừa để phát triển kinh tế, buôn bán để kiếm thêm thu nhập. Anh đã phải thường xuyên vào nhà dân vận động, thực hiện “cầm tay chỉ việc”, ăn cùng, ở cùng bà con nhân dân. Điểm nổi bật mà Trực đã làm được là giúp bà con 3 thôn Nặm Tạu, Xuân Đường, Xuân Thượng chuyển được trên 30 ha đất trồng lúa 1 vụ sang 2 vụ/năm. Anh Vũ Văn Mạnh, Chủ tịch UBND xã Đức Xuân cho biết: “Đồng chí Trực đã tham mưu giúp xã thực hiện tốt các lĩnh vực được phân công phụ trách, hướng dẫn nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ KHKT trong sản xuất; năng động, nhiệt tình tham gia các hoạt động của cơ quan, thực hiện rất tốt mọi nhiệm vụ được giao”.

Chúng tôi tiếp tục đến thăm xã Đồng Tiến để gặp TTT Lê Văn Điệp. Tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tuổi đời còn trẻ, nhưng với nhiệt huyết, trách nhiệm trong công việc, anh được cấp ủy, chính quyền tin tưởng, tín nhiệm. Điệp đã mạnh dạn triển khai mô hình 5 cùng vào vụ lúa hàng năm. Có mặt tại thửa ruộng khoảng 900 m2 vừa mới cấy của gia đình bà Hoàng Thị Thuyết, được biết thửa ruộng làm theo phương pháp cấy lúa cải tiến SRI được thực hiện thí điểm ở thôn Phiến, xã Đồng Tiến. Cô Thuyết cho biết: “Nếu làm theo phương pháp này như vụ trước, tôi chỉ cần gieo 3 kg giống, tiết kiệm 50% lượng thóc giống so với trước gieo giống cũ. Dù thu hoạch hết, lúa chưa phơi xong và bán được hết, nhưng tôi thấy lúa phát triển khoẻ mạnh, năng suất cao hơn hẳn”. Được biết, mô hình cấy lúa cải tiến SRI do TTT Lê Văn Điệp, cán bộ phụ trách lĩnh vực địa chính – nông - lâm nghiệp, khuyến nông xã Đồng Tiến đã tự đi tìm hiểu tham khảo bạn bè và trên mạng, đề xuất và trực tiếp hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật cho bà con.

Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được thì quá trình công tác của cán bộ TTT vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đa số TTT tăng cường về các xã đều còn trẻ, kinh nghiệm công tác chưa nhiều, những cán bộ không nói, hiểu được ngôn ngữ của đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều người dân nơi cán bộ TTT công tác còn mang tính trông chờ, ỷ lại nên kết quả sản xuất chưa cao...

Mặc dù còn những hạn chế nói trên, nhưng có thể nói các TTT đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình, góp phần tích cực vào việc phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, xóa đói giảm nghèo bền vững cho địa phương những năm tiếp theo...

 MỸ HẰNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phát triển hàng hóa ở Bắc Quang

BHG - Những năm gần đây, đời sống của người dân Bắc Quang có nhiều cải thiện; không ít gia đình tích cực phát triển kinh tế từ nhiều nguồn vốn vay khác nhau. Xác định "gắn nhiệm vụ chuyên môn với mục tiêu xóa đói, giảm nghèo", Agribank Bắc Quang đang đồng hành cùng người nông dân và luôn giữ vững vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn.

24/08/2016
Làm giàu từ trang trại chăn nuôi lợn

BHG - Đến thôn Vén, xã Tân Trịnh (Quang Bình), hỏi đến gia đình anh Trần Văn Công (sinh 1968), ai cũng biết; đó là gia đình có trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn nhất, nhì xã. Nhờ nguồn vốn tín dụng của Agribank, anh Công đã thoát nghèo và từng bước vươn lên làm giàu.

24/08/2016
Agribank Hà Giang tích cực triển khai Nghị quyết 209

BHG - Sau khi HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND (gọi là Nghị quyết 209) ngày 10.12.2015, về việc ban hành chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh; Agribank Hà Giang là một trong những ngân hàng chủ lực được UBND tỉnh giao nhiệm vụ triển khai thực hiện và giải ngân tín dụng. Sau 6 tháng triển khai, đến thời điểm này, nhiều người dân vay vốn với lãi suất được hỗ trợ để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho gia đình.

24/08/2016
Người dân Hoàng Su Phì thêm động lực để thoát nghèo bền vững

BHG - Nghị quyết số 209/2015/NQ-HĐND ngày 10.12.2015 của HĐND tỉnh về chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa là một chủ trương lớn của tỉnh nhằm khuyến khích, hỗ trợ các gia đình, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa. 

23/08/2016