Hà Giang

Phát triển chăn nuôi trâu, bò ở Xín Mần: "Cú hích" từ Nghị quyết

08:36, 13/04/2016

BHG- Theo số liệu điều tra tháng 10.2015 cho thấy, tổng đàn trâu, bò của huyện Xín Mần là 26.154 con, tăng trên 10% so cùng kỳ năm trước. Kết quả trên là cách làm sáng tạo và nhờ những “cú hích” từ Nghị quyết về phát triển chăn nuôi. Đại hội Đảng bộ huyện Xín Mần mới đây đã ra Nghị quyết chuyên đề: Đưa chăn nuôi chiếm trên 35% giá trị thu nhập trong sản xuất nông nghiệp vào năm 2020.

Căn cứ vào điều kiện nào để Xín Mần xác định chăn nuôi là hướng phát triển trọng tâm trong sản xuất nông nghiệp? Phó Chủ tịch UBND huyện Xín Mần, Bùi Minh Hiệu cho biết: Một là, sự biến đổi khí hậu thất thường gây nắng nóng, khô hạn dẫn đến mất mùa trồng cấy làm ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân. Hai là, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm là thịt trâu, bò hiện nay rất lớn và lâu dài.Thực tế tại Xín Mần cho thấy, trong nhiều năm gần đây, hiện tượng nắng nóng thất thường, khô hạn kéo dài ngay trong mùa trồng cấy đã làm cho sản lượng lương thực của Xín Mần bị thiệt hại nghiêm trọng. Diễn biến này đã lặp đi, lặp lại từ vụ sản xuất Xuân 2011 đến 2015. Mỗi vụ nắng nóng, khô hạn lấy đi từ 3.000 – 4.500 tấn lương thực của Xín Mần. Hết nắng hạn lại mưa lũ làm sói lở, cuốn trôi nhiều tài sản, hoa màu của đồng bào, làm hạn chế công tác xóa đói, giảm nghèo và phát triển bền vững tại Xín Mần. Thực tế cũng cho thấy, nhu cầu thiếu hụt sản lượng thực phẩm thịt trâu, bò cho tiêu dùng trong nước, trong tỉnh ta hiện nay còn lớn. Số liệu của Bộ NN & PTNT cho biết: Mục tiêu phát triển trên 9 triệu con trâu, bò năm 2015 nước ta không đạt được. Thống kê tháng 10.2015, cả nước mới chỉ chăn nuôi được trên 4,5 triệu con trâu, bò. Trong khi đó, đã giết mổ 1,2 triệu con gồm: Giết mổ trong nước là 800.000 con, xuất khẩu là 400.000 con. Nếu cứ đà chăn nuôi và giết mổ, tiêu dùng như hiện nay thì nhu cầu trâu, bò cho tiêu dùng còn rất lớn.

Nuôi trâu kết hợp trồng cỏ đang mở ra hướng đi cho đồng bào Xín Mần.
Nuôi trâu kết hợp trồng cỏ đang mở ra hướng đi cho đồng bào Xín Mần.

Anh Bùi Minh Hiệu, Phó Chủ tịch UBND huyện Xín Mần cho biết thêm, có 2 lợi thế để Xín Mần tổ chức chuyển đổi sản xuất nông nghiệp là: Nghị quyết 47/2012/HĐND tỉnh, nay là Nghị quyết 209 và tiềm năng đất đai, sức lao động của đồng bào các dân tộc Xín Mần còn rất tiềm năng. Việc triển khai “lồng ghép” các chương trình hỗ trợ giảm nghèo và áp dụng linh hoạt Nghị quyết 47 của HĐND tỉnh vào phát triển chăn nuôi đã mang lại kết quả khả quan tại Xín Mần. Chỉ tính trong năm qua, đàn trâu, bò của huyện đã tăng trên 2.600 con, đạt tổng đàn trên 26.000 con, vươn lên đứng thứ 4 toàn tỉnh về số lượng trâu, bò. Kết quả đó, là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ của nhân dân. Đã có 34 hộ cán bộ đảng viên tham gia xây chuồng trại, chuyển đất ruộng nương trên 250 ha kém hiệu quả sang trồng cỏ chăn nuôi. Và đã có 54 tổ hợp tác, nhóm sở thích kết hợp nhau lại cùng phát triển chăn nuôi trâu, bò có quy mô từ 10 con, đến vài chục con/tổ, nhóm (theo Nghị quyết 47 là 50 con). UBND huyện cũng đã dành ra một phần kinh phí từ tiết kiệm ngân sách để hỗ trợ trả lãi cho Ngân hàng khi áp dụng linh hoạt thực hiện Nghị quyết 47/2012/HĐND. Việc đưa gia súc vào địa bàn khi nhân dân mua về được tập kết cách ly tại các điểm tập trung và được tiêm phòng dịch đầy đủ trước 10 ngày đảm bảo an toàn dịch bệnh trước khi đưa vào chăn nuôi tại hộ. Thêm vào đó, là công tác thú y cơ sở vào cuộc chủ động phòng dịch chu đáo.

Nói thêm rằng, nếu UBND huyện không tiết kiệm ngân sách để góp tiền trả lãi Ngân hàng thì không thể đưa được Nghị quyết 47 vào cuộc sống. Vì rằng, mức quy định cho mỗi mô hình tổ chức chăn nuôi để được ngân sách trả lãi vay Ngân hàng là quá lớn và vượt khỏi tầm với đối với các hộ dân hiện nay. Cho nên vừa qua, Nghị quyết 47 đã được HĐND tỉnh điều chỉnh lại từ mức hỗ trợ trước là 50 con trâu, bò/mô hình, nay xuống còn 10 con trâu, bò/mô hình là kịp thời, phù hợp thực tiễn để triển khai, nhân rộng.Việc HĐND tỉnh điều chỉnh lại Nghị quyết 47 thành 209 như hiện nay, UBND huyện Xín Mần đã đặt mục tiêu phát triển trên 2.700 con trâu, bò/năm 2016, nâng tổng đàn trâu, bò của huyện lên gần 28.000 con là hoàn toàn nằm trong tầm tay. Và hiện tại, UBND huyện Xín Mần đã chỉ đạo Phòng NN &PTNT, Ngân hàng NN & PTNT đang gấp rút thẩm định hồ sơ, đề án của 1.560 gia đình đăng ký chuyển mạnh từ trồng trọt sang chăn nuôi trâu, bò. Dự kiến hết quý 2 sẽ cơ bản giải ngân cho các hộ chuyển đổi để phát triển sản xuất.

Đàn bò sinh sản của 1 hộ dân xã Bản Ngò.
Đàn bò sinh sản của 1 hộ dân xã Bản Ngò.

Lợi thế chuyển đất ruộng nương kém hiệu quả sang trồng cỏ có 2 tác dụng đã được kiểm chứng. Thứ nhất, là tránh mất mùa do hạn và nắng nóng đối với trồng cỏ. Thứ hai, là trồng cỏ còn có tác dụng ngăn chặn rửa trôi đất do mưa lũ và hạn chế tối đa tác động của biến đổi khí hậu do nắng hạn. Và điều quan trọng hơn cả là trồng cỏ đã thúc đẩy chăn nuôi trong dân, mang lại thu nhập cao hơn trồng cây lương thực rất rất nhiều lần. Mục tiêu phát triển đàn trâu, bò lên trên 40.000 con vào năm 2020 đang được Xín Mần thực hiện từng bước. Các bước được triển khai đồng bộ từ chuyển đổi đất sản xuất, làm chuồng trại, mua con giống, lai phối giống tại chỗ và làm thật tốt công tác phòng dịch chủ động...Đề cập đến giải pháp thực hiện mục tiêu trên, Phó Chủ tịch UBND huyện Xín Mần, Bùi Minh Hiệu khẳng định: Vận dụng sáng tạo các Nghị quyết, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước và nguồn lực hiện có của địa phương. Từng bước tranh thủ sự giúp đỡ của các các cấp, các ban, ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và sự ủng hộ của nhân dân. Sử dụng linh hoạt các nguồn lực tại chỗ để tổ chức và chuyển đổi sản xuất theo hướng: Làm chắc, thu hoạch chắc. Tới đây, UBND huyện Xín Mần sẽ tạo cơ chế hợp tác với Công ty Cáp Pi Tồ thành lập trại thụ tinh nhân tạo tại chỗ trên địa bàn huyện Xín Mần. Đưa các giống cỏ Yến mạch, Mô ba sa có giá trị dinh dưỡng cao trên 21% Prôtít vào trồng đại trà để chăn nuôi. Hướng tới phát triển sản xuất theo hướng “khép kín” để tại ra chuỗi sản phẩm từ chăn nuôi đến giết mổ và cung cấp thực phẩm đảm bảo an toàn ra thị trường trong cả nước.

NGUYỄN MẠNH HÙNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xã Du Tiến phát huy tốt nguồn lực từ cán bộ và nhân dân

BHG- 3 công trình bê - tông hoá đường giao thông nông thôn, 1 bếp ăn tập thể cho học sinh trường Tiểu học bán trú xã, là điểm nhấn của xã Du Tiến (huyện Yên Minh) trong việc huy động kinh phí, hiến đất và ngày công lao đông xây dựng Nông thôn mới (NTM) năm 2014 và 2015.

12/04/2016
Vị Xuyên đẩy mạnh xây dựng các xã đạt chuẩn

BHG- Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) là một chương trình mang tính toàn diện với mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững ở khu vực nông thôn; hướng đến mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Huyện Vị Xuyên đã vinh dự được công nhận 2 xã là xã Việt Lâm và xã Trung Thành đạt chuẩn NTM. Trong năm 2016, huyện phấn đấu xây dựng xã Đạo Đức tiếp tục đạt chuẩn; từ đó, đúc rút kinh nghiệm để xây dựng các xã khác đạt chuẩn trong các năm tới.

12/04/2016
Bắc Quang: Khi sức dân trở thành "đòn bẩy"

BHG- Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới (XDNTM), với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị; sự chung tay, đồng thuận của người dân, diện mạo nông thôn huyện Bắc Quang đang ngày càng đổi thay. XDNTM đang dần trở thành phong trào thi đua có sức lan tỏa rộng khắp ở các xã, thị trấn và nhân dân các dân tộc trên địa bàn.

12/04/2016
Bắc Quang ra quân trồng cam hàng hóa

BHG- Ngày 9.4, tại thôn Việt Hà, xã Việt Hồng (Bắc Quang) Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN & PTNT) huyện tổ chức ra quân trồng cam theo quy trình VietGAP trong chương trình chuyển đổi, cải tạo đất đồi tạp sang sản xuất hàng hóa. Dự có lãnh đạo huyện Bắc Quang, lãnh đạo một số phòng, ban cùng cán bộ khối Nông – Lâm nghiệp huyện.

11/04/2016