Chất keo "Đại đoàn kết" ở Xín Mần

15:54, 02/04/2016

BHG- Sau gần 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới (NTM), huyện Xín Mần đã huy động được 437.257 ngày công và 573.077 m2 đất do đồng bào hiến tặng. Tinh thần đại đoàn kết (ĐĐK) ở Xín Mần vẫn mãi là nguồn lực to lớn để xây dựng mảnh đất miền tây ngày càng vươn lên.

Mở đường ĐĐK từ lâu đã trở thành điểm nổi bật nhất ở Xín Mần. Tổng kết phong trào mở đường ĐĐK giai đoạn I đã ghi nhận, đến cuối năm 2014, sang đầu năm 2015, tuyến đường Pà Vầy Sủ - Si Cà Lá dài trên 11 km là tuyến đường nối liên thôn khó khăn nhất đã cắt băng khánh thành thông xe kỹ thuật. Và tuyến đường này cũng là tuyến cuối cùng ghi dấu toàn huyện Xín Mần đã “về đích” về mở đường giao thông nông thôn (GTNT) đến các thôn, bản. Kết thúc giai đoạn I về mở đường ĐĐK, Xín Mần đã mở mới 540 km đường giao thông nông thôn; số tiền đóng góp, ngày công lao động, số lượng đất đai, hoa màu do nhân dân đóng góp lên tới hàng trăm tỷ đồng. Riêng phong trào xây dựng NTM, công sức nhân dân được huy động bằng tinh thần tự nguyện mang tên ĐĐK để lấy cát, sỏi và làm hoàn thiện 136 km đường GTNT đạt chuẩn theo quy định.

Đồng bào xã Bản Ngò lao động Đại đoàn kết làm trụ sở thôn.
Đồng bào xã Bản Ngò lao động Đại đoàn kết làm trụ sở thôn.

Trong mặt trận sản xuất nông nghiệp, đồng bào đã cải tạo, nâng cấp đạt chuẩn 120 km kênh mương; nạo vét trên 309.577 m kênh mương dẫn nước; tu sửa 15.940 m mương phai. Thông qua phong trào ĐĐK còn làm được hàng trăm con đập đầu mối dẫn nước tưới tiêu và phục vụ đời sống, dân sinh; san ủi mặt bằng xây dựng 100 phòng học, 14 trụ sở thôn, trạm y tế, xây chợ nông thôn tại 19 xã... Tuy còn nghèo, nhưng phong trào quyên góp ủng hộ xây dựng NTM của đồng bào Xín Mần trong những năm qua đạt trên 27,1 tỷ đồng, vốn huy động từ các tổ chức chính trị xã hội khác là 420 triệu đồng. Có thể nói, Đảng bộ, chính quyền các cấp ở Xín Mần đã làm tốt cuộc “cách mạng” về “dân vận khéo”. Ở đó, không ai đứng ngoài cuộc khi Đảng cần, chính quyền kêu gọi và huy động sức dân làm mọi việc vì lợi ích của nhân dân.

Phó Chủ tịch UBND huyện Xín Mần, Bùi Minh Hiệu khẳng định: Khi ý chí và mục tiêu của Đảng được người dân thấu hiểu và khi nguyện vọng người dân được lắng nghe thì bất cứ công việc gì, dù khó khăn mấy cũng làm được.

Hiện nay, tinh thần ĐĐK đã trở thành tinh thần tự giác trong mỗi gia đình và trong cả cộng đồng làng, bản. Nổi rõ nhất là mỗi nhà tự bỏ tiền thuê máy, mượn người mở đường liên hộ, liên gia; góp sức xây dựng 3.054 nhà tắm, làm 3.129 bể nước, làm 5.569 chuồng trại hợp vệ sinh, xây 7.548 tường rào gạch, thực hiện hiệu quả và chất lượng chương trình “Nhà sạch – Vườn đẹp” tại mỗi khu dân cư...Gắn bó với Xín Mần từ năm 2002 đến nay, tôi nhận thấy; các thế hệ lãnh đạo nối tiếp nhau đều là những người lăn lộn, xông sáo với đời sống và công việc của nhân dân, lắng nghe để hiểu lòng dân. Sản phẩm mang tên ĐĐK được sinh ra và lớn lên trong lòng đồng bào các dân tộc huyện Xín Mần cũng bắt nguồn từ đó. Đến nay, tinh thần ĐĐK ở Xín Mần vẫn viết tiếp những trang sử dài về xây dựng NTM và XĐGN. Bài học về ĐĐK là bài học từ ý Đảng được hòa trộn vào lòng dân.

Thực tế đến Xín Mần mới thấy, địa hình chia cắt phức tạp, đất đai vừa dốc, lại vừa ít. Nhiều người cho rằng tìm được mặt bằng trăm mét vuông đất để làm nhà đã là không tưởng. Khó là thế, song đồng bào Xín Mần vẫn hiến gần 600.000 m2 đất cho việc xây dựng NTM, bỏ gần 500.000 ngày công làm các công trình ĐĐK, giúp đỡ nhau XĐGN, tăng thu nhập, xây dựng đời sống văn hóa mới.

Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện xuống cơ sở đã gắn kết Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân Xín Mần thành một khối thống nhất. Khối thống nhất đó đã và đang tạo ra cho Xín Mần những nguồn năng lượng mới. Phát huy được trí tuệ của nhân dân, huy động được sức mạnh toàn dân, nhất định Xín Mần sẽ thành công trong xây dựng NTM. Sức mạnh ĐĐK toàn dân sẽ tạo ra phên dậu vững chắc để bảo vệ Tổ quốc.

Bài, ảnh: NHẬT HỒNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Sản xuất lâm nghiệp cơ hội và "rào cản"

BHG- Kỳ I: Cơ hội phát huy tiềm năng, thế mạnh

Trong những năm qua, đặc biệt là nhiệm kỳ 2010 – 2015, lĩnh vực lâm nghiệp nhận được sự quan tâm lớn từ người dân đến các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh. Sản phẩm từ rừng, nhất là gỗ rừng lâm nghiệp xã hội (rừng sản xuất) ngày càng đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân và sự phát triển của ngành Nông – lâm nghiệp tỉnh nhà. 

31/03/2016
Trồng rừng mà... chưa thành rừng!

BHG- Theo thống kê của Ban quản lý rừng phòng hộ Vị Xuyên, là đơn vị chủ đầu tư hợp đồng giao khoán cho các tập thể, cá nhân có đủ năng lực thực hiện trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng; trong đợt rét đậm, rét hại vừa qua, trên địa bàn toàn huyện có 584,0 ha rừng trồng bị thiệt hại. Trong đó, có 503,7 ha rừng trồng phòng hộ và 80,3 ha rừng trồng sản xuất (rừng lâm nghiệp xã hội). Diện tích bị thiệt hại chủ yếu tại các khu vực vùng cao của các xã: Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thủy, Thượng Sơn, Kim Linh...

31/03/2016
Thiệt hại gần 6.000 ha Thảo quả... người dân điêu đứng!

BHG- Mất hơn nửa số diện tích Thảo quả, người dân ở các huyện Yên Minh, Quản Bạ, thành phố Hà Giang, Hoàng Su Phì, Xín Mần đang điêu đứng khi nguồn kinh tế chính của gia đình không cho thu hoạch. Đa số các hộ trồng Thảo quả đều là hộ dân tộc thiểu số, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Việc mất mùa và phải vài năm sau mới phục hồi lại rừng Thảo quả có thể làm một số gia đình tái nghèo.

31/03/2016
Xã Kim Ngọc phát triển thôn trung tâm theo hướng đô thị

BHG- Là xã "cửa ngõ" Khu di tích cách mạng Tiểu khu Trọng con và có lịch sử hình thành, phát triển từ lâu đời; xã Kim Ngọc (Bắc Quang) có điều kiện khá thuận lợi cho việc phát triển KT – XH. Gần đây, với sự tự thân nỗ lực và hỗ trợ từ tỉnh, huyện; diện mạo địa phương đang ngày càng đổi thay, đời sống nhân dân được cải thiện; xã đang hướng dần đến việc phát triển các thôn trung tâm (TTT) theo hướng đô thị (ĐT) gắn xây dựng Nông thôn mới (NTM).

31/03/2016