Điểm mới trong khôi phục sản xuất vụ Xuân ở Xín Mần

12:59, 10/03/2016

BHG- Rét, băng giá vừa qua đã làm cho sản xuất nông nghiệp vụ Xuân ở Xín Mần thiệt hại lớn. Đã có 86 con trâu, bò, dê bị chết; trên 407 ha lúa Xuân, 558 ha cỏ bị ảnh hưởng nghiêm trọng; gần 1.129,7 ha thảo quả và 631 ha rừng bị cháy LÁ do băng giá... ước thiệt hại trên 5,4 tỷ đồng. Vậy làm thế nào để khôi phục sản xuất!?

Cán bộ Khuyến nông huyện chăm bón vườn ươm cây giống chuẩn bị cho trồng rừng.
Cán bộ Khuyến nông huyện chăm bón vườn ươm cây giống chuẩn bị cho trồng rừng.

Trước mắt, huyện Xín Mần sẽ tận dụng mọi nguồn lực sẵn có trong dân và vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách hiện hành để hỗ trợ đồng bào khôi phục sản xuất vụ Xuân. Quyết tâm hoàn thành mọi chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước đã giao - Phó Chủ tịch UBND huyện Xín Mần, Bùi Minh Hiệu khẳng định.

Thực tiễn cho thấy, sau rét hại, băng tan, đồng bào khắp các thôn bản đã phối kết hợp với chính quyền các cấp lập tức bắt tay vào xác định thiệt hại, lo giống, vật tư phân bón... để trồng bù, cấy bù diện tích rau màu đã chết. Các giống lúa: PC6, BG1, TH3-3 đã được huyện trích ngân sách dự phòng mua về cấp hỗ trợ đồng bào gieo cấy. Tính đến thời điểm này, toàn bộ 407 ha lúa Xuân đã cấy xong. Một số diện tích lúa ít bị ảnh hưởng, thời tiết ấm lên đã được đồng bào bón phân, chăm sóc đợt 1. Cấy xong diện tích lúa bị thiệt hại, đồng bào các xã bắt tay vào tu bổ kênh phai dẫn nước tưới tiêu. UBND huyện Xín Mần chỉ đạo cho chính quyền các xã bám dân, bám đồng ruộng, hướng dẫn bà con chăm sóc theo hình thức “Nặng đầu – Nhẹ cuối” để cây trồng tích ôn chuẩn bị tốt cho quá trình làm đòng. Sau đó, tập trung thu chăm bón diện tích cỏ có thể phục hồi để chăn nuôi gia súc. Giao cho cơ quan chức năng tìm nguồn giống để tiếp tục cung cấp cho đồng bào trồng khôi phục lại những diện tích cỏ đã mất để phục vụ chăn nuôi. Toàn bộ 86 con trâu, bò, dê bị chết do rét hại gây ra, UBND huyện, cơ quan chức năng đã hoàn tất các thủ tục hỗ trợ người dân theo quy định của Chính phủ ban hành. Trong đó, có cả việc hỗ trợ bồi thường thiệt hại và tiếp tục cho vay vốn, khoanh nợ, gia hạn nợ để đồng bào có đủ điều kiện tối thiểu khôi phục chăn nuôi.

 Đối với những diện tích rừng, thảo quả bị chết cháy sau băng tuyết đồng bào cũng chủ động thu dọn thực bì và tranh thủ thời gian cuốc hố sẵn để chờ cây giống trồng lại những diện tích đã mất. Phòng NN & PTNT huyện kết hợp với chính quyền các xã gieo ươm cây giống để trồng lại. Theo báo cáo của Phòng NN & PTNT huyện cho biết, phòng đã xây dựng 7 vườn ươm tại 7 xã. Đến nay, đã gieo ươm trên 2,5 triệu cây giống: Sa mộc, Mỡ, Tống quá sủ, xoan, Quế... Và Phòng NN & PTNT đã cử các cán bộ kỹ thuật, khuyến nông, bám sát thực địa để cùng đồng bào chăm bón cây con đảm bảo tiêu chuẩn, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng để phục vụ việc trồng lại 631 ha rừng bị chết do băng giá gây ra.

Đối với diện tích cây thảo quả bị thiệt hại do rét là 1.129 ha, đến nay cũng đã được đồng bào của 4 xã vùng trọng điểm làm vệ sinh quanh gốc với mục đích để cây thảo quả “tự” phục hồi. Và, nếu không phục hồi được sẽ tiến hành đào gốc bị thối lên chuẩn bị đất sẵn sàng cho việc trồng thay thế. Cả 4 vườn ươm thảo quả tại vùng trọng điểm đã được khôi phục ngay sau rét để tiếp nhận giống về gieo ươm cây con...

 Có thể khẳng định, đến giờ phút này Xín Mần đã khắc phục xong cơ bản thiệt hại. Đồng thời, chuẩn bị đủ giống sẵn sàng cho việc trồng cấy lại toàn bộ diện tích rừng, thảo quả, cỏ chăn nuôi đã bị thời tiết cực đoan gây ra trong đợt rét hại, băng giá vừa qua.

Điểm mới trong việc khắc phục thiệt hại, khôi phục lại sản xuất vụ Xuân ở Xín Mần năm nay được UBND huyện chỉ đạo là “Kéo dài thời vụ” trồng cấy đến trung tuần tháng 3 dương lịch. Tức là, thời gian trồng cấy vụ Xuân năm nay kéo dài hơn mọi năm trước đó từ 10 – 15 ngày. Lý do kéo dài thời vụ trồng cấy nhằm để tránh thời gian nắng nóng khô hạn do En-ni-nô gây ra. Đồng thời, kéo dài thời vụ trồng cấy còn là để đón những đợt mưa rào đầu mùa thường vào giữa tháng 3, đầu tháng 4 hàng năm. Thường trực UBND huyện Xín Mần quán triệt các cơ quan chức năng, chính quyền cơ sở, bám chắc chỉ đạo của Thường trực, bám đồng ruộng, bám dân, quyết tâm hoàn thành mọi chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất vụ Xuân cả về số lượng và chất lượng.

Nguyễn Hùng


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nộp thuế điện tử ở Yên Minh, tiện ích đi cùng sự hưởng ứng tích cực

BHG- Để giảm thiểu các thủ tục hành chính rườm rà, thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp trong nộp thuế (NT) và phí theo đúng chỉ đạo của cấp trên. Năm 2015, Chi cục Thuế huyện Yên Minh đã triển khai tập huấn đăng ký, nộp thuế điện tử (NTĐT) tới tất cả các doanh nghiệp, HTX, đơn vị sự nghiệp hành chính trên địa bàn huyện. Từ những tiện ích, thuận lợi của dịch vụ này, các cá nhân, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ, nhiệm vụ nộp thuế rất đồng tình hưởng ứng.

10/03/2016
Người dân xã Ngọc Linh nâng cao thu nhập từ trồng mía nguyên liệu

BHG- Những ngày này, trên khắp các cánh đồng mía của xã Ngọc Linh (Vị Xuyên), bà con nhân dân đang khẩn trương thu hoạch trên 34 ha mía đường. Đây là năm thứ 3 xã có nguồn thu từ trồng mía nguyên liệu. Niềm vui được mùa, được giá lan tỏa khắp mọi nẻo đường, trên từng khuôn mặt sạm đen nắng gió của người nông dân.

10/03/2016
Bắc Mê khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất vụ Xuân

BHG- Từ đầu vụ Xuân 2015 - 2016 đến nay, trên địa bàn huyện Bắc Mê gặp nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, mặc dù tiến độ làm đất, gieo mạ đã đáp ứng được khung thời vụ, xong do ảnh hưởng của các đợt rét đậm, rét hại kéo dài khiến tiến độ gieo trồng bị chậm. Một số diện tích gieo trồng trên địa bàn huyện giảm hơn so với kế hoạch đề ra. Đặc biệt, diện tích cây lúa mới chỉ đạt khoảng trên 320 ha.

10/03/2016
"Thỏa lòng" bông chít vùng sâu

BHG- Bạch Ngọc là một trong những xã vùng sâu của huyện Vị Xuyên, điều kiện để phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, bà con nhân dân trong xã đã đoàn kết, giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất để nâng cao thu nhập. Một trong những mô hình sản xuất đã và đang thực hiện là mô hình trồng cây chít làm vùng nguyên liệu cho Làng nghề chổi chít Việt Lâm. Mô hình đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế, giúp cho đời sống của bà con từng bước được nâng cao.

10/03/2016