Hà Giang

Nà Chì phấn đấu trở thành xã "động lực" vùng kinh tế phía Nam của huyện Xín Mần

07:48, 17/02/2016

Nằm ở cửa ngõ phía Nam đường vào huyện Xín Mần, xã Nà Chì đang phát huy lợi thế về địa lý, tài nguyên và huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Nà Chì phấn đấu, từ năm 2016 đến năm 2020 trở thành “vùng động lực” phát triển của huyện Xín Mần.

Mô hình “nhà sạch, vườn đẹp” của 1 hộ gia đình xã Nà Chì.
Mô hình “nhà sạch, vườn đẹp” của 1 hộ gia đình xã Nà Chì.

Phát huy lợi thế

Hiện nay, phong trào xây dựng Nông thôn mới (NTM) ở Nà Chì đang trở thành “cao trào”. Tính đến hết năm 2015, xã Nà Chì đã đạt 15/19 tiêu chí chỉ sau gần 3 năm (2013 -2015) triển khai thực hiện. Sản xuất phát triển, hạ tầng ngày càng hoàn thiện, đời sống ngày một nâng cao, diện mạo nông thôn đổi mới là điều nhận thấy rõ nét ở Nà Chì hôm nay. Kết quả trên là sự lao động sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc trong xã. Sau gần 3 năm triển khai, nhân dân xã Nà Chì đã đóng góp rất nhiều đất đai, công sức để mở mới trên 60 km đường giao thông nông thôn, đường liên thôn, liên xã và đường liên gia (đường nối liền các hộ trong từng thôn bản). Đường mở ra, lợi thế về cây chè Shan Tuyết trên 550 ha được tận dụng khai thác, chế biến và tiêu thụ. Cây chè trở thành cây thế mạnh được vừa được khai thác lại vừa được đầu tư trồng mới mỗi năm trên 50 ha. Hiện nay, Nà Chì có 1 làng nghề gồm 10 hộ chuyên chế biến chè đặc sản (chè đinh). Chè đinh là sản phẩm chè nguyên búp, được hái vào buổi sớm khi sương núi còn chưa kịp tan. Đồng thời, chè đinh được sao, sấy thủ công từ bàn tay điêu luyện của con người. Mỗi kg chè đinh làm ra có trị giá vài triệu đồng. Bởi thế, người làng nghề làm chè nơi đây chỉ chuyên làm ra bán cho “khách sộp”.

Trong phát triển kinh tế hiện nay, Nà Chì thành lập 13 Tổ hợp tác sản xuất cây lương thực và 24 Nhóm sở thích chăn nuôi. Các tổ hợp tác chăm lo toàn bộ công việc trồng cấy của nhân dân. Còn làng nghề, các HTX lo tìm việc làm, tìm đầu ra cho các sản phẩm, giải quyết thường xuyên trên 100 lao động có việc làm, thu nhập ổn định. Ngoài ra, còn 91 xưởng chế biến mi ni cung cấp nguyên liệu cho Xưởng chế biến chè Nà Chì. Mỗi năm, Nà Chì cung cấp cho thị trường tiêu dùng cả nước trên 450 tấn chè thành phẩm chất lượng cao và an toàn tuyệt đối. Lợi thế về đất đai còn lại được đồng bào tận dụng trồng cỏ, trồng rừng và chăn nuôi đại gia súc.

 Phương thức hoạt động của 24 Nhóm sở thích chăn nuôi và 13 tổ hợp tác sản xuất nông, lâm nghiệp là: Đi sâu vào các lĩnh vực trồng cấy cây lương thực đặc sản và chăn nuôi trâu, dê, lợn đen bản địa. Các Tổ, Nhóm trên cùng bàn bạc trực tiếp với nhân dân để đưa ra các quyết định: Trồng cây gì, nuôi con gì, cách thức đầu tư, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ các sản phẩm làm ra ở đâu để có lợi nhuận cao nhất... Phương pháp làm ăn có sự tham gia đóng góp trực tiếp của người dân đã tạo sự đồng thuận, cùng làm, cùng hưởng. Phương pháp đó đã tạo cho kinh tế trong xã thay đổi cơ bản về “chất” chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa mà thị trường đang có nhu cầu. Trên các cánh đồng mẫu, người dân đã thực hiện “5 cùng” và các trang trại chăn nuôi đã chuyển thành “chuyên” về lợn đen, trâu, hoặc nuôi dê đặc sản.

Lợi thế về rừng tụ nhiên được giao trực tiếp quyền quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt cho từng Tổ quản lý rừng, tại mỗi thôn, do người dân làm chủ. Nhờ giải pháp đó mà 6.196 ha rừng tự nhiên được quản lý tốt, nhiều năm nay không xẩy ra cháy, chặt hoặc khai thác trái phép. Đất rừng còn trống, được tận dụng trồng cây lấy gỗ, cây dược liệu và trồng thêm cỏ để chăn nuôi. Chủ tịch UBND xã Nà Chì, Hoàng Thanh Đại khẳng định: Nà Chì quyết tâm phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành vùng kinh tế “động lực” cụm phía Nam huyện Xín Mần để thu hút các nhà đầu tư phát triển.

Đón bắt thời cơ.

Phong trào xây dựng NTM đang tạo cho Nà Chì nhiều cơ hội phát triển. Đón bắt cơ hội này, nhiều hộ trong xã và các vùng lân cận đã về đây mở rộng sản xuất, kinh doanh. Qua ghi nhận, đã có 62 hộ và 2 HTX chuyên sản xuất và kinh doanh đa lĩnh vực tại địa bàn. Thu ngân sách từ phí, lệ phí năm 2015 đạt trên 242 triệu đồng (Nà Chì là xã có nguồn thu chỉ đứng sau thị trấn Cốc Pài). Nguồn thu tuy còn nhỏ, nhưng đã phản ánh sự phát triển giao thương mới nổi lên tại một xã vùng sâu được ngân sách Nhà nước bao cấp từ trước tới nay. Nghề thu mua và kinh doanh nông, lâm, thủy sản, chế biến gỗ rừng trồng, chế biến chè đặc sản, kinh doanh du lịch khám phá thiên nhiên, khám phá văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc... đang mở ra nhiều cơ hội thu hút đầu tư vào Nà Chì. Được biết, tuyến đường nối Nà Chì với Bản Liền (Lào cai) đã được xem xét phê duyệt; tuyến đường từ xã Hồ Thầu (Hoàng Su Phì) – Quảng Nguyên – Nà Chì đang hứa hẹn được nâng cấp đó là các tín hiệu vui đầu Xuân 2016 đối với đồng bào Nà Chì. Để xã Nà Chì trở thành vùng “động lực”, Đảng bộ, chính quyền xã còn đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực. Trên cơ sở hệ thống trường lớp đã có, năm học này đồng bào còn đóng góp gần trăm triệu đồng, cả trăm ngày công lao động để củng cố thêm cơ sở các lớp học ở thôn: Bản Vẽ, Nậm Khương. Hiện tại, xã đang tập trung nguồn lực “xã hội hóa” tu sửa Trường Mầm non trung tâm, điểm trường Bản Pó, bếp ăn Trường Tiểu học Bản Vẽ, Khâu Lầu và điểm trường Nà Lạn... với quyết tâm xây dựng các thế hệ kế nối tương lai của đất nước có đủ đức- trí để xây dựng xã Nà Chì ngày một thịnh vượng.

Xã Nà Chì hiện tại đã có một cơ ngơi khang trang từ điện, đường, trường học với đủ các cấp học, bậc học từ Mầm non đến THPT, chợ trung tâm cụm xã, Bệnh viện Đa khoa cấp III, Bưu điện... Lợi thế ấy đang thúc giục Đảng bộ, nhân dân trong xã phấn đấu hết mình để trở thành điểm đến, đủ nguồn lực phát triển bền vững trong một tương lai gần.

Nguyễn Hùng


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

"Nhờ có Agribank chúng tôi đã có nhà ở"

BHG- Đó là chia sẻ rất chân thật của 2 chị Dương Tố Quyên và Hoàng Thị Hoài, đều trú tại tổ 2 thị trấn Yên Minh (Yên Minh) khi nói về việc được vay vốn ưu đãi từ gói hỗ trợ cho vay xây, sửa chữa nhà (XSCN) do Agribank thực hiện theo Nghị quyết 02 của Chính phủ, đã tạo điều kiện để gia đình hai chị sau nhiều năm chật vật đi thuê trọ; nay đã có một ngôi nhà khang trang.

17/02/2016
Agribank Mèo Vạc: Tích cực triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

BHG- Vào những ngày cuối năm 2015, có dịp đồng hành cùng Agribank Mèo Vạc đến các xã để triển khai Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; chúng tôi mới thấy được sự chủ động, tích cực của đội ngũ cán bộ, nhân viên Agribank Mèo Vạc.

17/02/2016
Góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới

BHG- Thời gian qua, cùng với việc duy trì và phát triển mở rộng hoạt động kinh doanh, Agribank Chi nhánh Thanh Thủy luôn quan tâm, chăm lo đến đời sống cán bộ và các hoạt động an sinh; góp phần thúc đẩy phát triển KT – XH cho các xã vùng biên khu vực Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy.

17/02/2016
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến kiểm tra tình hình thiệt hại về cây trồng tại Quang Bình và Bắc Quang

BHG- Trong thời gian vừa qua, do thời tiết rét đậm kéo dài đã ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là diện tích cây lúa đang trong thời vụ gieo cấy của bà con nông dân. Ngày 16. 2, đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi thăm và kiểm tra tình hình thiệt hại về diện tích cây lúa tại hai huyện Bắc Quang và Quang Bình.

16/02/2016