BQL các Dự án nông thôn "Dệt" ước mơ trên cung đường mới

08:32, 01/02/2016

(Xuân 2016)- Hơn 10 năm - kể từ ngày xảy ra trận lũ quét lịch sử ập đến với người dân xã Du Tiến, Du Già (Yên Minh), tôi trở lại mảnh đất này khi Xuân đang gõ cửa, khi người dân đang tưng bừng với cuộc sống mới. Mỗi bước chân đi trên mảnh đất này, ký ức một thời đau thương lại trở về, cho thấy những nỗ lực vực dậy cuộc sống của người dân nơi đây thật phi thường. Cả một bản làng trù phú nằm bên sườn núi, bỗng chốc không còn một mái nhà, tất cả bị vùi lấp trong đất, không khí tang thương bao chùm khắp vùng. Sau đợt lũ quét, nhân dân trong tỉnh, các nhà hảo tâm góp sức cùng với chính sách đầu tư của Đảng, Nhà nước đã dần làm vợi đi nỗi đau, tiếp sức cho người dân dựng lại cuộc sống mới từ đổ nát hoang tàn.

Sức người và thiết bị máy móc làm việc liên tục trên công trường đường Du Tiến - Bản Lè.
Sức người và thiết bị máy móc làm việc liên tục trên công trường đường Du Tiến - Bản Lè.

Điều thay đổi dễ nhận thấy nhất chính là hệ thống hạ tầng cơ sở như đường giao thông, điện lưới quốc gia, trụ sở làm việc được đầu tư, xây dựng khang trang. Đặc biệt, hệ thống giao thông đang được đầu tư tương đối hoàn thiện, đồng bộ, có tính kết nối, phá vỡ thế cô lập, mở ra cơ hội giao lưu, trao đổi hàng hóa. Ngoài tuyến đường nối từ Minh Sơn (Bắc Mê) đến Du Già, Du Tiến được trải nhựa phẳng lỳ, đoạn đường Du Tiến - Bản Lè - Ngọc Long thuộc Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc, sử dụng vốn vay ADB do Sở NN-PTNT làm chủ đầu tư cũng đang được nhà thầu thi công đẩy nhanh tiến độ. Tuyến đường gồm 2 tiểu dự án, trong đó đoạn Du Tiến - Bản Lè dài trên 16,4km, xây dựng theo tiêu chuẩn đường loại A-GTNT, tổng mức đầu tư trên 74 tỷ đồng; tuyến Bản Lè - Ngọc Long, dài trên 13,4km, tổng mức đầu tư trên 65,5 tỷ đồng. Khi hoàn thành, đưa vào sử dụng, sẽ rút ngắn thời gian lưu thông, giảm chi phí đi lại cho người dân.

Mùa Xuân sau, người dân từ các bản xa có thể cưỡi xe máy về trung tâm xã, không còn cảnh đi bộ nữa.
Mùa Xuân sau, người dân từ các bản xa có thể cưỡi xe máy về trung tâm xã, không còn cảnh đi bộ nữa.

Xác định rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đầu tư, xây dựng tuyến đường, chủ đầu tư thường xuyên cử cán bộ bám nắm công trường, kịp thời xử lý những vướng mắc phát sinh, đảm bảo tiến độ theo đúng kế hoạch. Đồng thời, 2 doanh nghiệp “mạnh” của tỉnh gồm Công ty TNHH Miền Tây và Công ty TNHH 307 trúng thầu thi công đã tập trung máy móc, điều những cán bộ có kinh nghiệm thi công đường miền núi về công trường nên đảm bảo tiến độ, chất lượng và mỹ thuật. Anh Nguyễn Khánh Giang, đội trưởng Công ty TNHH 307 thi công đoạn Du Tiến - Bản Lè cho biết: Trên công trường luôn có đông lao động, cùng nhiều máy móc, thiết bị hỗ trợ mở nền, phá đá, rải nhựa. Còn anh Dương Anh Hào, cán bộ giám sát thuộc Công ty Cổ phần TVTK Xây dựng Hà Giang khẳng định, việc tổ chức thi công của nhà thầu được tiến hành khoa học, bố trí máy móc, nhân lực hợp lý, thực hiện tốt công tác nội nghiệp, ngoại nghiệp, luôn có phương án dự phòng thi công nên đã đạt tiến độ, chất lượng theo đúng yêu cầu.

Tiểu dự án nâng cấp đường Du Tiến - Bản Lè đang dần được hoàn thiện.
Tiểu dự án nâng cấp đường Du Tiến - Bản Lè đang dần được hoàn thiện.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Song Tứ, Giám đốc BQL Các dự án phát triển nông thôn miền núi cho biết: Trước khi triển khai dự án, tuyến Du Tiến - Ngọc Long là đường đất, đường mòn trên các sườn đồi, mặt đường nhỏ, hẹp, đi lại rất khó khăn, vào mùa mưa, tuyến này gần như bị “tê liệt”. Việc nâng cấp tuyến đường lên loại A-GTNT có ý nghĩa rất quan trọng, khi đưa vào sử dụng sẽ góp phần nâng cao đời sống, tạo thuận lợi trong việc đi lại của hơn 18,5 nghìn người dân các xã Du Tiến, Ngọc Long. Trong 2 tiểu dự án trên, dự án nâng cấp đường Bản Lè - Ngọc Long được thi công từ tháng 6.2014, khối lượng đạt 98%; tuyến Du Tiến - Bản Lè, khởi công đầu năm 2015, hiện đạt trên 70% khối lượng. Các nhà thầu thi công đang nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ, bàn giao đưa vào sử dụng giữa năm 2016. Tuyến đường Du Tiến - Bản Lè - Ngọc Long được đầu tư, xây dựng đã, đang góp phần hiện thực hóa ước mơ thoát nghèo của người dân.

Nhiều đoạn đường khó, phải hoàn toàn dựa vào máy móc.
Nhiều đoạn đường khó, phải hoàn toàn dựa vào máy móc.

THIÊN THANH


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thí điểm quản lý rừng bền vững và xây dựng chứng chỉ rừng ở Bắc Quang

BHG- Nhằm xây dựng vùng nguyên liệu bền vững theo tiêu chuẩn FSC của Hội đồng quản trị rừng thế giới, chiều 29.1, tại Hội trường UBND huyện Bắc Quang, Công ty Cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu lâm nghiệp (CP CN&XNKLN) Hà Giang phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức Hội thảo Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng (FSC) thí điểm áp dụng cho nhóm hộ tại huyện Bắc Quang.

30/01/2016
Công ty Cổ phần Cơ khí & Khoáng sản: "Còn công nhân là còn doanh nghiệp"

(Xuân 2016)- Tính đến thời điểm hiện nay, giá bán kim loại của Công ty Cổ phần Cơ khí & Khoáng sản Hà Giang trên thị trường thế giới đã sụt giảm tới 50% so với đầu năm 2015. Làm thế nào để ổn định doanh nghiệp, duy trì sản xuất đang đặt "lên vai" Ban Giám đốc doanh nghiệp.

30/01/2016
BIDV Hà Giang mang "Tết tri ân" cùng "Xuân may mắn"

(Xuân 2016)- Năng động, sáng tạo, trách nhiệm; năm qua, BIDV Hà Giang (Chi hánh Ngân hàng TMCPĐT và PT) thường xuyên tăng cường quảng cáo, tiếp thị, triển khai các biện pháp về chính sách khách hàng, thông tin quảng bá về các loại sản phẩm tiền gửi huy động vốn. 

30/01/2016
Hải quan tỉnh dẫn đầu ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách hành chính

(Xuân 2016)- Cải cách hành chính (CCHC), ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý, điều hành công việc được Cục Hải quan triển khai từ năm 2008. 

30/01/2016