Nông nghiệp Xín Mần một năm vượt khó

10:53, 27/01/2016

(Xuân 2016) - Năm 2015, Phòng Nông nghiệp&PTNT huyện Xín Mần đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong công tác tham mưu cho UBND huyện cũng như công tác chuyên môn. Cùng với sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, Nông nghiệp Xín Mần đã có nhiều chuyển biến, góp phần nâng cao thu nhập và XĐGN trên địa bàn.

Tổng đàn gia súc, gia cầm của huyện năm 2015 tăng mạnh so với năm 2014 là kết quả đáng ghi nhận của các chương trình, phương án được Phòng Nông nghiệp&PTNT huyện triển khai kịp thời đến người dân.
Tổng đàn gia súc, gia cầm của huyện năm 2015 tăng mạnh so với năm 2014 là kết quả đáng ghi nhận của các chương trình, phương án được Phòng Nông nghiệp&PTNT huyện triển khai kịp thời đến người dân.

Năm 2015 là năm mà sản xuất nông nghiệp Xín Mần gặp nhiều khó khăn do biến đổi khí hậu. Hạn hán kéo dài trên diện rộng trong vụ Xuân đã làm ảnh hưởng nhiều đến công tác sản xuất của người dân. Nhiều diện tích đất dốc trên cao do thiếu nước canh tác nên năng suất thấp dẫn đến tổng sản lượng lương thực cả năm bị giảm xuống, ước đạt 38.152,5 tấn, đạt 97,1% so với kế hoạch giao, giảm 1.122,5 tấn. Trước khó khăn thử thách đó, Phòng Nông nghiệp Xín Mần đã chỉ đạo các cán bộ phòng, cán bộ khuyến nông, trạm thú y và phối hợp với các phòng, ban, các tổ chức đoàn thể tổ chức tuyên truyền, vận động bà con nhân dân tích cực tăng gia sản xuất, triển khai kịp thời các chương trình, dự án hỗ trợ đến với người dân.

Trong đó, chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được Phòng Nông nghiệp vào cuộc và mang lại hiệu quả cao. Với mục tiêu đưa nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn, Phòng đã phân công cán bộ phụ trách xuống các thôn, bản vận động bà con nhân dân chuyển đổi diện tích đất dốc sang trồng cỏ chăn nuôi đại gia súc. Năm qua, toàn huyện có 89,61ha diện tích đất nương dốc được người dân  chuyển đổi sang trồng cỏ, nâng tổng diện tích trồng cỏ toàn huyện đạt 2.129,3ha. Nhiều hộ dân đã mở rộng quy mô sản xuất chăn nuôi theo hướng hàng hóa hơn 10 con/hộ ở các xã: Quảng Nguyên, Nà Chì, Chí Cà... thu nhập bình quân 2,5 – 3 triệu đồng/tháng. Phòng Nông nghiệp cũng triển khai nhiều biện pháp chăm sóc gia súc, phòng, chống dịch bệnh, vì vậy đã khắc phục được những rủi ro trong chăn nuôi cho người dân, duy trì được sự tăng trưởng của tổng các đàn gia súc, gia cầm. Đến nay, tổng đàn trâu của huyện đạt 18.777 con, tăng 2.229 con so với cùng kỳ năm 2014. Hầu hết các xã đều đạt và vượt chỉ tiêu về tổng đàn trâu, bò như: Xã Quảng Nguyên số lượng gia súc, gia cầm đạt 45.399 con (tổng đàn trâu tăng thêm 327 con so với cùng kỳ năm 2014); xã vùng biên Nàn Xỉn tăng hơn 300 con trâu, bò so với thời điểm này năm trước... Bên cạnh đó, công tác tổ chức lại sản xuất cũng được thực hiện mạnh mẽ. Từ 19 tổ sản xuất thôn, bản thành lập năm 2013 tại 3 xã: Nà Chì, Khuôn Lùng, Quảng Nguyên; đến nay, huyện đã nhân rộng tổ hợp tác tại 181 thôn, bản và 368 nhóm sở thích ở 19 xã, thị trấn với 213 hộ tham gia, quy mô từ 5 con trâu, bò trở lên. Đặc biệt, vụ Xuân năm 2015, Phòng vận động người dân thực hiện “5 cùng” trên cánh đồng mang lại năng suất cao. Được sự quan tâm và phối hợp của các cấp, các ngành trong huyện, công tác triển khai trồng rừng theo chủ trương của tỉnh cũng được Phòng hoàn thành đúng tiến độ. Với chỉ tiêu được giao 1.633,3 ha, Xín Mần hoàn thành và trồng mới được hơn 1.778ha diện tích rừng trong năm 2015. Ngoài ra, công tác tuyên truyền Luật Bảo vệ và phát triển rừng được cán bộ Phòng Nông nghiệp hướng dẫn đến đông đảo người dân, góp phần nâng cao vai trò và ý thức bảo vệ “Lá phổi xanh” cho nhân dân nơi vùng đất cực Tây...

Anh Ngô Văn Tăng, Trưởng phòng Nông nghiệp&PTNT huyện Xín Mần cho biết: Việc triển khai kịp thời, hiệu quả các phương án, chương trình hỗ trợ bà con nhân dân trên địa bàn, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được đẩy mạnh và mang lại hiệu quả cao, đã bù đắp được lượng lương thực 3.100 tấn bị thiếu hụt do hạn hán gây ra trong vụ Xuân. Bước sang năm 2016, Phòng Nông nghiệp sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con nhân dân tăng gia sản xuất, đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc, tăng tổng đàn từ 24.000 con lên 40.000 con đến năm 2020. Phấn đấu đưa tỷ trọng trong chăn nuôi chiếm 35% kinh tế của ngành và chuyển dịch chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi hàng hóa theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra.

VĂN LONG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thủy điện Sông Bạc nguồn năng lượng dồi dào

(Xuân 2016) - Công trình Thủy điện Sông Bạc chính thức được khởi công xây dựng tháng 10.2010 trên địa bàn 4 xã: Tân Trịnh, Tân Bắc, Tiên Nguyên và Xuân Minh, huyện Quang Bình (Hà Giang), do Công ty Cổ phần thủy điện Sông bạc làm chủ đầu tư. Sau 5 năm cố gắng nỗ lực của chủ đầu tư và các nhà thầu công trình, cộng với sự giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh tới huyện và nhân dân các dân tộc trên địa bàn các xã, ngày 19.4.2015 công trình đã chính thức được cắt băng khánh thành đưa vào vận hành, sử dụng.

27/01/2016
Thủy điện Sông Miện 5 an toàn hòa nhịp Xuân mới

(Xuân 2016) - Khởi nguồn từ những quyết sách tái cơ cấu, gom góp kinh nghiệm và nguồn lực hiện có, Công ty Cổ phần Thủy điện (CPTĐ) Sông Miện 5 mạnh dạn chuyển đổi đầu tư từ xây dựng cơ bản sang phát triển bền vững theo đúng chủ trương, đường hướng của Đảng bộ tỉnh đề ra cho các doanh nghiệp. 

27/01/2016
Rộn rã Sông Lô 4

(Xuân 2016) - Trên 200 cán bộ, kỹ sư bậc cao, công nhân lành nghề cùng nhiều thiết bị, máy móc hỗ trợ thi công hiện đại được chủ đầu tư huy động về công trường; toàn bộ số nhân lực, thiết bị được bố trí làm việc liên tục 3 ca nên sau một thời gian ngắn thi công, trên dòng sông Lô đã, đang hình thành một nhà máy thủy điện mới - Thủy điện Sông Lô 4. 

27/01/2016
Tất cả vì sự phát triển của Agribank

BHG- Nhân dịp năm mới 2016, Phóng viên (PV) Báo Hà Giang đã có cuộc phỏng vấn đồng chí (Đ.c) Nguyễn Ngọc Hải, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Agribank Hà Giang về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2015.

27/01/2016