Hà Giang

Nghị định 55 của Chính phủ

Khơi thông nguồn vốn phát triển nông nghiệp - nông thôn

08:23, 24/12/2015

BHG- Phát triển nông nghiệp, nông thôn (NNNT) nhằm nâng cao đời sống của nông dân là nhiệm vụ có tính chiến lược của Đảng và Nhà nước. Ngày 9.6.2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng (CSTD) phục vụ phát triển NNNT. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 25.7.2015 (thay thế Nghị định số 41 trước đó) nhằm khơi thông nguồn vốn tín dụng trong thời gian tới, giúp người dân có điều kiện tiếp cận các nguồn vốn, góp phần thúc đẩy KT-XH phát triển.

Để giúp người dân có điều kiện thuận lợi tiếp cận nguồn vốn tín dụng theo Nghị định 55 của Chính phủ, trao đổi với phóng viên, đồng chí Nguyễn Xuân Thịnh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh cho biết: Trước Nghị định 55, ngày 12.4.2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về CSTD phục vụ phát triển NNNT. Sau 5 năm triển khai, Nghị định 41 đã đi vào cuộc sống, khơi thông nguồn vốn tín dụng vào NNNT; góp phần thực hiện XĐGN, nâng cao đời sống nhân dân và từng bước thực hiện CNH – HĐH NNNT.

Khách hàng đến giao dịch tại Chi nhánh Ngân hàng NN và PTNT huyện Quang Bình.
Khách hàng đến giao dịch tại Chi nhánh Ngân hàng NN và PTNT huyện Quang Bình.

Theo số liệu của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh cho thấy, từ tháng 8.2010 đến hết tháng 8.2015; có 494.665 lượt khách hàng vay vốn, với doanh số cho vay là 13.960 tỷ đồng. Dư nợ cho vay phát triển NNNT liên tục tăng hằng năm từ 2.546 tỷ đồng năm 2010, lên 4.599 tỷ đồng tháng 8.2015; đạt mức tăng trưởng hằng năm 12,5%. Như vậy, Nghị định 41 đã tạo điều kiện cho nông dân được vay vốn một cách thuận lợi, giúp nông dân có đủ vốn kịp thời phát triển sản xuất; chuyển dần từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Bên cạnh việc cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất của các hộ nông dân, thì việc cho vay hộ nghèo, cho vay các đối tượng chính sách theo các chương trình kinh tế của Chính phủ tiếp tục được thực hiện; góp phần XĐGN ở một bộ phận nông dân gặp khó khăn và đảm bảo an sinh xã hội ở nông thôn. Bên cạnh cơ sở hạ tầng cho NNNT đã được tỉnh và các cấp tập trung đầu tư và thực hiện đạt kết quả cao. Vốn tín dụng Ngân hàng đã góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, làm cho bộ mặt nông thôn được khang trang hơn; từ đó, tạo điều kiện cho phát triển KT-XH của tỉnh. Ước đến hết 31.12.2015, tổng dư nợ đạt 12.255 tỷ đồng; trong đó, dư nợ lĩnh vực NNNT khoảng 3.269 tỷ đồng (chiếm 27,3% tổng dư nợ), sô lượng khách hàng vay vốn lĩnh vực NNNT là 24.580 khách hàng, so với 31.7.2015 thời điểm bắt đầu thực hiện Nghị định 55 tăng 596 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng trở nên sâu rộng, sản phẩm nông nghiệp nước ta đã thực sự bước vào “sân chơi” chung của thế giới thì cơ chế sản xuất nông nghiệp dựa trên nền tảng “hộ gia đình” với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, thiếu liên kết đã bộc lộ nhiều bất cập. Tình trạng “được mùa, mất giá, được giá, mất mùa” thường xuyên xảy ra, một số sản phẩm nông nghiệp sản lượng không ngừng tăng nhưng giá trị lại không tăng hoặc giảm đi đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập và đời sống của người nông dân. Việc tái cơ cấu ngành Nông nghiệp đang là yêu cầu cấp bách trong chiến lược phát triển KT-XH nước ta và rất cần có các cơ chế, chính sách hỗ trợ kèm theo để phục vụ quá trình tái cơ cấu này, trong đó CSTD phục vụ phát triển NNNT đóng vai trò hết sức quan trọng. Mặt khác, sự phát triển KT-XH đã khiến một số quy định trong Nghị định 41 không còn phù hợp nữa...

Trước những yêu cầu của thực tiễn đòi hỏi phải hoàn thiện chính sách tín dụng đối với lĩnh vực NNNT, phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chủ động đề xuất và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Chính phủ ban hành Nghị định mới về chính sách tín dụng phục vụ phát triển NNNT. Ngày 9.6.2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về CSTD phục vụ phát triển NNNT. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 25.7.2015 (thay thế Nghị định số 41) đã có nhiều thay đổi nhằm khơi thông nguồn vốn tín dụng trong thời gian tới.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thịnh cho biết thêm: Nghị định 55 quy định, nông thôn là khu vực địa giới hành chính không bao gồm địa bàn phường, quận thuộc thị xã, thành phố; đồng thời đã bổ sung đối tượng được vay vốn phục vụ phát triển NNNT bao gồm cả đối tượng là cá nhân, hộ có hộ khẩu trên địa bàn thành phố, thị xã, doanh nghiệp có trụ sở ngoài khu vực nông thôn, nhưng tham gia sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp đều được tiếp cận chính sách ưu đãi của Chính phủ. Đây là điểm bổ sung rất quan trọng của Nghị định 55 so với Nghị định 41. Bởi trong thời gian thực hiện Nghị định 41, có nhiều người dân làm nông nghiệp nhưng chỉ vì ở khu vực thị trấn, hộ khẩu ở phường hoặc thị xã, thành phố mà không được vay vốn. Nghị định 55 quy định 7 lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển NNNT. Theo đó Nghị định 55 cũng đã quy định rõ và mở rộng hơn những lĩnh vực cho vay được hưởng chính sách ưu đãi này. Khách hàng được TCTD cho vay không có tài sản bảo đảm theo quy định của Nghị định này; trường hợp khách hàng có nhu cầu vay cao hơn mức cho vay không có bảo đảm quy định của Nghị định này thì phần vay vượt phải thực hiện theo các quy định hiện hành về cho vay của TCTD... Điểm quan trọng là Nghị định 55 đã mở rộng đối tượng cho vay không có tài sản bảo đảm đến cá nhân, hộ cư trú ngoài khu vực NNNT, nhưng có hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với mức tối đa 100 triệu đồng; nếu các đối tượng này tham gia liên kết trong sản xuất nông nghiệp với HTX hoặc doanh nghiệp. Đồng thời nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa là 100 triệu đồng đối với hộ cá nhân, gia đình; 300 triệu đồng đối với hộ kinh doanh; 1 tỷ đồng đối với HTX, chủ trang trại. Ngoài ra, Liên hiệp HTX nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ khai thác hải sản xa bờ được vay tối đa 3 tỷ đồng nhưng cũng không cần tài sản bảo đảm. Đây là điểm mới nhất của Nghị định 55 này...

Để tổ chức thực hiện Nghị định 55 thực sự đi vào cuộc sống, giúp các tổ chức, cá nhân tiếp cận dễ dàng hơn, nhiều hơn với các nguồn vốn tín dụng, phục vụ cho sự nghiệp phát triển NNNT, Nghị định cũng quy định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành liên quan. Theo đó, ngày 22.7.2015 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 10/2015/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 55. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Giang đã và đang triển khai Nghị định này đến các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh để thực hiện kịp thời, giúp người dân có điều kiện tiếp cận các nguồn vốn.    

HIẾN CHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xây dựng Nông thôn mới góp phần CNH – HĐH đất nước

BHG- Một nước công nghiệp không thể để nông nghiệp, nông thôn lạc hậu, nông dân nghèo khó. Do đó, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) là sự nghiệp cách mạng, cuộc vận động lớn của cả hệ thống chính trị. Đối với tỉnh ta, sau 5 năm (2011 – 2015) triển khai thực hiện đã và đang tạo được những chuyển biến rõ nét, bộ mặt nông thôn được đổi mới, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, thu nhập và đời sống nhân dân ngày càng nâng lên.

23/12/2015
Bắc Quang, tổng diện tích chè đạt gần 2.800ha

BHG- Tính đến nay, tổng diện tích cây chè toàn huyện Bắc Quang dạt 2.795ha. Trong đó, diện tích cho thu hoạch đạt 2.271ha, diện tích chăm sóc là 524ha. Sản lượng chè búp tươi ước đạt 10.220 tấn, tổng giá trị ước đạt trên 61 tỷ đồng. 

23/12/2015
Sản xuất chè VietGAP ở Vị Xuyên còn nhiều "nút thắt"

BHG- Từ bao đời nay, cây chè luôn gắn bó mật thiết với người nông dân và là nguồn thu nhập chính của nhiều nông hộ trên địa bàn huyện Vị Xuyên. Để nâng cao giá trị kinh tế của cây chè đồng thời thúc đẩy ngành chè, phát triển bền vững, những năm qua, tỉnh ta có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và quảng bá thương hiệu sản phẩm chè. 

23/12/2015
Tăng cường quản lý công trình cấp nước sinh hoạt tập trung

BHG- Năm 2014, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 96/KH-UBND về củng cố, tăng cường quản lý, vận hành, bảo dưỡng các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt (NSH) sau đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014-2015.

23/12/2015