Tạo điều kiện linh hoạt, nhanh chóng cho doanh nghiệp dược liệu

08:49, 01/09/2015

BHG- Vừa qua, tại hội nghị gặp mặt giữa lãnh đạo tỉnh với các doanh nghiệp bàn về phát triển dược liệu, đã có nhiều giải pháp và hướng đi mới được đề ra trong việc phát triển dược liệu ở tỉnh.

Các đại biểu xem những sản phẩm dược liệu được sản xuất tại tỉnh ta.
Các đại biểu xem những sản phẩm dược liệu được sản xuất tại tỉnh ta.

Nhiều chính sách mở

Với điều kiện là tỉnh miền núi có độ cao từ 800 – 1.700m so với mực nước biển, nhiệt độ trung bình từ 15 - 23 độ C, độ ẩm cao, có nhiều tiểu vùng khí hậu. Do vậy nguồn gen cây dược liệu tự nhiên ở tỉnh đa dạng, đặc biệt là ở 6 huyện vùng cao. Đây là các yếu tố thích hợp để phát triển ngành sản xuất và chế biến dược liệu. Theo điều tra, trên địa bàn tỉnh có trên 1.101 loài dược liệu gồm: 894 loài mọc hoàn toàn trong tự nhiên, 111 loài được trồng trọt và 96 loài vừa trồng trọt vừa mọc trong tự nhiên. Trong số này có 51 loài cây thuốc quí hiếm, nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Thuận lợi trong phát triển dược liệu là nhiều loài được vườn hóa như: Ô đầu, Thảo quả, Tam thất, Huyền sâm...; nguồn lao động địa phương dồi dào, người dân có truyền thống trồng cây dược liệu. Trong thời gian qua, nhân dân tự trồng được khoảng 10 loài, tạo ra sản phẩm với tổng sản lượng trên 4.262 tấn.

Một lợi thế khác khi đầu tư vào dược liệu đó là dự án phát triển cây dược liệu được tỉnh xác định là nhiệm vụ trọng tâm và Trung ương chọn Hà Giang là trọng điểm phát triển cây dược liệu của cả nước. Nhiều chính sách như Nghị quyết số 47 của HĐND tỉnh về một số chính sách khuyến kích phát triển KT-XH, trong đó có hỗ trợ phát triển cây dược liệu gồm: hỗ trợ 2 triệu đồng/ha tiền mua giống, phân bón, tiền công chăm sóc đối với hộ gia đình trồng dược liệu; đối với doanh nghiệp, HTX thuê đất được hỗ trợ 50% lãi suất của các tổ chức tín dụng trên địa bàn... Về phía Chính phủ đã ban hành Nghị định 210 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, trong đó cây dược liệu nằm trong danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư. Theo đó, doanh nghiệp có dự án đầu tư đáp ứng đủ điều kiện sẽ được hưởng các ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, hỗ trợ tiền thuê đất, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường, áp dụng KHCN...

Sau một thời gian, đã có một số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến dược liệu như: Công ty CPTM phát triển NLN Bình Minh 3; Công ty Nam Dược; Công ty Dược Khoa; Công ty CP ANVY... sản xuất ra những sản phẩm tiêu thụ trên thị trường như: chè Atiso; củ Bạch chỉ; Đương quy... bước đầu cho thấy hiệu quả trong kinh doanh dược liệu. Tại hội nghị gặp mặt giữa lãnh đạo tỉnh với các doanh nghiệp bàn về phát triển dược liệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Nguyễn Minh Tiến đã cam kết sẽ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện tối đa để doanh nghiệp có thể đầu tư triển khai dự án dược liệu trên địa bàn tỉnh với phương châm linh hoạt, nhanh chóng.

Nhiều loài cây dược liệu ở các huyện được trưng tại hội nghị.
Nhiều loài cây dược liệu ở các huyện được trưng tại hội nghị.

Doanh nghiệp đặt nhiều kỳ vọng

Những doanh nghiệp đang kinh doanh dược liệu tại tỉnh đều mong muốn Hà Giang sớm hoàn thành các điều kiện nền tảng cho phát triển dược liệu lâu dài. Theo ông Trần Văn Ơn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Dược Khoa, cho biết: Hiện nay vấn đề về giống đang là mối quan tâm của các doanh nghiệp và cần giải quyết ngay. Cụ thể: Sớm xây dựng vườn ươm giống dược liệu ở Quản Bạ để có nguồn giống lâu dài cung cấp cho các doanh nghiệp và người trồng. Đồng thời, Công ty mong muốn ký kết hợp đồng với Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phó Bảng để ươm trồng các giống cây dược liệu thích hợp với độ cao trên 1.500m. Một doanh nghiệp khác là Công ty CPTM phát triển NLN Bình Minh 3 đánh giá cao sự tạo điều kiện của tỉnh và hy vọng tiếp tục được ký kết với 9 xã về phát triển dược liệu dưới tán rừng, tiến hành thu hái và sơ chế tại thôn trước khi bán ra thị trường.

Mặc khác, cũng có doanh nghiệp băn khoan về vấn đề kiểm định chất lượng, đại diện Công ty Trường Thọ, chia sẻ: Công ty sẵn sàng ký kết mua sản phẩm dược liệu trong nhân dân. Tuy nhiên cần có cơ quan quản lý về chất lượng đứng ra đảm bảo chất lượng của từng loại cây cụ thể và làm đầu mối để tiến hành các hợp đồng mua bán giữa doanh nghiệp với người dân.

Với những vấn đề trên, theo đồng chí Nguyễn Chí Thâm, Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ, cho biết: Để phát triển dược liệu, huyện đã có chương trình, kế hoạch cụ thể như thành lập Ban chỉ đạo phát triển dược liệu, tuyên truyền chuyển đổi đất trồng ngô, lúa sang trồng dược liệu... Điểm khác biệt của huyện là cam kết đảm bảo cho các doanh nghiệp yên tâm phát triển dược liệu ở đây; linh hoạt áp dụng các cơ chế chính sách và riêng huyện có mức hỗ trợ 15 triệu đồng/ha cho cây dược liệu. Đối với những doanh nghiệp đến huyện có thể làm việc với UBND huyện sẽ là đầu mối.

Có thể nói, phát triển cây dược liệu ở tỉnh còn nhiều tiềm năng với định hướng hình thành vùng trồng khoảng 41 loài cây dược liệu với diện tích trên 5.200 ha theo tiêu chí GACP (thực hành tốt trồng trọt dược liệu) và thu hái từ tự nhiêu 17 loài theo tiêu chí GCP (thực hành tốt thu hái dược liệu); củng cố 7.400 ha hiện có. Hình thành hệ thống chuỗi giá trị dược liệu với sự tham gia của các chủ thể gồm trên 15.000 hộ, các doanh nghiệp, HTX, nhà khoa học... Xây dựng Trung tâm bảo tồn và phát triển dược liệu; nghiên cứu và ứng dụng các chuỗi công nghệ thích hợp nhằm đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh.

LÊ HẢI


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hoàng Su Phì đẩy mạnh chăm sóc lúa Mùa

BHG- Mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của nắng nóng, khô hạn kéo dài nhưng nhờ sự chỉ đạo kịp thời cũng như có các giải pháp cụ thể, đến thời điểm này, huyện Hoàng Su Phì đã gieo cấy xong lúa Mùa; bà con nông dân tại các địa phương đang tích cực chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây lúa.

28/08/2015
Tổng kết dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng 4 huyện vùng cao núi đá (giai đoạn 2008 – 2015)

BHG - Ngày 28.8, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị tổng kết dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng (ĐTBV và PTR) 4 huyện vùng cao núi đá (giai đoạn 2008 – 2015). 

28/08/2015
Kho bạc Nhà nước Hà Giang 25 năm xây dựng và phát triển

BHG- Kho bạc Nhà nước (KBNN) Hà Giang được thành lập cùng với sự tái lập tỉnh tháng 10.1991. Từ chỗ có 9 KBNN huyện và Văn phòng KBNN tỉnh, với 4 phòng nghiệp vụ, 103 cán bộ, công chức (CBCC); đến nay, KBNN tỉnh đã có 10 KBNN huyện trực thuộc và 10 phòng nghiệp vụ tại Văn phòng KBNN tỉnh, với 208 biên chế. 

27/08/2015
Hiện đại hóa ngành Hải quan, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới

BHG- Hải quan Hà Giang phấn đấu đến năm 2020 trở thành một trong những cơ quan đi đầu thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hiện đại hóa (HĐH) ; các thủ tục và chế độ quản lý hải quan đơn giản, hiệu quả, hài hòa và tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế; thủ tục hải quan (TTHQ) chủ yếu được thực hiện bằng phương thức điện tử; áp dụng phương pháp quản lý rủi ro một cách hệ thống trong các khâu nghiệp vụ hải quan - ông Lê Ngọc Hiệu, Phó cục trưởng Cục Hải quan Hà Giang chia sẻ!

27/08/2015