Mèo Vạc với những giải pháp phát triển bền vững

09:48, 01/07/2015

BHG- Những năm qua, huyện Mèo Vạc đã phát huy nội lực và chủ động lồng ghép các nguồn vốn, từng bước hoàn thiện hệ thống kết cầu hạ tầng, đáp ứng nhiệm vụ phát triển KT – XH, đảm bảo AN – QP của địa phương. Những nỗ lực đó đã và đang tạo nền tảng vững chắc giúp huyện nghèo có sự phát triển toàn diện.

Bộ mặt đô thị ở thị trấn Mèo Vạc ngày càng xanh, sạch, đẹp.
Bộ mặt đô thị ở thị trấn Mèo Vạc ngày càng xanh, sạch, đẹp.

Theo tìm hiểu, do đặc thù địa hình hiểm trở, chia cắt, thường xuyên xảy ra thiên tai đã gây khó khăn trong đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của địa phương. Tuy nhiên, Mèo Vạc đã thực hiện nhiều giải hiệu quả; tranh thủ mọi nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm tạo sự phát triển bền vững. Do đó, trong 5 năm qua, huyện đã xây dựng mới 153 công trình với tổng nguồn vốn đầu tư 957,448 tỷ đồng. Hoàn thành xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm (2016 – 2020) và quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH đến năm 2020; quy hoạch xây dựng Nông thôn mới (NTM), giai đoạn 2011 - 2020; quy hoạch phát triển sản xuất gắn với ổn định dân cư đối với các xã, thị trấn; quy hoạch chi tiết cặp cửa khẩu Săm Pun - Điền Bồng, lối mở Lũng Làn - Lộng Bình (Trung Quốc); lập, điều chỉnh quy hoạch thị trấn Mèo Vạc; làm tốt công tác chỉnh trang đô thị. Đến nay, thị trấn Mèo Vạc đã được công nhận đô thị loại V...

Xác định giao thông là “nút thắt” phát triển kinh tế, Mèo Vạc đã tiến hành nâng cấp nhiều tuyến đường từ trung tâm huyện đi các xã; mở mới, nâng cấp đường dân sinh. Đồng thời, ưu tiên làm đường giao thông nông thôn và trụ sở thôn bản; quan tâm đầu tư hệ thống lưới điện nông thôn, đưa tỷ lệ hộ được sử dụng điện lưới Quốc gia toàn huyện lên 60,85% (tăng 10,85% so năm 2010). Hệ thống thuỷ lợi, thủy nông, kênh mương nội đồng được kiên cố hóa; Hoàn thành, đưa vào sử dụng 16 hồ treo với tổng dung tích 102.330m3, góp phần đáng kể trong việc giải quyết nước sinh hoạt trong mùa khô cho nhân dân, đưa tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 65% (tăng 25% so với năm 2010). Xây dựng, nâng cấp chợ trung tâm huyện và 8 chợ xã; trường, lớp học được đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố hoá, chuẩn hóa để đáp ứng nhu cầu dạy và học. 18/18 xã, thị trấn có trạm y tế được xây dựng kiên cố; hoàn thành, đưa vào sử dụng Trung tâm Y tế và nâng cấp, mở rộng Bệnh viện Đa khoa huyện. Đến nay, toàn huyện đã xây dựng được 86 Nhà văn hóa (tăng 39 nhà so với năm 2010); 15/18 xã, thị trấn đã có điểm Bưu điện văn hóa xã. Xây dựng, cải tạo một số công trình phục vụ tham quan, du lịch như Đài vọng cảnh thị trấn Mèo Vạc, điểm dừng chân Mã Pì Lèng, Miếu Ông, Miếu Bà, Khuôn viên Tượng đài Bác Hồ, hang Rồng ở Tả Lủng...

Đồng chí Nguyễn Cao Cường, Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc cho biết: “Mặc dù đã có nhiều cố gắng tạo dựng được hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ bản đáp ứng nhiệm vụ phát triển KT – XH, nhưng trên thực tế huyện vẫn còn gặp không ít khó khăn do nguồn vốn hạn hẹp. Sự thiếu đồng bộ trong hệ thống kết cấu có ảnh hưởng rất lớn tới mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững của địa phương”. Chính vì vậy, trong thời gian tới, huyện đang đặt ra mục tiêu khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng kinh tế và xã hội; chú trọng nâng cấp, hoàn thiện các tuyến đường giao thông, đẩy mạnh chương trình cứng hóa giao thông nông thôn theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”; tập trung đầu tư xây dựng trung tâm các xã, ưu tiên các xã trọng điểm, tiếp tục chỉnh trang bộ mặt đô thị và khu vực nông thôn theo hướng văn minh, sạch, đẹp gắn với xây dựng NTM. Tập trung mọi nguồn lực để đầu tư, nâng cấp tiếp tục hoàn thành việc chỉnh trang đô thị. Bên cạnh đó, huyện đang tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch, tranh thủ các nguồn vốn để xây dựng các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt phục vụ sản xuất và đời sống. Tăng cường đầu tư, nâng cấp hệ thống công trình kè chống xói, lở ở khu vực có nguy cơ sạt lở cao. Phát triển hệ thống lưới điện, đẩy nhanh tiến độ các dự án điện nông thôn. Do nằm trong vùng lõi Công viên địa chất Toàn cầu, thừa hưởng nhiều di sản có giá trị về mặt địa chất, địa mạo nên Mèo Vạc xác định đầu tư xây dựng Công viên khoa học địa chất; đầu tư phát triển Trung tâm du lịch khoa học, mạo hiểm và thương mại Cửa khẩu Mèo Vạc. Chú trọng phát triển mạng lưới giao thông của huyện kết hợp với tỉnh lộ 176 và QL 4C gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng trong khu vực Công viên địa chất...

Với những giải pháp vừa mang tính trước mắt, vừa lâu dài, Mèo Vạc đang hướng đến phát triển ổn định, bền vững, tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Cùng với sự quan tâm đầu tư đúng mức về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đang tạo đà giúp địa phương rút ngắn khoảng cách đích đến và khẳng định vị thế nơi địa đầu Tổ quốc.

KIM TIẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nghề đan nón lá trên vùng Cao nguyên đá

BHG - Đối với đồng bào dân tộc Giấy huyện Mèo Vạc, chiếc nón lá dừa không chỉ sử dụng như phương tiện che, đội đầu rất hữu ích và thiết thực trong đời sống hàng ngày, những dịp đi xa hay xuống chợ nhằm đáp ứng trước các hiện tượng mưa, nắng của thiên nhiên, giúp họ trong lao động sản xuất, mà chiếc nón lá dừa còn là nét đặc trưng văn hóa của người Giấy trên vùng Cao nguyên đá.

30/06/2015
Bắc Mê: Quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu trồng rừng năm 2015

BHG- Theo kế hoạch, năm 2015 huyện Bắc Mê triển khai trồng mới 7.500 ha rừng lâm nghiệp xã hội nhưng đến thời điểm này, tổng diện tích các hộ gia đình đã đăng ký trồng rừng chỉ mới đạt hơn 50% kế hoạch (gần 4 nghìn ha); diện tích trồng rừng mới được trên 1.125 ha. Để đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, huyện Bắc Mê đang tập trung mọi nguồn lực, huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, quyết tâm thực thiện hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch được giao. 

30/06/2015
Đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hóa

BHG- Đã bao đời nay, người dân ở Mèo Vạc chủ yếu sản xuất nông nghiệp nhưng thiếu nước, thiếu đất sản xuất và gần như năm nào cũng gánh chịu hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra. Vì thế, nhiều gia đình khó thoát khỏi đói nghèo. Tuy nhiên, với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cùng với đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hóa, đang tạo ra hướng đi giúp người nông dân từng bước giảm nghèo bền vững.

30/06/2015
Nông nghiệp Bắc Quang dấu ấn một nhiệm kỳ

BHG- Song hành với vai trò là "Vùng động lực" trong phát triển KT-XH của tỉnh, Bắc Quang là huyện ít nhận được sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhưng chính điều đó đã trở thành cơ hội để huyện Bắc Quang bứt phá, tạo dấu ấn quan trọng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (SXNN) bằng chính nội lực của mình.

27/06/2015