Bản chất của Luật Hợp tác xã năm 2012

06:52, 28/07/2015

BHG- Phát triển hợp tác xã (HTX) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Luật HTX số 23/2012/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày 20.11.2012 tại kỳ họp thứ 4, khóa XIII, được Chủ tịch nước ký Lệnh về việc Công bố Luật HTX, Liên hiệp HTX ngày 3.12.2012 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1.7.2013. 

Luật HTX 2012 với bản chất đích thực có tính ưu việt, nhằm khuyến khích và phát triển mạnh mẽ mô hình HTX kiểu mới. Đây là khuôn khổ pháp lý thuận lợi góp phần phát triển HTX lành mạnh, bền vững góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế hộ thành viên trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện công bằng xã hội, ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Luật HTX 2012, bao gồm 9 chương 64 điều, đã thể chế hóa rõ ràng bản chất HTX như mục đích thành lập, quan hệ sở hữu và quyền lực, quan hệ kinh tế và quan hệ phân phối trong HTX.

1. Mục đích thành lập: Tối đa hóa lợi ích của thành viên như HTX là tổ chức do các thành viên tự nguyện hợp tác nhằm tương trợ lẫn nhau, đáp ứng nhu cầu chung về sản phẩm, dịch vụ cho chính mình; HTX được định nghĩa như sau: “HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý HTX”. Sự khác biệt cơ bản giữa bản chất HTX so với công ty cổ phần. Mục đích của công ty là cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho thị trường đại chúng nhằm tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp và mục tiêu của các thành viên góp vốn vào công ty cổ phần là để được chia lợi nhuận tối đa theo tỷ lệ vốn góp.

2. Quan hệ sở hữu và quyền lực: Đồng sở hữu HTX trên nguyên tắc bình đẳng vì thành viên của HTX góp vốn và trở thành người đồng sở hữu với mục đích chính là sử dụng dịch vụ của HTX (thành viên vừa là người quản lý HTX, vừa là người sử dụng dịch vụ của HTX); mức vốn góp tối đa của thành viên không quá 20% vốn điều lệ; thành viên thực hiện vai trò làm chủ của mình bằng cách tham gia vào quá trình ra quyết định; thông qua Đại hội thành viên, có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp. Trong khi đó, mô hình công ty mang tính chất “trọng vốn”. Tài sản không chia của HTX mang tính chất bất khả chuyển nhượng nhằm bảo đảm sự tồn tại liên tục của HTX và chống lại bất cứ sự mua bán cơ hội nào. Điều này có nghĩa là khi nào HTX còn đủ điều kiện để hoạt động thì không ai có thể bán hay chuyển nhượng HTX được. Tài sản không chia còn là di sản của hợp tác xã dành cho thế hệ tương lai. Đây là đặc điểm mang tính nhân văn, đề cao giá trị cộng đồng và tính sở hữu chung của HTX. Tài sản không chia được hình thành và phát triển không có mục đích tự thân, mà hướng đến việc phục vụ có hiệu quả nhu cầu chung, lâu dài của thành viên. Ngược lại, ở công ty cổ phần, tất cả tài sản thuộc về cổ đông được mua bán, chuyển nhượng.

3. Quan hệ kinh tế: Đồng sở hữu HTX trên nguyên tắc bình đẳng; xét dưới góc độ thành viên, thành viên tham gia HTX để sử dụng dịch vụ và sản phẩm của HTX. Khi thành viên không còn nhu cầu sử dụng sản phẩm và dịch vụ của HTX trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 3 năm thì không còn duy trì tư cách thành viên; dưới góc độ HTX, HTX được hình thành để đáp ứng nhu cầu của thành viên. Điều này đi đôi với việc “thành viên có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ đối với HTX nông nghiệp tỷ lệ dich vụ cho thành viên là 70%”.  Đây là bản chất kinh tế rất quan trọng làm cho hợp tác xã phát triển bền vững. Như vậy, HTX thực hiện những hoạt động kinh doanh, trong đó thành viên là khách hàng chủ yếu của HTX. Nét đặc thù của HTX thể hiện ở nguyên tắc mở “HTX kết nạp rộng rãi thành viên”; dưới góc độ kinh tế, cộng đồng thành viên chính là thị trường chính của HTX. HTX có càng nhiều thành viên thì có thị phần rộng lớn, lượng khách hàng trung thành càng cao. Lúc này, HTX hoạt động càng có hiệu quả hơn nhờ vào lợi thế theo quy mô dịch vụ của HTX; về mặt xã hội, cộng đồng thành viên càng lớn thì HTX càng có lợi thế trong việc phát huy tinh thần hợp tác, tinh thần tự quản, mở rộng dân chủ, nâng cao hiệu quả sinh hoạt văn hóa, cộng đồng.

4. Quan hệ phân phối: giao dịch nhiều, hưởng lợi nhiều theo nguyên tắc công bằng. Điều 7, khoản 5 quy định “thu nhập của HTX được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, HTX thành viên. Nguyên tắc này được áp dụng nhằm tránh hiện tượng đề cao tính lợi nhuận và làm xói mòn tinh thần hợp tác, thành viên cùng góp vốn, cùng sử dụng dịch vụ, cùng chia sẻ chi phí, cùng chịu trách nhiệm và cùng hưởng lợi từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX; thành quả của HTX được phân phối lại một cách công bằng (chứ cũng không phải là cào bằng) cho mọi thành viên, thành viên nào giao dịch càng nhiều với HTX thì nhận được phần phân phối lại càng cao. Điều này góp phần gia tăng mức độ trung thành của thành viên với HTX và là tiền đề để HTX phát triển bền vững. Trong HTX: Bình đẳng là nguyên tắc áp dụng trong chia sẻ quyền lực; công bằng là nguyên tắc áp dụng trong phân phối thu nhập. 

Ở nước ta, Hội nhập Kinh tế Quốc tế ngày càng sâu rộng, kinh tế tập thể nói chung và HTX nói riêng là sản phẩm tất yếu của nền sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hóa càng phát triển, sự cạnh tranh trong kinh tế thị trường càng gay gắt buộc những người lao động riêng lẻ, hộ cá thể, càng phải hợp tác với nhau để tồn tại và phát triển. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu hợp tác càng cấp thiết hơn, hình thức hợp tác càng đa dạng hơn, nội dung hợp tác trở nên phong phú hơn.

Biên soạn: Nguyễn Đức Công (Chi cục Kinh tế hợp tác và PTNT Hà Giang)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp

BHG- Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, cùng với các cơ chế chính sách hỗ trợ của tỉnh; những năm gần đây, Quang Bình đã triển khai có hiệu quả các mô hình, đề án phát triển các sản phẩm nông sản; quy hoạch vùng trồng tập trung, nhân lên giá trị và dần tạo thương hiệu cho sản phẩm nông sản địa phương. Từ đó, định hướng phát triển một nền sản xuất nông nghiệp (SXNN) mang tính hàng hóa, chất lượng cao.

28/07/2015
"Cầm tay chỉ việc" cho nông dân

BHG- Lâu nay, cụm từ "trông chờ, ỷ lại" thường được gán cho nông dân một cách áp đặt khi nói về nguyên nhân của tư duy sản xuất lạc hậu, trì trệ, kém phát triển; trong khi điều mà họ cần là một định hướng phát triển sản xuất bền vững, hiệu quả để làm "điểm tựa" chứ không hoàn toàn là sự hỗ trợ mang tính "mùa vụ". Khắc phục điểm yếu này, Hội Nông dân tỉnh đang triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ hội viên bằng phương pháp "Cầm tay chỉ việc".

23/07/2015
Hoàng Su Phì từng bước cơ giới hóa trong nông nghiệp

BHG- Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp (NN) của huyện Hoàng Su Phì đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cùng với việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất NN theo hướng hàng hóa; huyện đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn tích cực đưa máy móc vào sản xuất, chế biến nhằm giải phóng sức lao động và nâng cao thu nhập cho người dân.

23/07/2015
Agribank Hà Giang - sự tin tưởng, lựa chọn của khách hàng

BHG- Với vai trò đầu mối tổ chức triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách liên quan đến tiền tệ và hoạt động ngân hàng (NH) của Agribank Chi nhánh Hà Giang, các tổ chức tín dụng (TCTD) cấp chi nhánh trên địa bàn đã và đang nâng cao chất lượng hoạt động, nỗ lực trong hiện đại hoá công nghệ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về vốn và dịch vụ NH, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng của tỉnh.

22/07/2015