Hà Giang

Duy trì và phát huy hiệu quả "Nhóm cùng sở thích nuôi dê" ở Hồ Thầu

06:53, 02/04/2015

BHG- Trước đây, việc chăn nuôi dê ở thôn Chiến Thắng, xã Hồ Thầu (Hoàng Su Phì) mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Để hỗ trợ nhau trong sản xuất, phát triển kinh tế, từ cuối năm 2012, 13 gia đình ở đây đã tập hợp thành “Nhóm cùng sở thích chăn nuôi dê” với mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình, vươn lên XĐGN.

Hàng tháng, các thành viên trong nhóm sinh hoạt để trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi
Hàng tháng, các thành viên trong nhóm sinh hoạt để trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi

Thôn Chiến Thắng nằm ở lưng chừng núi Chiêu Lầu Thi hùng vĩ, với những cánh rừng mênh mông, khí hậu mát mẻ rất thuận lợi để phát triển chăn nuôi. Việc thành lập nhóm đã giúp các gia đình tập hợp với nhau, cùng học tập cách làm ăn và hỗ trợ các hộ nghèo có điều kiện phát triển chăn nuôi, vươn lên xóa đói, giảm nghèo. Hàng tháng, nhóm sinh hoạt một lần, các thành viên cùng trao đổi những kinh nghiệm chăn nuôi, cách phòng, chống dịch bệnh cho đàn dê theo mùa, theo thời điểm. Thông qua sinh hoạt nhóm, các thành viên cũng ngày càng thắt chặt tình đoàn kết, giúp nhau cùng tiến bộ về mọi mặt, từ kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi cho đến xây dựng gia đình hạnh phúc. Được biết, lúc mới thành lập cả nhóm mới chỉ có hơn 100 con dê, sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, tổng đàn dê của cả nhóm đã phát triển lên đến hơn 1.000 con; chuồng trại chăn nuôi được xây kiên cố, đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát...

Trong nhóm cùng sở thích, gia đình anh Triệu Phàn Sinh là người có quy mô chăn nuôi dê lớn nhất với khoảng trên 300 con dê các loại, anh Sinh chia sẻ: Một trong những nguyên nhân đem lại thành công bước đầu là do nhóm đã lựa chọn đúng vật nuôi. Dê phù hợp nuôi ở vùng núi cao, có bãi chăn thả rộng, ít bị bệnh, lại không tốn chi phí thức ăn. Trung bình mỗi con dê cái trong 1 năm có thể sinh 2 lứa, mỗi lứa từ 2 – 3 con. Để nuôi dê đạt hiệu quả kinh tế, ngoài kinh nghiệm ra, việc áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi rất quan trọng. Người nuôi dê phải biết áp dụng kỹ thuật từ khâu làm chuồng trại cho đến việc theo dõi, quản lý đàn dê... Với những kinh nghiệm như vậy, trong các buổi sinh hoạt nhóm, anh Sinh đã trao đổi, chia sẻ với những thành viên khác để giúp nhau cùng phát triển.

Anh Vương Văn Thành, một thành viên của nhóm cho biết: Trước đây, khi chưa thành lập nhóm, các hộ nuôi thả, để dê tự kiếm thức ăn, nên chất lượng đàn thấp, dê con sinh ra thường chậm phát triển. Từ khi vào nhóm cùng sở thích, được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, các hộ đã biết trồng cỏ, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi, nên dê sinh sản quanh năm, thu nhập của các hộ chăn nuôi tăng lên đáng kể... Hiện nay, dê thịt được thương lái đến tận nhà mua với giá từ 120 – 130 nghìn/1kg thịt hơi. Vì nguồn kinh phí đầu tư không lớn, nên sau khi trừ chi phí, các gia đình có thu nhập trung bình 40 – 50 triệu đồng mỗi năm từ việc bán con giống và dê thịt.

Đồng chí Nguyễn Quang Duẩn, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Hoàng Su Phì cho biết: Tham gia vào nhóm cùng sở thích, các hộ chăn nuôi được hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi, với mức vay tối đa là 50 triệu đồng/hộ, qua đó tạo điều kiện hỗ trợ cho các hộ sửa chữa chuồng trại, mua thêm giống, mở rộng quy mô chăn nuôi. Ngoài ra, các hộ còn được cán bộ Khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo đàn dê phát triển khỏe mạnh.

Có thể thấy, việc sản xuất tập trung thông qua các Nhóm cùng sở thích không chỉ mang lại lợi về kinh tế trước mắt cho các hộ dân mà nó còn giúp người dân thay đổi thói quen từ chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún sang phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa với quy mô lớn. Sự thành công của Nhóm cùng sở thích nuôi dê ở thôn Chiến Thắng không chỉ ở những con số, thu thập được cải thiện mà quan trọng hơn là đã góp phần giúp các hộ gia đình làm quen với cách làm mới, phát huy tính chủ động, không ỷ lại và tăng sự gắn kết trong cộng đồng, qua đó thúc đẩy ngành chăn nuôi của huyện Hoàng Su Phì ngày một phát triển.

TIẾN LÂM


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Công ty Cổ phần Cơ khí & Khoáng sản: Đẩy mạnh sản xuất ngay từ những ngày đầu năm

BHG- Giám đốc Công ty Cổ phần Cơ khí & Khoáng sản, anh Trịnh Ngọc Hiếu, cho biết: Đúng mồng 6 Tết Nguyên đán, toàn bộ cán bộ, công nhân Công ty đã ra quân đầu năm trồng cây xanh và bắt tay vào sản xuất theo kế hoạch năm 2015. Quyết tâm trồng trên 30.000 cây xanh và đạt doanh thu trên 120 tỷ đồng.

31/03/2015
Cần xây dựng thương hiệu "Bò vàng vùng cao"

BHG- Với các tỉnh miền xuôi, "con trâu là đầu cơ nghiệp" gắn với người nông dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Nhưng với người vùng cao Hà Giang, đặc biệt là đồng bào Mông vùng Cao nguyên đá Đồng Văn (gồm 4 huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc), con bò mới thực sự là vật nuôi gắn bó và đem lại nhiều hữu ích cho đồng bào. Và đồng bào quen gọi chúng với cái tên giống bò Mông hay bò vàng vùng cao...

31/03/2015
Xây dựng Kế hoạch thực hiện Dự án phát triển sản xuất thảo quả năm 2015

BHG- Sáng 31.3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh phối hợp với Tổ chức Phát triển Phần Lan (SNV) tổ chức Hội nghị Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Dự án phát triển sản xuất thảo quả tỉnh Hà Giang, năm 2015. 

31/03/2015
Quảng bá thương mại – du lịch Hà Giang tại Đại hội đồng Liên nghị viện thế giới lần thứ 132

BHG - Trong các ngày 27-29.3, tỉnh Hà Giang tham gia trưng bày các gian hàng giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trong phát triển thương mại – du lịch; quảng bá về Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn tại Đại hội đồng Liên nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU-132) được tổ chức tại Hà Nội.

30/03/2015