Làm lợi cho Nhà nước gần 3 tỷ đồng từ một sự thay đổi hợp lý

07:51, 19/03/2015

BHG- Năm 2008 UBND tỉnh Hà Giang đã phê duyệt dự án đầu tư, xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp (KCN) Bình Vàng, huyện Vị Xuyên giai đoạn I, với tổng mức vốn đầu tư xây dựng là gần 330 tỷ đồng. Trong đó số tiền đầu tư cho hệ thống giao thông nội bộ trong KCN là gần 120 tỷ đồng, gồm các chục chính DN1, DN2 chạy theo hướng Đông – Tây; D1, D1A chạy theo hướng Bắc – Nam và các đường nội bộ, đường nhánh D2, D3..  theo thiết kế kỹ thuật tiêu chuẩn, mặt đường được rải thảm bê tông nhựa Áp Fan. Tuy nhiên dự án đã phê duyệt từ đó cho đến nay đã 6 năm trôi qua, hệ thống giao thông của KCN Bình Vàng mới thực hiện rải thảm bê tông nhựa Áp Fan gần 700 m đường đấu nối giữa KCN Bình Vàng với Quốc lộ 2, hệ thống giao thông nội bộ trong KCN vẫn nằm trong tình trạng thi công dở dang.

Hệ thống đường giao thông nội bộ của KCN Bình Vàng đang được đẩy nhanh thi công, trong đó mặt đường được rải đá răm tiêu chuẩn dày 12cm, láng nhựa 3 lớp tiêu chuẩn 4,5kg/m2.
Hệ thống đường giao thông nội bộ của KCN Bình Vàng đang được đẩy nhanh thi công, trong đó mặt đường được rải đá răm tiêu chuẩn dày 12cm, láng nhựa 3 lớp tiêu chuẩn 4,5kg/m2.

Việc thi công chậm trễ nêu trên bị ảnh hưởng do nhiều nguyên nhân như vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng do nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp chậm... Nhưng nguyên nhân cơ bản là do kết cấu mặt đường khi được phê duyệt năm 2008 là rải thảm bê tông nhựa Áp Fan không phù hợp với đặc thù của KCN Bình Vàng là KCN nặng, quá trình vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm hàng hóa thường xử dụng xe có tải trọng lớn, nếu đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nội bộ trong KCN theo thiết kế kỹ thuật tiêu chuẩn, mặt đường rải thảm bê tông nhựa Áp Fan thì quá trình sử dụng tuyến đường nhanh chóng bị xuống cấp, sẽ rất tốn kém cho việc duy tu, bảo dưỡng. Hơn nữa, với kết cấu mặt đường như vậy rất khó khăn để đẩy nhanh tiến độ thi công, vì hiện nay trên địa bàn tỉnh chỉ duy nhất 1 hệ thống trạm trộn nhựa Áp Fan và trạm trộn này ở khá xa so với KCN gần 40 km. Theo lý thuyết thì cự ly trạm trộn bê tông chỉ phục vụ nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong vòng bán kính 30 km. Đặc biệt, vốn đầu tư để xây dựng kết cấu mặt đường bằng rải thảm bê thông nhựa Áp Fan lại cao hơn hẳn so với mặt đường đá răm tiêu chuẩn... Trước tình hình đó, Ban giám đốc KCN đã nghiên cứu, tham khảo và học hỏi kinh nghiệm tại 1 số khu cụm công nghiệp trong nước; tham khảo ý kiến tư vấn của các ngành chức năng trong tỉnh, đã mạnh dạn đề xuất với UBND tỉnh Hà Giang điều chỉnh kết cấu mặt đường giao thông từ rải thảm bê thông nhựa Áp Fan sang mặt đường đá răm tiêu chuẩn dày 12cm, láng nhựa 3 lớp tiêu chuẩn 4,5kg/m2 và dự toán đầu tư đường giao thông nội bộ KCN.

Xét thấy ý kiến đề xuất của Ban quản lý KCN Bình Vàng, hiệu quả về mặt tài chính, đảm bảo tính khả thi trong quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng của KCN... Ngày 14.11.2014, đồng chí Đàm Văn Bông, Chủ tịch UBND tỉnh đã phê duyệt đề nghị của Ban quản lý KCN Bình Vàng, cho phép điều chỉnh kết cấu mặt đường giao thông từ rải thảm bê thông nhựa Áp Fan sang mặt đường đá răm tiêu chuẩn và dự toán đầu tư đường giao thông nội bộ KCN. Sau khi được phê duyệt điều chỉnh, Ban quản lý KCN đã nhanh chóng phối hợp với các nhà thầu thi công tiếp tục triển khai xây dựng hệ thống đường giao thông nội bộ của KCN. Việc thay đổi kết cấu hệ thống đường giao thông vừa đảm bảo chất lượng, độ bền công trình theo tiêu chuẩn của Nhà nước vừa tận dụng nhân công và các nguyên liệu có sẵn ở địa phương như đá, sỏi, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đẩy nhanh tiến độ thi công của hệ thống giao thông. Điều quan trọng đó là sau khi tính toán kỹ thì giá thành thi công từ rải thảm bê thông nhựa Áp Fan sang mặt đường đá răm tiêu chuẩn giảm gần 3 tỷ đồng kinh phí xây dựng.

Hiện nay KCN Bình Vàng đã có nhiều nhà đầu tư đăng ký và xây dựng các nhà máy, xưởng sản xuất chế biến. Lượng lưu thông, vận chuyển hàng hóa, máy móc và trang thiết bị cho các công ty, nhà máy đang tăng dần lên. Việc thay đổi kết cấu hệ thống đường giao thông để đẩy nhanh tiến độ thực hiện là rất cần thiết. Việc làm này được nhiều doanh nghiệp, chủ đầu tư rất đồng tình ủng hộ.

Với tiến độ thi công như hiện nay, Ban quản lý KCN cùng các nhà đầu tư dự kiến sẽ hoàn thành hệ thống giao thông nội bộ của KCN vào đúng dịp kỷ niệm giải phóng Miền Nam 30/4. Khi hoàn thành hệ thống giao thông nội bộ sẽ giúp cho nhiều doanh nghiệp, nhà máy và gần 600 công nhân đang lao động, sản xuất đi lại thuận tiện. Đây cũng là cơ sở để thu hút các nhà đầu tư vào KCN trong cả giai đoạn I và giai đoạn II của dự án xây dựng KCN Bình Vàng.

Đức Dũng – Lê Lâm


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nghị quyết 47 - "đòn bẩy" thúc đẩy chăn nuôi ở Xín Mần

BHG- Ngày 14.7.2012, HĐND tỉnh Hà Giang khóa XVI, kỳ họp thứ 5 đã ban hành Nghị quyết số 47/2012/NQ- HĐND về một số chính sách khuyến khích phát triển KT-XH. Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện tại Xín Mần đã mang lại kết quả bước đầu rất đáng ghi nhận.

19/03/2015
Họp Hội đồng quản lý Quỹ Bảo trì đường bộ tỉnh

BHG- Ngày 18.3, Quỹ Bảo trì đường bộ tỉnh tổ chức họp đánh giá tình hình hoạt động năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015. Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ chủ trì cuộc họp. Cùng dự có lãnh đạo các sở, ngành thành viên.

18/03/2015
Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh khảo sát Làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới

BHG- Sáng 18.3, Đoàn công tác của Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh do đồng chí Ly Mí Lử, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa- Xã hội HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát tại thôn Tả Lủng B, xã Tả Lủng (Mèo Vạc) về xây dựng Làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới. Tham gia làm việc với đoàn có Thường trực HĐND, UBND huyện; lãnh đạo các cơ quan chuyên môn của huyện và cấp ủy, chính quyền xã Tả Lủng.

18/03/2015
Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp – "chìa khóa" nâng cao thu nhập cho nông dân và giảm nghèo bền vững:Kỳ II-Giải pháp tái cơ cấu ngành Nông nghiệp

BHG - Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là một phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, gắn chặt với tái cơ cấu ngành Công nghiệp và dịch vụ - thương mại, đồng thời chuyển dịch cơ cấu lao động mạnh mẽ trong nông nghiệp, nông thôn. Tái cơ cấu nông nghiệp nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh trên cơ sở cơ cấu lại nội bộ ngành,..

17/03/2015