Phát triển cây đậu tương ở Xín Mần - “Một cách làm, 2 lợi ích”

07:26, 05/11/2014

HGĐT- Người dân trực tiếp sản xuất giống mới rồi đổi cho người khác cùng làm, được đánh giá là “Một cách làm, 2 lợi ích” trong quá trình phát triển cây đậu tương tại Xín Mần năm 2014.



                    Kiểm tra đậu tương trước thu hoạch tại xã Nàn Ma.


Năm 2014, Xín Mần trồng 3.223,5 ha cây đậu tương, trong đó giống mới 2.158 ha, chiếm trên 67%. Sản lượng cả năm ước đạt 4.564 tấn. Kết quả đó có được từ giải pháp hỗ trợ người dân trực tiếp tham gia trồng đậu tương nguyên chủng để làm giống nhân rộng trồng cho vụ kế tiếp ngay trong năm. Lượng giống sau thu hoạch được huyện Xín Mần thu về theo nguyên tắc: Huyện trợ cấp 1kg giống đậu tương nguyên chủng cho các hộ trồng và thu lại 1,5kg giống đậu tương đạt tiêu chuẩn làm giống ngay sau vụ thu hoạch (đối với diện tích do Phòng NN & PTNT trực tiếp đầu tư là 20ha). Hoặc, người dân tham gia trực tiếp đầu tư mua giống trồng rồi tự đổi giống cho nhau là 1kg đậu tương thịt, đổi 1kg đậu tương giống đảm bảo tiêu chuẩn mang về làm giống trồng kế tiếp ngay vụ sau đó (diện tích này là 81 ha, trồng tại 16 xã, ở 81 thôn bản).

 
Cụ thể: Trong năm, được sự hỗ trợ về hạt giống và chuyển giao tiến bộ KHKT trực tiếp từ Trung tâm Giống cây trồng Đạo Đức đã cung cấp hạt giống, cắt cử cán bộ trực tiếp giúp Xín Mần chỉ đạo sản xuất được áp dụng dưới 2 hình thức. Đối với Nhà nước (huyện mà trực tiếp là Phòng NN & PTNT) áp dụng trồng 20 ha diện tích giống đậu tương nguyên chủng đầu tư tại các xã: Chí cà, Cốc rế, Tả Nhìu... Tại các mô hình này, người dân được hỗ trợ toàn bộ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Đối với 81 ha trồng tại 81 thôn bản do người dân trực tiếp đầu tư được hỗ trợ tiền mua giống. Cả 2 hình thức trên đều do người dân trong xã, thôn trực tiếp làm. Trong cả 2 vụ trồng kế tiếp nhau là vụ Xuân và Hè - thu các cán bộ của ngành đến từng thôn bản để chuyển giao cách làm, cách chăm bón, cách phòng trừ sâu bệnh cho cây đậu đến từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển cho đến lúc thu hoạch.

Ngay sau thu hoạch, lại một lần nữa các cán bộ chuyên ngành đến từng thôn hướng dẫn bà con chọn lọc và phân loại và giữ lại hạt đậu đủ tiêu chuẩn làm giống để bà con trong thôn đến đổi đem trồng, còn hạt không đủ tiêu chuẩn làm giống được loại ra dành cho tiêu dùng. Theo tính toán sơ bộ, trong năm 2014, Xín Mần đã tự sản xuất được trên 90 tấn hạt giống đậu tương thuần chủng DT 84 bằng hình thức “Nhà nước, nhân dân cùng làm”. Sau mỗi vụ thu hoạch, gần như toàn bộ lượng hạt giống đậu tương DT 84 thuần chủng trên đều được thu đổi để trồng mới trên diện tích 2.158 ha, chiếm 67% diện tích đậu tương trồng cả năm 2014 tại Xín Mần. Thực tế cách làm trên đã mang lại kết quả ngoài mong đợi đó là được mùa lớn. Được mùa lớn nhất từ cách làm trên thu được là: Nhà nước được giống mới – nhân dân được”mùa cả về diện tích và năng suất cây trồng. Lợi ích thứ 2 nhờ cách làm trên mang lại là, giá hạt giống người dân phải mua để trồng giảm chỉ còn chưa đầy ½ so với giá trị thực tiễn phải mua theo giá thị trường hiện nay (chỉ còn 15.000 đ/kg, giảm khoảng 17.000 đ/kg) bằng giá đậu tương thịt bán trên thị trường hiện tại. Nếu đem con số giảm chi phí về giống nêu trên cho mỗi ha (2.158 ha) thì hiệu quả từ cách làm trên mang lại là rất lớn. Lợi ích nữa mà cách làm giống trên mang lại ở Xín Mần chính là làm thay đổi tư duy trong phương pháp canh tác, phương pháp tiếp cận KHKT cho mỗi nhà, mỗi người dân về tư duy chuyển đổi và sử dụng giống mới vào sản xuất nông nghiệp trên diện rộng (toàn dân). Và lớn hơn thế là không chỉ dừng lại ở việc phát triển cây đậu tương mà còn nhiều loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng ta có thể áp dụng cách làm trên đối với các loại cây trồng trong sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay không chỉ đối với ở Xín Mần mà có thể nhân rộng cách làm trên ra toàn bộ các huyện, thành phố trong tỉnh trong thời gian tới để giảm chi phí sản xuất cho nông dân.


NGUYỄN HÙNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quang Bình, Bắc Mê tổng kết sản xuất nông lâm nghiệp năm 2014
HGĐT- Vừa qua, UBND huyện Quang Bình tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất nông - lâm nghiệp năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015. Đến dự có các đồng chí: Lê Quang Minh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy; Đỗ Tấn Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT; lãnh đạo Thường trực Huyện ủy, UBND, HĐND; UBND 15 xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị của huyện.
31/10/2014
Nhìn từ Chương trình sản xuất cây lương thực hàng hóa
HGĐT- Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XV Đảng bộ tỉnh đến nay, tổng diện tích lúa, ngô hàng hóa thực hiện được trên 62 nghìn ha, sản lượng đạt trên 207 nghìn tấn, tổng giá trị thu nhập gần 420 tỷ đồng. Bên cạnh giá trị kinh tế, việc sản xuất lúa, ngô hàng hóa đã và đang tạo sự thay đổi lớn về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và người nông dân.
30/10/2014
Nâng cao giá trị sản phẩm các làng nghề
HGĐT- Nhằm động viên, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công; trong năm 2014, nhờ nguồn kinh phí khuyến công Quốc gia và địa phương, Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến công thương (KCXTCT), thuộc Sở Công thương đã lập kế hoạch, rà soát các cơ sở sản xuất sản phẩm công nghiệp nông thôn, đặc biệt
29/10/2014
Chống thất thu ngân sách từ hoạt động kiểm tra sau thông quan
HGĐT- Từ đầu năm đến nay, Chi cục Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) - Cục Hải quan Hà Giang đã tiến hành 6 cuộc kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, trong đó 5 cuộc đã hoàn thành, 1 cuộc đang thực hiện. Kết quả đánh giá 5 cuộc hoàn thành cho thấy, có 3 doanh nghiệp không sai phạm, 2 doanh nghiệp phát hiện sai phạm với số tiền thu nộp ngân sách trên 3,8 tỷ đồng.
29/10/2014