Bước đột phá trong cải tạo giống, phát triển đàn trâu của huyện Vị Xuyên

08:39, 17/07/2014

HGĐT - Mới đây, hàng chục con trâu nghé ra đời, có vóc dáng to, khỏe và nhanh nhẹn hơn so với những trâu nghé khác, là minh chứng cho thành quả quan trọng từ chủ trương cải tạo, phát triển đàn trâu của UBND huyện Vị Xuyên.


Với mục đích quy hoạch vùng chăn nuôi trâu tập trung theo hướng hàng hoá, chú trọng phát triển con giống và tăng nhanh số lượng tổng đàn, trong giai đoạn từ tháng 5.2013 đến hết năm 2015, huyện Vị Xuyên chủ trương thực hiện cải tạo, phát triển đàn trâu tại xã Trung Thành. Đến nay, bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan cho người chăn nuôi trâu trên địa bàn xã.

 

Trung Thành là xã có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi trâu theo hướng tập trung, hàng hóa; với địa hình khá bằng phẳng, cơ sở hạ tầng đồng bộ, giao thông thuận tiện. Cả xã có 1.303 hộ thì có đến 1.041 hộ chăn nuôi trâu, với tổng đàn gần 2.700 con (tại thời điểm tháng 12.2012) nhưng đa số là trâu già, nghé non hoặc trâu đực có thể trạng bé. Việc chăn nuôi trâu chủ yếu theo phong tục, tập quán của địa phương; chưa chú trọng đến công tác chọn lọc, lai tạo giống. Từ cách chăn thả tự do dẫn đến thực trạng trâu giao phối cận huyết, cho ra đời những lứa trâu nghé có thể trạng yếu, tầm vóc nhỏ, sức chống chịu bệnh tật kém... Mặc dù, những năm qua, các cấp, ngành từ huyện đến cơ sở đã quan tâm, hỗ trợ xã phát triển đàn trâu. Nhưng mới dừng lại ở việc hỗ trợ các hộ nghèo theo hình thức đơn lẻ, cá nhân như quyên góp, ủng hộ, nuôi giẽ,.. không mang tính hỗ trợ đồng bộ để cải tạo đàn và chưa có chính sách đầu tư lớn, tạo vùng sản xuất chăn nuôi trâu tập trung theo hướng hàng hóa...

 

Trước thực tế trên, UBND huyện Vị Xuyên đã thực hiện chủ trương cải tạo, phát triển đàn trâu xã Trung Thành; để phát huy những thuận lợi sẵn có, vốn là thế mạnh của ngành chăn nuôi trâu trên địa bàn xã; góp phần cải tạo sự thoái hóa, làm tăng thể trạng, tầm vóc, sức đề kháng bệnh tật cho đàn trâu và mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi. Theo đó, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện đã triển khai công tác bình tuyển, chọn lọc được 12 trâu đực giống (trên 60 tháng tuổi, có vòng ngực đạt từ 200cm trở lên) và 300 trâu sinh sản (loại I và II) cho 342 hộ chăn nuôi trâu, tại 6 thôn như: Cuôm, Đồng, thôn Trang, Trung Sơn,... Đồng thời, Trạm Thú y và Trạm Khuyến nông huyện chủ động công tác vệ sinh thú y, tiêm phòng dịch bệnh cho đàn trâu đực giống, trâu cái hạt nhân; mở các lớp tập huấn, hướng dẫn người chăn nuôi về công tác thú y, phòng, chống dịch bệnh, cách phát hiện, điều trị các loại bệnh cho gia súc; kỹ thuật trồng cỏ, công tác chăm sóc, bảo quản, dự trữ và chế biến thức ăn thô, xanh; về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trâu đực giống, trâu cái sinh sản, nghé non mới sinh. Các hộ tham gia được Nhà nước hỗ trợ 50% tiền mua mới 12 trâu đực giống (trong đó, hỗ trợ 35 triệu đồng/con trâu đực giống; 200.000 đồng tiền công chăm sóc, nuôi trâu đực giống và trâu cái đã được bình tuyển/con/tháng. Đến hết năm 2015, Nhà nước sẽ thu hồi 43% vốn đầu tư mua trâu đực giống ban đầu (tương đương 15 triệu đồng/con). Cùng với đó, để cải tạo tốt đàn trâu, ngành chuyên môn vận động các gia đình có trâu đực nhỏ nên thiến hoặc bán để bình tuyển, chọn lọc trâu sinh sản đủ tiêu chuẩn, tại địa phương để nhân giống. Khi trâu cái động dục, trâu đực (2 trâu/thôn) giao phối trực tiếp, với tỉ lệ 1 trâu đực/20 trâu cái. Phương pháp này giúp các hộ chăn nuôi tiết kiệm chi phí giống nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau 3 năm làm giống, trâu đực có thể tiếp tục được nuôi lấy sức kéo, làm trâu chọi hoặc bán để thu lại nguồn vốn đầu tư ban đầu...

 

Đến nay, sau hơn 1 năm thực hiện cải tạo, phát triển đàn trâu trên địa bàn xã Trung Thành, đã có 48 trâu cái mang thai và sinh sản 12 trâu nghé. Từ sự tuyển chọn trâu bố, mẹ, những nghé con ra đời có đầy đủ những ưu điểm về thể trạng, vóc dáng của thế hệ tuyển chọn. Góp phần loại dần một số trâu già yếu, cận huyết, thể trạng bé, giá trị kinh tế thấp và cung cấp nhiều trâu non có tầm vóc to khỏe, giá trị kinh tế cao để làm trâu giống sau này. Không những vậy, kết quả trên còn là tiền đề khả quan để huyện Vị Xuyên từng bước xã hội hoá công tác giống vật nuôi, để cải tạo và phát triển đàn trâu trên địa bàn huyện, góp sức đắc lực vào công cuộc XĐGN bền vững.


Thu Phương

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nỗ lực ngăn chặn hàng giả, hàng lậu và gian lận thương mại
HGĐT - Từ đầu năm đến nay, bám sát sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) Hà Giang đã chủ động, tích cực triển khai các biện pháp, giải pháp, kế hoạch về công tác quản lý thị trường, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vụ vi phạm về chất lượng hàng hoá, gian lận thương mại, hàng giả, hàng lậu... góp phần ổn định thị trường, bảo vệ quyền
17/07/2014
Quang Bình thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
HGĐT- Quang Bình là một huyện có các tiềm năng lợi thế về đất đai, lực lượng lao động dồi dào để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Huyện có 2 tuyến đường quan trọng, đó là Quốc lộ 279 và Tỉnh lộ 183 chạy qua, nối từ Quốc lộ 2 với các tỉnh Lào Cai, Yên Bái. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán, có triển vọng cho ngành chăn nuôi phát triển theo hướng sản
16/07/2014
Nhân rộng “Ngân hàng bò”, thêm nhiều hộ nghèo hưởng lợi
HGĐT- Trong các chương trình, dự án phát triển chăn nuôi, nổi lên Dự án “Ngân hàng bò” do T.Ư Hội Chữ Thập đỏ (CTĐ) Việt Nam được triển khai, thực hiện từ năm 2010 trên địa bàn 6 huyện 30a. Từ hiệu quả thực tế, tỉnh ta triển khai kế hoạch nhân rộng Dự án “Ngân hàng bò” trên địa bàn toàn tỉnh với việc huy động nguồn lực đóng góp của toàn xã hội giúp thêm nhiều hộ nghèo có bò
16/07/2014
Thăng trầm chuyện... nuôi nhím
HGĐT- Đã có thời kỳ, nuôi nhím trở thành đề tài được nhắc tới nhiều trong những câu chuyện làm giàu của người nông dân ở không ít nơi. Tại thị trấn Vĩnh Tuy (Bắc Quang), nơi một thời ghi nhận sự “lên ngôi” của con nhím và cũng là nơi điển hình về sự thăng trầm của loài vật nuôi này. Người dân ở Vĩnh Tuy nuôi nhím, góp phần làm “nóng” thị trường con nhím giống, và chính họ
16/07/2014