Chuyển biến trong phát triển chăn nuôi ở Tùng Vài

09:52, 20/10/2012

HGĐT - Đến thời điểm hiện nay, số lượng đàn gia súc, gia cầm ở xã Tùng Vài (Quản Bạ) đã lên đến gần 15.000 con, trong đó số lượng đàn trâu, bò, dê, lợn chiếm tỷ lệlớn. Đây là những loại gia súc được đông đảo người dân địa phương tập trung phát triển, vừa tận dụng được nguồn phân bón trong nông nghiệp, vừa trở thành hàng hoá có giá trị kinh tế cao, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của thị trường.



      Gia đình anh Hầu Sào Dùng, thôn Suối Vui chăm sóc đàn trâu hàng hoá.
 
Việc phát triển chăn nuôi ở xã Tùng Vài trong thời gian vừa qua được đánh giá đã có những chuyển biến quan trọng, theo hướng vừa ưu tiên đối với các loài vật nuôi mới và phát triển hài hoà, đan xen cùng một số vật nuôi bản địa, điều này đã tạo ra sự đa dạng trong cơ cấu vật nuôi của xã. Là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mông, đời sống còn nhiều khó khăn, sống phân tán ở 11 thôn, xóm; từ bao đời nay, tập quán canh tác, chăn nuôi của người dân vẫn mang tính chất tự phát, nhỏ lẻ và còn nhiều hạn chế. Thế nhưng từ khi xác định được thế mạnh, lợi thế trong hoạt động chăn nuôi và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tập trung vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thay đổi tập quán canh tác một cách hiệu quả đã khiến đời sống của đồng bào địa phương từng bước được cải thiện cơ bản. Ngành chăn nuôi đã trở thành thế mạnh với nhiều chuyển biến vượt bậc, số lượng đàn gia súc, gia cầm của xã đã không ngừng tăng lên hàng năm, đến nay toàn xã có tổng số hơn 1.500 con trâu, bò; 4.300 con lợn, dê, ngựa. Ngoài những loài vật nuôi truyền thống, người dân địa phương còn đưa một số loài vật mới về nuôi như: Ngỗng, thỏ, o­ng, cá..., chủ động thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo cho đàn gia súc, gia cầm của gia đình phát triển bền vững. Lãnh đạo xã, cùng các tổ chức đoàn thể tích cực vận động nhân dân trồng cỏ, chủ động dự trữ nguồn thức ăn, nước uống cho đàn gia súc, nhất là vào những ngày rét, đồng thời tiến hành tổ chức tiêm phòng, theo dõi tình hình dịch bệnh ở các thôn, xóm. Hiện tại, công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm của xã luôn được duy trì thường xuyên. Trong 9 tháng của năm 2012, toàn xã đã nhận, tiêm được 4.539 liều vác xin phòng ngừa các bệnh tụ huyết trùng, nhiệt thán đối với đàn trâu, bò, lợn ở 11/11 thôn, xóm. Và trong đầu tháng 10 vừa qua, Ban Thú y xã triển khai tiêm phòng thêm gần 1.000 liều vác xin lở mồm, long móng cho trâu, bò và lợn ở các thôn. Cùng với làm tốt công tác thú y, việc trồng cỏ, chủ động nguồn thức ăn cho chăn nuôi được xã Tùng Vài đặc biệt quan tâm, đề cao. Vì thế, trong chương trình phát triển kinh tế trọng tâm của mình, xã luôn ưu tiên phát triển trồng cỏ, cùng với nhiều loại cây lương thực, thực phẩm khác như ngô, đậu tương, lạc... qua đó diện tích cỏ của xã không ngừng được mở rộng, tăng lên 160 ha.

 

Nói về công tác phát triển chăn nuôi trên địa bàn xã, anh Nông Minh Tiến, Chủ tịch UBND xã Tùng Vài, khẳng định: Ngành chăn nuôi của xã đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, việc phát triển chăn nuôi trong nhân dân đã có sự thay đổi cả về phương thức tiến hành và cách thức triển khai thực hiện, có sự tác động mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, mạng lưới thú y và sự thúc đẩy của cả thị trường tiêu thụ. Nhiều hộ đã có sản phẩm chăn nuôi đem bán, trao đổi ở các phiên chợ, có điều kiện tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống. Để chăn nuôi phát triển ổn định, trong thời gian tới, xã tiếp tục vận động, tuyên truyền nhân dân chuyển đổi diện tích đất màu sản xuất không hiệu quả do thiếu nước sang trồng các loại cỏ làm thức ăn cho gia súc; tiếp tục mở các lớp tập huấn về chăn nuôi, trồng cỏ, cách làm chuồng trại, thu gom và xử lý phân đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh. Mục tiêu mỗi năm xã phấn đấu chọn 1 thôn, xây dựng từ 1 - 2 mô hình mẫu về chăn nuôi và mỗi mô hình có từ 5 - 7 con trâu, bò, dê trở lên, qua đó làm cơ sở, tạo đà để ngày càng có nhiều hộ gia đình trong xã mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hoá.

 

Với những chủ trương, định hướng đúng, cùng sự nỗ lực của người dân quyết tâm đưa nghề chăn nuôi thành nghề chính, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, chắc chắn Tùng Vài sẽ gặt hái được những thành quả lớn hơn trong phát triển chăn nuôi, vươn xa hơn trên con đường giảm nghèo nhanh, bền vững.

Bài, ảnh: Hoàng Ngọc

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thực trạng và giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố
HGĐT - Thành phố Hà Giang là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh với nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh, du lịch góp phần quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
20/10/2012
Xín Mần rực rỡ mùa vàng
HGĐT- Vượt qua khô hạn đầu năm bằng các giải pháp chỉ đạo khắc phục hữu hiệu, giờ đây đồi núi của huyện Xín Mần đang khoác trên mình một màu vàng rực rỡ của những thửa ruộng sắp cho thu hoạch. Trưởng phòng NN&PTNT huyện Xín Mần, anh Bùi Minh Hiệu cho rằng: Tổng sản lượng lương thực năm 2012 của huyện ước đạt 36.965 tấn, đạt 100,4% kế hoạch đề ra; 19 xã, thị trấn của Xín
18/10/2012
Quỹ Đầu tư, phát triển đất – bảo lãnh tín dụng triển khai nhiệm vụ quý IV
HGĐT- Ngày 16.10, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Ủy viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng quản lý (HĐQL), Quỹ Đầu tư, Phát triển đất - Bảo lãnh tín dụng tổ chức sơ kết 9 tháng, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành thành viên HĐQL Quỹ.
17/10/2012
Niềm vui được mùa ở Quang Bình
HGĐT- Vụ mùa năm nay huyện Quang Bình chỉ đạo bà con nhân dân gieo cấy lúa hết diện tích 3.230 ha, trong đó diện tích lúa lai 1.701 ha, diện tích lúa chất lượng cao là 1.516 ha, diện tích thâm canh đạt trên 95% tổng diện tích; tập trung đưa các loại giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao vào gieo cấy như: BC15, HT1, Đắc ưu11 thành vùng tập trung.
16/10/2012