Bắc Quang chú trọng phát triển kinh tế trang trại

18:40, 10/08/2011

HGĐT- Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng lãnh đạo, nhân dân các dân tộc huyện Bắc Quang đã vươn lên đạt nhiều thành tựu, trở thành huyện trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh. Huyện đã từng bước đổi mới và phát triển về mọi mặt; các thành phần kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, trong đó kinh tế trang trại được quan tâm và chú trọng phát triển, tập trung chủ yếu là trang trại cây lâu năm và trang trại lâm nghiệp đã góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng chung của huyện.


Đến nay, tổng số diện tích đất của trang trại 331,1ha, trong đó trang trại trồng cây lâu năm 190,4 ha, trang trại lâm nghiệp 120,7 ha, trang trại nuôi trồng thủy sản 9,1 ha, trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm 5,1 ha. Trong những năm qua, kinh tế trang trại của huyện phát triển dần về số lượng và từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiện nay toàn huyệncó gần 100 trang trại các loại. Xác định đây là hướng mũi nhọn để phát triển kinh tế nông nghiệp nên cấp ủy, chính quyền huyện đã chỉ đạo các ngành, đoàn thể vận động nhân dân phát huy tiềm năng, lợi thế làm giàu từ đất đai. Với chủ trương đó đã hình thành nên nhiều mô hình phát triển kinh tế hộ sản xuất hàng hóa đạt hiệu quả cao. Các trang trại đã góp phần khai thác tiềm năng về đất đai, lao động; tổng số vốn sản xuất của các trang trại hiện có trên 13 tỷ đồng. Hầu hết các trang trại đều sử dụng nguồn vốn tự có để đầu tư phát triển kinh tế. Năm 2010 tổng giá trị sản lượng hàng hóa do các trang trại tạo ra đạt hơn 9 tỷ đồng, bình quân 125,88 triệu đồng/ trang trại; thu nhập của các trang trại đạt trên 4 tỷ đồng, bình quân 50,92 triệu đồng/trang trại. Hiện nay Bắc Quang đang khuyến khích các trang trại chuyển hướng phát triển kinh tế, hướng vào sản xuất hàng hóa. Các trang trại đều được chính quyền cấp giấy sử dụng đất, tạo điều kiện để các hộ có nhu cầu vay vốn của ngân hàng để phát triển nông nghiệp của trang trại. Mở các lớp tập huấn ngắn hạn để các chủ trang trại tham quan và học tập quản lý các mô hình của trang trại trong và ngoài tỉnh. Chính quyền địa phương còn tạo mọi điều kiện, cơ chế thông thoáng để tiêu thụ sản phẩm của trang trại, huyện đã đăng ký thương hiệu cam sành Bắc Quang ra ngoài thị trường và đưa sản phẩm quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các trang trại phát triển đã giải quyết việc làm cho số lao động nông nhàn trong nông nghiệp, nông thôn với 240 lao động, bình quân 2,9 lao động/ trang trại, góp phần phát triển kinh tế chung của địa phương. Không chỉ hướng các trang trại chuyển hướng phát triển kinh tế, huyện còn quan tâm đến phát triển các mô hình chăn nuôi theo kiểu trang trại. Trên địa bàn huyện đã có chủ trang trại đầu tư tiền xây dựng chuồng trại và chăn nuôi gia súc với số lượng lớn, từ việc xây dựng chuồng trại tập trung, chăm sóc theo hệ thống, con giống được chọn lọc kỹ, thực hiện đúng kỹ thuật chăm sóc, đặc biệt là công tác phòng bệnh. Gia đình ông Đào Đức Sỹ (thị trấn Vĩnh Tuy) với diện tích 0,7 ha hiện đang nuôi gần 200 con lợn thịt, lợi nhuận thu được từ trại lợn của gia đình ông bình quân mỗi năm khoảng 90 triệu đồng và đã tạo việc làm cho 5 lao động nông nhàn. Một số xã trọng điểm về trang trại cây lâu năm như: Vĩnh Hảo (gần 40 trang trại), Đông Thành, Tân Thành, Vô Điếm, Đồng Yên...


Ông Phạm Xuân Tình, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết: mấy năm qua kinh tế trang trại của huyện phát triển là do cơ chế chính sách ưu đãi của huyện đã tạo điều kiện cho các hộ đầu tư sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiện cho các hộ vay vốntheo nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ 50% lãi suất cho các chủ trang trại để phát triển kinh tế. Khi thời tiết không thuận lợi, gặp rủi ro, các hộ được hỗ trợ giống, vốn để khôi phục sản xuất. Để các hộ yên tâm mở rộng quy mô sản xuất.

Với những chủ trương, đường lối đúng đắn, chính sách phù hợp đã tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế trang trại phát triển, định hướng cho người nông dân từ bỏ sản xuất tự cung, tự cấp, vươn tới sản xuất hàng hóa với quy mô gắn với thị trường, đồng thời tạo nhu cầu thúc đẩy quá trình hợp tác kinh tếtrong sản xuất nông nghiệp, góp phần xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp.


TRẦN THỊ HIỀN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động liên doanh trong lĩnh vực khai khoáng chưa phát huy hiệu quả
HGĐT- “Đa số các dự án liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và đối tác nước ngoài triển khai ở lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản đều chưa đáp ứng được năng lực, vì vậy, một số dự án phải dừng hoạt động, hoặc lệ thuộc quá nhiều vào đối tác nước ngoài”. Ông Lưu Tùng Giang, Phó Giám đốc Sở Công thương khẳng định với chúng tôi như vậy.
29/07/2011
Xuất hiện dịch sâu róm hại thông tại 2 huyện Yên Minh và Xín Mần
HGĐT- Trên địa bàn Hà Giang, cây thông được trồng chủ yếu tại các huyện vùng cao như Yên Minh, Đồng Văn, Hoàng Su Phì và Xín Mần.
29/07/2011
Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch - hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững ở Mèo Vạc
HGĐT- Trong những năm qua, Đảng bộ huyện Mèo Vạc xác định ngoài viêc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, còn cần phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương bằng viêc đẩy mạnh các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiêp, thương mại, dịch vụ,
27/07/2011
Hỗ trợ phát triển chăn nuôi giúp người dân xóa đói giảm nghèo
HGĐT- Trong năm 2010, Dự án DPPR huyện Xín Mần đã hỗ trợ người nghèo trong vùng dự án phát triển chăn nuôi đại gia súc, lấy đó làm hướng đầu tư hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững.
25/07/2011