Đôi nét về phong trào "Một làng nghề một sản phẩm" và triển vọng cho các làng nghề ở Hà Giang

18:22, 25/05/2007

(HGĐT)- Ngài Fumihiro Kabuta, Chủ tịch tổ chức Năng suất Châu á (APO) phát biểu trong cuộc Hội thảo Quốc gia “Phát triển phong trào Một làng nghề một sản phẩm” tổ chức tại khách sạn Horison tháng 4.2007 như sau: “trồng mận và hạt dẻ và đi nghỉ ở Hawai!!!” khi nói về phong trào một làng nghề một sản phẩm.


         
           Làng nghề sản sản xuất vải lanh thổ cẩm xã Lùng Tám (Quản Bạ).

Theo ngài Kabuta cho biết: Trong các nước ASEAN thì Campuchia, Lào, Việt Nam, Myanmar được chính phủ Nhật Bản đặc biệt quan tâm về phát triển kinh tế. Các quốc gia này khá tương đồng về kinh tế, văn hoá, điều kiện tự nhiên và cũng giống với Thái Lan, một nước rất thành công trong việc thực hiện, phát triển dự án “Một làng nghề, một sản phẩm”.

 

Phong trào “một làng nghề, một sản phẩm” hình thành và phát triển đầu tiên tại Nhật Bản. Sau hơn 20 năm phát triển, phong trào đã có sự thành công đáng khích lệ, không chỉ lôi cuốn, thu hút khắp các địa phương ở Nhật Bản mà còn lan toả sang các quốc gia khác ở Đông Nam á như Thái Lan, Cam-pu-chia. ở Nhật Bản, từ 1979 đến 1999, phong trào mỗi làng nghề một sản phẩm đã tạo ra được 329 sản phẩm với tổng doanh thu 141 tỷ yên/năm (trên 1,1 tỷ USD hay 19.000 tỷ đồng Việt Nam).

 

Ngài Tadashi Ando, Giám đốc điều hành của Uỷ ban xúc tiến phát triển quốc tế của phong trào “một làng nghề một sản phẩm” cho hay: Nguyên tắc cơ bản để xây dựng phong trào “một làng nghề một sản phẩm” là: Hành động của địa phương những suy nghĩ toàn cầu; tự tin sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực; ý thức trong xây dựng thương hiệu và phát triển làng nghề.

 

Đại biểu Sở Khoa học và Công nghệ Hà Giang, khi tham dự Hội thảo đã đem theo hai sản phẩm đặc trưng là rượu ngô Thanh Vân và vải lanh thổ cẩm Lùng Tám (Quản Bạ). Hầu hết những khách mời của hội thảo đều khen ngợi và rất thích hai loại sản phẩm đặc trưng này của Hà Giang. Nhiều vị đã có những nhận xét rất hay về sản phẩm thổ cẩm Lùng Tám và đặt ra câu hỏi: Hà Giang có sản phẩm thổ cẩm đặc trưng, vậy tại sao không phát triển làng nghề gắn với du lịch cộng đồng, như mô hình của Bản Lác - Mai Châu, tỉnh Hoà Bình?

 

Với tiềm năng và điều kiện thuận lợi, Hà Giang có rất nhiều triển vọng để phát triển mô hình phong trào “một làng nghề một sản phẩm”. Hiện nay, nếu triển khai xây dựng những làng nghề truyền thống ở Hà Giang với những sản phẩm đặc trưng nhất định mô hình “một làng nghề một sản phẩm” sẽ có nhiều cơ sở để thành công. Nhưng để phong trào này có thể trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn miền núi ở Hà Giang thì trước tiên cần xác định rõ tầm quan trọng của làng nghề, tiếp đó là giáo dục nhận thức trong cộng đồng dân cư về phát triển làng nghề và điều quan trọng nhất là công tác định hướng, hoạch định chính sách phát triển làng nghề của chính quyền địa phương.

 

Hà Giang có những lợi thế mà nhiều địa phương khác chưa có được, đó là một hệ thống làng nghề truyền thống với nhiều nghề đặc trưng chuyên biệt như: Dệt thổ cẩm, rèn nông cụ, nấu rượu từ men lá, mây tre đan...với nguồn nhân công đông đảo, có nền tảng, có chiều sâu văn hoá đa dạng và giàu bản sắc. Đây chính là những yếu tố then chốt để phát triển làng nghề. Vơí những lợi thế mà Hà Giang đang có được, chắc chắn nếu thực thi mô hình này, sẽ là một trong những động lực để người dân nông thôn Hà Giang có đời sống khấm khá và phát triển hơn.


Trường Giang

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nam Quang... cán "đích"
(HGĐT)- Phó Giám đốc Vũ Đại Đồng, Công ty TNHH Hải Hà (Chi nhánh của doanh nghiệp Haphaco Hải Phòng) cho biết: Đúng 19.5, các máy của công ty tại cụm công nghiệp Nam Quang (Bắc Quang) sẽ đi vào hoạt động.
30/04/2007
Điểm sáng trong kinh tế Việt Quang
(HGĐT)- Được đánh giá là một trong 4 cơ sở sản xuất mây tre đan phát triển nhất thị trấn Việt Quang (Bắc Quang) hiện nay, HTX mây tre đan xuất khẩu thị trấn Việt Quang hiện có 7 xã viên được thành lập từ năm 2002, với vốn điều lệ 120 triệu đồng, được tỉnh hỗ trợ cho vay 100 triệu đồng đầu tư xây dựng nhà xưởng, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật: Máy chẻ, vót mây…
27/04/2007
Tìm giải pháp cho nguyên liệu khu công nghiệp Nam Quang
(HGĐT)- Quá trình CNH-HĐH đất nước đang từng bước giúp tỉnh ta phát huy được tiềm năng, lợi thế của địa phương. Trong đó, khai thác, chế biến lâm sản tại khu công nghiệp Nam Quang đang đặt ra cho tỉnh và nhà sản xuất những cơ hội lớn, nhưng trước mắt cần phải tìm lời giải hợp lý cho vấn đề quy hoạch trồng rừng nguyên liêu và kế hoạch đầu tư.
23/05/2007
Người Mông hạ sơn ở thôn Giang Nam
(HGĐT)- Để lại sau lưng mảnh đất chật, người đông cùng cái đói, cái nghèo, 14 hộ đồng bào Mông thôn Sảng Cán Tỷ, xã Cán Tỷ (Quản Bạ) hành hương xuống núi theo tiếng gọi của Đảng hạ sơn nơi vùng đất mới. 3 năm sau ngày định cư, cuộc sống của những hộ dân này tại xóm Mới, thôn Giang Nam, xã Thanh Thủy (Vị Xuyên) đã có những đổi thay…
22/05/2007