Đẩy mạnh ứng dụng KH&CN, chuyển đổi số tại Công ty TNHH Thành Sơn

17:14, 06/12/2022

BHG - Thời gian qua, với việc linh hoạt ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN), chuyển đổi số (CĐS) trong hoạt động sản xuất, nhiều cơ sở, chủ thể sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã vượt qua ảnh hưởng của Covid-19, hoạt động ngày càng hiệu quả. Điển hình như Công ty TNHH Thành Sơn (thành phố Hà Giang) là một trong những doanh nghiệp KHCN của tỉnh đã áp dụng CĐS vào sản xuất, kinh doanh để nâng cao giá trị các sản phẩm từ cây chè Shan Tuyết đặc sản của địa phương.

Các sản phẩm trà của Công ty TNHH Thành Sơn được ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số.
Các sản phẩm trà của Công ty TNHH Thành Sơn được ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số.

Là doanh nghiệp đi đầu về ứng dụng KHCN, đổi mới, sáng tạo theo tinh thần Kế hoạch 16/KH-UBND/2021 về đẩy mạnh ứng dụng KHCN và đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp, HTX tỉnh Hà Giang đến năm 2025, Công ty TNHH Thành Sơn được biết đến là doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm trong sản xuất, chế biến chè Shan tuyết cổ thụ, với việc không ngừng nghiên cứu, đổi mới, ứng dụng KHCN vào sản xuất, chế biến chè Shan Tuyết đã giúp nâng cao năng suất, chất lượng, đưa sản phẩm đặc hữu của tỉnh tiếp cận các thị trường trong và ngoài nước. Phó giám đốc Công ty TNHH Thành Sơn, Phạm Thị Minh Hải chia sẻ: Chè Shan tuyết là sản vật nổi tiếng của núi rừng Hà Giang, là loại trà đặc biệt bậc nhất Việt Nam với nhiều tác dụng và hương vị đặc biệt. Chính vì vậy, chúng tôi luôn cố gắng tìm ra quy trình công nghệ ngày càng hoàn thiện hơn, với mục tiêu nâng cao phẩm cấp cho trà, đưa sản phẩm trà Shan tuyết vươn xa ra thị trường thế giới, góp phần ổn định đời sống cho người dân địa phương. Từ vùng nguyên liệu quý nằm trên dải núi Tây Côn Lĩnh quanh năm mây mù bao phủ, công ty đã khai thác, chế biến và cho ra đời trên 20 sản phẩm từ trà, tập trung vào các dòng: Trà trắng, Cao trà, Hồng trà, trà xanh, trà dược, mĩ phẩm chiết xuất từ trà... Trong đó có 4 sản phẩm đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Việc đổi mới, ứng dụng KHCN vào sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế là giải pháp để hoàn thiện quy trình, tạo ra sản phẩm có chất lượng thượng hạng. Do đó, công ty đã ứng dụng các công nghệ vào các khâu sản xuất trà như: Công nghệ diệt khuẩn ngay từ đầu vào trong quy trình diệt men; bảo quản trà trong nhà lạnh; sấy lạnh giữ màu, hương, vị và các chất vi lượng cao trong trà; công nghệ cô cao trà triết xuất chất polyphenol trên dây chuyền khép kín chân không, khuấy siêu âm giúp vỡ các hợp chất tế bào vi lợi để thu lượng Polyphenol nhiều nhất… Ứng dụng công nghệ nông nghiệp thông minh QR-Code để tăng tính minh bạch trong truy xuất nguồn gốc và ứng dụng công nghệ số, thương mại điện tử vào khâu tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh việc sản xuất các loại trà, Công ty TNHH Thành Sơn còn khai thác các sản phẩm du lịch dịch vụ liên quan đến trà như: Xây dựng không gian văn hóa du lịch Trà Hà Giang; kinh doanh dịch vụ homestay với khu homestay MaiSon, xây dựng ngôi nhà bằng các bánh trà Shan tuyết… Đẩy mạnh quảng cáo, giới thiệu sản phẩm trên môi trường số như Website, Facebook, youtube, tiktok, Fanpage… để giới thiệu văn hóa trà đến với nhiều người hơn. Theo đánh giá của doanh nghiệp, từ khi ứng dụng KHCN, CĐS vào sản xuất kinh doanh doanh thu của công ty tăng lên từ 20 – 30% so với trước đây. Qua đó, nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong, ngoài nước, tạo được thương hiệu, tăng sức cạnh tranh vào phân khúc sản phẩm cao cấp trên thị trường. Năm 2020, công ty là 1 trong 15 doanh nghiệp trên cả nước được Bộ KHCN vinh danh có thành tích trong hoạt động đổi mới và thương mại hóa công nghệ…

Ứng dụng KHCN, CĐS trong sản xuất nông nghiệp đang là xu hướng chung nhằm từng bước nâng cao vị thế, chất lượng cho nông sản và tăng thu nhập cho nông dân. Việc đẩy mạnh CĐS, ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh được coi là hướng đi rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và cần được lan rộng trong thời gian tới. Qua đó, góp phần thực hiện tốt Kế hoạch 16/KH-UBND/2021 về đẩy mạnh ứng dụng KHCN và đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp, HTX tỉnh Hà Giang đến năm 2025.

Bài, ảnh: LÊ HẢI


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á
Theo TTXVN, hãng tin Sputnik (Nga) dẫn báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company đưa tin Việt Nam có nền kinh tế số tăng trưởng vượt bậc, đạt 23 tỷ USD và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á trong năm 2022.
30/10/2022
Xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học và liên thông dữ liệu
BHG - Chuyển đổi số (CĐS) đang là cuộc cách mạng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, là động lực thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, đột phá phát triển. Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN), để thực hiện CĐS thành công quan trọng nhất là cơ sở dữ liệu (CSDL) và liên thông dữ liệu.
26/11/2022
Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy chuyển đổi số trong hoạt động xuất, nhập khẩu
BHG - Nhằm tiến tới xây dựng “Hải quan số - Hải quan thông minh”, thời gian qua Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Thanh Thủy đã tích cực áp dụng công nghệ thông tin, thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính theo hướng hiện đại, công khai, minh bạch. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất, nhập khẩu (XNK).
25/11/2022
Công ty Điện lực Hà Giang: Thích ứng linh hoạt, an toàn và hiệu quả với môi trường Chuyển đổi số

BHG - Công ty Điện lực Hà Giang (PC Hà Giang) hiện đang quản lý vận hành hơn 471,65km đường dây cao thế 110kV, 2.920,29 km đường dây trung thế, 3.410,72km đường dây hạ thế, 1.679  trạm biến áp phân phối (TBA) và 5 TBA 110kV trải dài trên địa bàn một thành phố, 10 huyện của tỉnh Hà Giang với đa phần là địa hình miền núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, thường bị chia cắt bởi mưa lũ… Vượt qua mọi khó khăn thách thức, tập thể cán bộ công nhân viên người lao động trong Công ty đã và đang nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chỉ tiêu, kế hoạch được Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) giao. 

25/11/2022