Agribank Yên Minh đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

10:06, 29/10/2022

BHG - Trong cuộc sống hiện đại và cuộc cách mạng công nghệ số hiện nay, cùng với dịch Covid – 19 còn diễn biến phức tạp, khó lường, việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) được Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank) phát triển mạnh mẽ. Dù ở địa bàn đặc biệt khó khăn nhưng Agribank Yên Minh cũng tích cực phát triển sản phẩm dịch vụ TTKDTM cho khách hàng.

Khách hàng sử dụng thẻ ATM giao dịch không dùng tiền mặt tại Yên Minh.
Khách hàng sử dụng thẻ ATM giao dịch không dùng tiền mặt tại Yên Minh.

Đóng chân trên địa bàn một huyện đặc biệt khó khăn, với phần lớn dân số là đồng bào các dân tộc thiểu số, phân bố rộng ở 18 xã, thị trấn với hạ tầng giao thông đi lại còn rất khó khăn. Hoạt động sản xuất, kinh doanh còn nhỏ lẻ. Tuy nhiên, Yên Minh là huyện vùng Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn nên du lịch khá phát triển, trong đó có hàng chục nghìn du khách đến, lưu trú tại địa bàn, trong đó có nhiều khách quốc tế. Vì vậy, những năm qua thực hiện chủ trương chung của Agribank Việt Nam và Agribank Hà Giang, đặc biệt là chương trình chuyển đổi số của tỉnh, Agribank Yên Minh đã triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ hỗ trợ khách hàng TTKDTM như: Thanh toán qua POS; thanh toán tiền điện; thanh toán qua kênh quầy giao dịch; thu ngân sách qua tài khoản; dịch vụ thẻ ATM; thiết bị POS; thanh toán qua mã QRcode và các ứng dụng E-Mobile Banking, Internet Banking, SMS Banking…

Giám đốc Agribank Yên Minh, Lục Hưng Hoàn cho biết: Để đẩy mạnh phát triển, mở rộng các sản phẩm dịch vụ TTKDTM trên địa bàn, chúng tôi thường xuyên tổ chức tuyên truyền về cơ chế, chính sách và sản phẩm của Agribank về TTKDTM để khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện TTKDTM; công khai các mức phí thanh toán chuyển khoản và mức phí nộp, rút tiền mặt tại ngân hàng; tăng cường phối hợp và kết nối xử lý giải pháp trao đổi thông tin dữ liệu giữa các cơ quan trong ngành Tài chính với hệ thống ngân hàng để đáp ứng tốt hơn yêu cầu phối hợp thu ngân sách nhà nước bằng phương thức điện tử; nhất là thu, nộp thuế điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân. Đồng thời cung cấp dịch vụ thanh toán qua ATM, thiết bị POS, mã QRcode… ứng dụng phương thức thanh toán điện tử tiên tiến đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp công để thu phí, lệ phí các thủ tục hành chính, dịch vụ y tế, giáo dục và các dịch vụ công khác. Mở rộng triển khai việc trả lương, thu nhập qua tài khoản đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn.

Theo thống kê, tính đến cuối tháng 9.2022, Agribank Yên Minh đã phát hành trên 10.000 thẻ ATM, có 4.734 khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile Banking, 6.662 khách hàng đăng ký sử dụng E-Mobile Banking, thực hiện thu hộ tiền điện qua tài khoản ngân hàng gần 2.000 khách hàng; có 23 cửa hàng sử dụng mã QRcode để khách hàng giao dịch thanh toán… Riêng trong tháng 9 qua, Agribank Yên Minh thực hiện thanh toán đổ lương cho cán bộ trên 12,2 tỷ đồng; thanh toán tiền điện gần 700 triệu đồng; thanh toán qua quầy giao dịch 48,2 tỷ đồng; thu ngân sách qua tài khoản 272 triệu đồng; thanh toán qua POS 60 triệu đồng.

 Để có được kết quả trên, những năm qua Agribank Yên Minh thường xuyên tuyên truyền về tiện tích khi sử dụng dịch vụ TTKDTM, nhất là việc chuyển tiền hiện đại, dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện ở nông thôn khi có thể thanh toán qua điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số, thúc đẩy TTKDTM ở khu vực nông thôn, vùng sâu, xa. Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, phổ biến kiến thức, đào tạo, hướng dẫn về TTKDTM đến người dân, doanh nghiệp bằng nhiều hình thức, phù hợp thực tiễn. Đẩy mạnh đào tạo cho cán bộ, nhân viên các kỹ năng hướng dẫn khách hàng hiểu và sử dụng các dịch vụ, phương tiện TTKDTM. Tận dụng mạng xã hội facebook, fanpage, zalo… và các điểm Bưu điện văn hóa xã để tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hướng dẫn TTKDTM.

Bài, ảnh: Duy Tuấn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tổ công nghệ số cộng đồng "Cánh tay nối dài" của Nghị quyết 18
BHG - Xác định công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hà Giang là lấy người dân làm trung tâm, chính vì vậy, những lĩnh vực liên quan đến người dân được xác định ưu tiên trong chuyển đổi số như giải quyết thủ hành chính, y tế, giáo dục, tài chính, ngân hàng, nông nghiệp, môi trường, văn hóa... Để triển khai những vấn đề này, ngày 8.7.2022, UBND tỉnh ban hành công văn về việc thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh...
30/09/2022
Quang Bình cải tạo đàn gia súc bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo
BHG - Để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi, chủ động cải tạo giống, nâng cao chất lượng đàn trâu, bò, huyện Quang Bình đẩy mạnh cải tạo đàn trâu, bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo (TTNT). Từ đó, góp phần tăng giá trị sản phẩm chăn nuôi, nâng cao thu nhập, hướng đến phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa.
30/09/2022
Tuần 3, Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về Chuyển đổi số ghi nhận 87.805 lượt thi

BHG - Sáng ngày 29.9, Ban Tổ chức Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về Chuyển đổi số công bố số bài dự thi, số người dự thi và tác giả đạt giải Cuộc thi tuần 3.

29/09/2022
Lễ tổng kết trao giải thưởng Sáng tạo Khoa học, công nghệ toàn quốc 2022

BHG - Tối 27.10  tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Bộ KH&CN, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Lễ tổng kết và trao giải thưởng Sáng tạo Khoa học, công nghệ toàn quốc 2021. Tới dự có đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội. Về phía tỉnh Hà Giang có lãnh đạo Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh, đại diện HTX Dịch vụ Nông nghiệp Tả Lủng, huyện Mèo Vạc, đơn vị có công trình, đề tài khoa học được nhận giải thưởng trong năm.

28/10/2022