Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

16:38, 09/08/2021

BHG - Để thúc đẩy phát triển KT-XH, các huyện, thành phố đã triển khai đưa ứng dụng KHCN vào phát triển sản xuất, tăng cường chuyển giao tiến bộ KHCN vào đời sống. Từ đó, lĩnh vực nông nghiệp tại nhiều nơi có chuyển biến tích cực, nông dân dần thay đổi tư duy sản xuất, năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp được nâng lên đáng kể.

Nông dân thành phố Hà Giang áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng cây Ổi
Nông dân thành phố Hà Giang áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng cây Ổi

Ứng dụng đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp theo Kế hoạch số 78/KH-UBND của UBND tỉnh, ngành NN&PTNT đã chủ trì chỉ đạo các huyện, thành phố triển khai đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đạt từ 40,5% trở lên, tại các khâu: Làm đất, gieo trồng; chăm sóc; thu hoạch; chế biến thức ăn gia súc, xử lý chất thải chăn nuôi… giúp giải phóng sức lao động, năng suất lao động tăng lên. Ngoài ra, các huyện, thành phố chủ động huy động và bố trí nguồn vốn, triển khai 72 nhiệm vụ ứng dụng KHKT&CN vào sản xuất. Kết quả đã áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trên 3.527 ha cam tại Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên nâng cao chất lượng giá trị cam Sành Hà Giang. Áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn GAP trên 3.749,2 ha chè tại Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên và Hoàng Su Phì. Phát triển trồng rau hoa trong nhà lưới được 11,75ha/42 nhà lưới; thành lập được 56 gia trại; nhiều sản phẩm chế biến từ dược liệu được thị trường chấp nhận, ưa chuộng; sản phẩm Hồng không hạt Quản Bạ được cấp Chứng nhận chỉ dẫn địa lý.

Nổi bật về ứng dụng KHCN vào sản xuất như thành phố Hà Giang đã khuyến khích Công ty TNHH Côn Hà đầu tư xây dựng mô hình sản xuất rau hữu cơ với diện tích 5 ha; xây dựng 17 nhà lưới có hệ thống tưới phun tự động, camera giám sát quá trình sản xuất. Hiện đang cung ứng các loại rau: Su hào, Xà lách, măng Tây, Dưa chuột, đậu Cô ve... ra thị trường và được cấp Giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Huyện Mèo Vạc đã ứng dụng thành công kỹ thuật thụ tinh nhân tạo để cải tạo đàn bò địa phương. Xây dựng mô hình trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh phục vụ khách du lịch. Huyện Quang Bình triển khai 4 tổ sản xuất rau, hoa tại thị trấn Yên Bình, xã Vĩ Thượng, Tiên Yên, Tân Trịnh; xây dựng 1.170 m2 nhà lưới, 2.433 m2 nhà màng để sản xuất rau, hoa chất lượng cao; 550 ha cam kinh doanh được chứng nhận sản xuất VietGAP; tổ chức sản xuất lúa hàng hóa gắn với cơ sở chế biến quy mô 107 ha. Huyện Vị Xuyên triển khai xây dựng 21.000 m2 nhà lưới sản xuất các loại rau an toàn, Dưa lê Hàn Quốc tại thị trấn Vị Xuyên, xã Thuận Hòa, Phong Quang, Đạo Đức, Kim Thạch.

Huyện Quản Bạ tập trung ứng dụng tiến bộ KHCN vào phát triển dược liệu theo chuỗi giá trị, trồng mới tăng hơn 300 ha, gồm: Địa hoàng, Đan sâm, Đương quy, Tục đoạn, Đẳng sâm, Giảo cổ lam... Đã chế biến được một số sản phẩm bán ra thị trường như: Cao Atiso, cao Đương quy, cao Hà thủ ô... Trong đó có 3 sản phẩm được cấp chứng nhận hợp quy là Trà gừng Cao nguyên đá, cao thuốc tắm và cao Atiso; Hồng không hạt Quản Bạ được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KH&CN cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý; thành lập 3 HTX dược liệu (HTX Thanh Vân, HTX Mạnh Sơn, HTX Bình An) chế biến một số sản phẩm như: Mật ong Bạc hà, mật ong hoa rừng, mật ong hoa Xuyến chi đều được cấp chứng nhận cơ sở VSATTP, đăng ký mã số mã vạch và đạt sao OCOP...; bảo tồn và phát triển đàn ngựa; sản xuất rau trong nhà lưới tại thị trấn Tam Sơn và xã Quyết Tiến với diện tích 2,5 ha.

Huyện Hoàng Su Phì triển khai xây dựng 3 vườn ươm giống cây ăn quả địa phương (lê, Mận máu) với diện tích 1,2 ha, gieo ươm trên 120.000 cây giống. Trồng tập trung 10 ha cây Mận máu tại xã Chiến Phố và đầu tư dây truyền chế biến các sản phẩm như siro mận, mận sấy, rượu mận. Phát triển 60 ha lúa chất lượng cao ĐS3 tại xã Bản Luốc, Hồ Thầu, Nam Sơn nhằm phát triển mặt hàng chủ lực của tỉnh; chứng nhận vùng sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ 2.048 ha. Đổi mới công nghệ chế biến chè tạo ra đa dạng các sản phẩm, trong đó có 2 sản phẩm chè đạt OCOP 5 sao được tỉnh đề xuất Bộ NN&PTNT chứng nhận sản phẩm OCOP quốc gia. Phát triển chăn nuôi gia trại, trang trại kết hợp với nuôi giun Quế để xử lý chất thải trong chăn nuôi và làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia cầm. Ứng dụng thành công kỹ thuật thụ tinh nhân tạo để cải tạo đàn bò địa phương. Trồng mới được 860 ha Thảo quả, 54 ha Sa nhân tím và 21 ha quế. 

Với những thành quả thấy rõ của việc ứng dụng KHCN vào sản xuất, để KHCN thực sự trở thành một khâu đột phá cho phát triển KT-XH và nâng cao thu nhập cho nông dân tại các huyện, thành phố. Rất cần sự vào cuộc của các cấp, ngành và người dân chủ động ứng dụng công nghệ mới vào phát triển các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh. 

Bài, ảnh: Lê Hải 


Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh khai báo y tế điện tử phòng, chống Covid - 19 bằng mã QR Code

BHG - Để thực hiện tốt công tác khai báo y tế điện tử (YTĐT) trên địa bàn, tỉnh ta đã có công văn yêu cầu các cấp, ngành tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân thực hiện khai báo YTĐT theo hướng dẫn của Bộ Y tế để phục vụ công tác theo dõi, giám sát, phòng, chống dịch Covid-19.

30/07/2021
Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống

BHG - Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ sinh học (CNSH) mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho phát triển KT – XH. Nắm bắt kịp thời xu thế đó, tỉnh chỉ đạo triển khai quyết liệt việc ứng dụng CNSH trong nhiều lĩnh vực và bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.

30/06/2021
Triển khai nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19 trên phạm vi toàn quốc

BHG - Đây là nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống Covid - 19 giao cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) nhằm thực hiện chiến dịch tiêm chủng COVID-19 trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

28/07/2021
Ba nền tảng công nghệ phòng chống COVID-19 bắt buộc dùng chung toàn quốc

Bộ TT&TT cho biết, ba nền tảng công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 đã được đưa vào sử dụng thống nhất trên cả nước, trong đó có nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19.

27/07/2021