Nông nghiệp chất lượng cao ở Vị Xuyên

19:29, 14/01/2021

BHG - Với sự chủ động lãnh, chỉ đạo bằng các nghị quyết, đề án, chương trình, kế hoạch cụ thể; lựa chọn các sản phẩm chủ lực để tập trung phát triển; ứng dụng hiệu quả khoa học công nghệ vào sản xuất, giúp Vị Xuyên nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi, hướng đến phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao.

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất rau an toàn giúp người dân Vị Xuyên nâng cao thu nhập.
Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất rau an toàn giúp người dân Vị Xuyên nâng cao thu nhập.

Những năm qua, huyện Vị Xuyên ký kết hợp tác toàn diện với Trường Đại học Nông - lâm Thái Nguyên trong phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; các chương trình, dự án, phương án sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị được đầu tư, hỗ trợ phát triển. Đồng thời, tổ chức dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất phát triển các vùng hàng hóa tập trung quy mô lớn; kết hợp với tổ chức đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Cùng với các cơ chế hỗ trợ, cây trồng trên địa bàn huyện tăng cả về năng suất, chất lượng, sản lượng và giá trị sản phẩm.

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trong năm đạt trên 1.610 tỷ đồng; giá trị sản phẩm thu hoạch trên đơn vị diện tích canh tác đạt 65 triệu đồng; nhân rộng trên 500 ha lúa thuần chất lượng cao; liên kết với doanh nghiệp Trung Quốc trồng trên 100 ha mía nguyên liệu, xuất khẩu trên 7.500 tấn, doanh thu trên 7,5 tỷ đồng; phát triển hơn 2.900 ha chè hữu cơ và VietGAP; thực hiện hiệu quả chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi hàng hóa của tỉnh, đưa tỷ trọng giá trị chăn nuôi/giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 37%; chú trọng phát triển rau, hoa an toàn trong nhà lưới; tập trung sản xuất các loại dưa lưới, dưa Kim cô nương, dâu tây, cà chua, các loại rau trái vụ có giá trị kinh tế cao. Huyện coi đây là hướng đi đột phá và chủ trương tiếp tục mở rộng loại hình sản xuất hàng hóa công nghệ cao. Đối với rừng trồng sản xuất, được phát triển theo hướng trồng tập trung, đưa giống tốt vào sản xuất và thực hiện theo tiêu chuẩn chứng chỉ rừng FSC, góp phần tăng giá trị gia tăng của ngành lâm nghiệp.

Mô hình trồng cà chua trong nhà lưới của người dân thị trấn Vị Xuyên nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác.
Mô hình trồng cà chua trong nhà lưới của người dân thị trấn Vị Xuyên nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác.

Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Bí thư Huyện ủy Vị Xuyên cho biết: Đạt được kết quả đó, ngoài sự quyết tâm, quyết liệt, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương thông qua các chương trình, kế hoạch cụ thể thì huyện luôn đồng hành cùng nông dân trong ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất; áp dụng cơ giới hóa, thu hút doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư vào nông nghiệp; liên kết gắn với xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ; từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong tuyên truyền, thay đổi tư duy sản xuất của nông dân. Dù vậy, các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao trên địa bàn huyện chưa nhiều, chưa theo chuỗi giá trị, dẫn đến sức cạnh tranh trên thị trường thấp; người dân còn tình trạng mạnh ai nấy làm, không thực hiện theo quy hoạch, mang nặng tư duy sản xuất nhỏ; trông chờ, ỷ lại, chậm thích nghi với cơ chế mới; lúng túng, bị động và chịu nhiều rủi ro trước mặt trái cơ chế thị trường. Việc tích tụ đất đai có quy mô đủ lớn cho sản xuất hàng hóa khó thực hiện; nhận thức người dân hạn chế nên việc vận động dồn điền, đổi thửa khó thực hiện; kết cấu hạ tầng đáp ứng sản xuất nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại còn yếu, nhất là hạ tầng đáp ứng sản xuất công nghệ cao; chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chưa thu hút nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư sản xuất, chế biến, bảo quản sau thu hoạch.

Hiện thực hóa mục tiêu đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, huyện đang quyết liệt trong việc dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất gắn với quy hoạch lại đồng ruộng, hệ thống giao thông, thủy lợi, tạo tiền đề áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất; hình thành vùng sản xuất hàng hóa, vùng chuyên canh chất lượng cao. Tăng cường ứng dụng KHKT, chuyển đổi cây trồng hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt quan tâm về ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, như: Mạ khay, máy cấy, máy gặt đập liên hoàn; trồng rau, quả an toàn trong nhà lưới; thụ tinh nhân tạo cho đại gia súc để cải tạo tầm vóc và sản lượng; sản xuất lúa thuần chất lượng; liên kết trồng mía, sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Đổi mới, đa dạng hình thức, phương pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, từng bước làm thay đổi thói quen, nhận thức của người dân về sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Đẩy mạnh việc nhân rộng các mô hình, điển hình trong phát triển nông nghiệp.

Huyện Vị Xuyên chủ động phối hợp với ngành chuyên môn, doanh nghiệp, đơn vị khoa học làm cầu nối dịch vụ hỗ trợ nhân dân, chuyển giao KHKT, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho người dân; tăng cường xúc tiến đầu tư, quảng bá sản phẩm nông nghiệp; đẩy mạnh mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng và triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm hàng hóa đặc trưng; huy động và lồng ghép hiệu quả các nguồn lực để dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn; đào tạo cán bộ quản lý, chuyên môn sâu về kỹ thuật nông nghiệp từ huyện đến cơ sở… tin tưởng, ngành Nông nghiệp của huyện sẽ có bước chuyển mình mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy KT – XH trên địa bàn.

Bài, ảnh:  HẢI ĐĂNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Vũ Hoài Nam và những giải pháp góp phần cải cách hành chính ở Hà Giang

BHG - Những năm qua, các cấp, các ngành trong tỉnh Hà Giang luôn tích cực ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào trong công việc, điều hành và cải cách hành chính. Trong đó, việc đưa hệ thống hội nghị trực tuyến 4 cấp, gồm trung ương, tỉnh, huyện và xã vào sử dụng là một trong những đột phá về cải cách hành chính. Đằng sau giải pháp kỹ thuật ứng dụng đó, chính là kỹ sư Vũ Hoài Nam, sinh năm 1974, hiện là Trưởng phòng Khách hàng tổ chức doanh nghiệp, Trung tâm Kinh doanh VNPT Hà Giang.

30/11/2020
Có nên nâng cấp iPhone 11 Pro Max lên iPhone 12 Pro Max tại Di Động Việt

iPhone 12 Pro Max siêu phẩm Apple đã trình làng và được mở bán trên thị trường. Đây là chiếc điện thoại cao cấp nhất tại thời điểm hiện tại. Vậy có nên nâng cấp iPhone 11 Pro Max lên iPhone 12 Pro Max tại Di Động Việt.

 

30/11/2020
Ứng dụng Công nghệ thông tin trong PCCC trên địa bàn tỉnh Hà Giang

BHG - Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác bảo đảm an ninh trật tự đã góp phần không nhỏ vào việc đấu tranh, xử lý có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT đối với lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy (PCCC) hiện nay ở tỉnh ta chưa theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

29/12/2020
Triển vọng từ cây Xạ đen tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao xã Quyết Tiến

BHG - Sau khi Dự án "Xây dựng mô hình phát triển cây Xạ đen trên địa bàn tỉnh Hà Giang" được thực hiện tại huyện Quản Bạ, Vị Xuyên do Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ mới (TTTT&CGCNM) thuộc Sở KH&CN triển khai thực hiện thành công. Đầu năm 2020, TTTT&CGCNM tiếp tục thực hiện mô hình trồng cây Xạ đen tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), xã Quyết Tiến huyện Quản Bạ, bước đầu đã có những tín hiệu đáng mừng.

28/12/2020