Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý thuế

08:31, 27/12/2017

BHG - Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động quản lý thuế (QLT), gắn với quá trình cải cách hành chính thuế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động QLT có tính liên kết, tự động hóa cao, điều này thể hiện rõ trong ứng dụng QLT điện tử, đã khắc phục cơ bản những bất cập, sai sót về số liệu khi thực hiện thủ công; thực hiện minh bạch thủ tục hành chính (TTHC) thuế, cung cấp dịch vụ thuế điện tử phục vụ người nộp thuế và doanh nghiệp thuận lợi khi thực hiện nghĩa vụ thuế; thực hiện liên kết thông tin với các ngành, đơn vị liên quan, đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả trong quản lý.

Thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ, ngành Thuế tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào tất cả các khâu, hỗ trợ xử lý nghiệp vụ trong quá trình giải quyết TTHC về thuế, hỗ trợ cán bộ QLT theo quy trình nghiệp vụ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần phải thực hiện. Năm 2017, ngành Thuế đã triển khai các ứng dụng như: Phân tích thông tin rủi ro (TPR) cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; ứng dụng các khoản thu liên quan đến đất và phương tiện; ứng dụng quản lý tài sản tập trung; phần mềm quản lý tuyển dụng, nhập dữ liệu thí sinh đăng ký tuyển dụng; ứng dụng hoàn thuế điện tử cho các doanh nghiệp, dự án đầu tư, kinh doanh xuất, nhập khẩu thuộc đối tượng hoàn thuế điện tử, triển khai hệ thống kết nối trao đổi thông tin giữa TCT và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

Đến nay, ứng dụng CNTT đã hỗ trợ hầu hết các bước công việc trong quy trình QLT, từ khâu lập bộ, tính thuế của hộ kinh doanh khoán ổn định; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; phí môn bài đến việc kê khai thuế, nộp thuế, xử lý vi phạm, xác định nợ thuế, phân tích nợ thuế… của các tổ chức, cá nhân người nộp thuế đều được xử lý dữ liệu tập trung trên một ứng dụng QLT tập trung (TMS) duy nhất của ngành Thuế. 100% công chức Thuế làm việc tại các bộ phận thực hiện khai thác, xử lý thông tin trên ứng dụng theo quyền truy cập để giải quyết công việc đảm bảo nhanh gọn, việc cập nhật dữ liệu chỉ phải nhập ở một bộ phận và kết xuất ra nhiều loại báo cáo, sổ sách để các bộ phận khác khai thác dữ liệu một cách nhanh chóng, chính xác, phục vụ tốt cho việc xử lý và điều hành công việc của đơn vị, tạo ra tác phong làm việc hiện đại, chuyên nghiệp.

Ngoài ra, một số ứng dụng như: Ứng dụng TTR, TPR, QLAC, BCTC, TPH... được các bộ phận chức năng cập nhật dữ liệu thường xuyên để hỗ trợ, tra cứu trong công tác QLT có hiệu quả.

Các ứng dụng CNTT được triển khai đã hỗ trợ cơ quan Thuế các cấp xử lý khối lượng thông tin về người nộp thuế và QLT lớn, góp phần tạo lập kho cơ sở dữ liệu về QLT, đồng thời hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, điều hành của cơ quan; hỗ trợ người nộp thuế giảm thủ tục khai, nộp thuế, tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện nghĩa vụ thuế cho người dân, doanh nghiệp. Cán bộ tại các bộ phận đã sử dụng ứng dụng CNTT để khai thác thông tin, phục vụ trực tiếp các nhiệm vụ được giao theo đúng quy trình nghiệp vụ.

Việc ứng dụng CNTT vào quản lý của ngành Thuế đã chiếm vai trò quan trọng, công cụ hỗ trợ đắc lực, không thể thiếu hiện nay; góp phần tích cực trong việc nâng cao hiệu quả công tác QLT và cải thiện chất lượng phục vụ người nộp thuế, đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện đại hóa ngành Thuế.

Nguyễn Kim Hồng

     (Phòng Tin học)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả của Nghị quyết 209

BHG - Nhằm nâng cao hiệu quả của Nghị quyết 209 HĐND tỉnh, cũng như Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh; vụ Mùa 2017, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Giang đã triển khai 5 mô hình về quản lý dịch hại tổng hợp (gọi tắt là IPM) tại 5 huyện trồng chè trọng điểm của tỉnh, gồm: Quang Minh (Bắc Quang), Tân Bắc (Quang Bình), Ngọc Minh (Vị Xuyên), Chế Là (Xín Mần) và Nậm Ty (Hoàng Su Phì). Bên cạnh đó, Chi cục còn triển khai 4 mô hình IPM trên cây cam tại các xã: Quảng Ngần (Vị Xuyên), Tiên Kiều (Bắc Quang), Vĩ Thượng, Hương Sơn (Quang Bình).

30/11/2017
Chợ nông sản điện tử: Mang sản phẩm "Sạch" của Hà Giang đến tay người tiêu dùng

BHG - Không giao dịch bằng tiền mặt, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh được cài đặt ứng dụng và kết nối Internet, khách hàng có thể chọn mua những sản phẩm nông sản của thanh niên Hà Giang có nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý. Đó là điểm nhấn ấn tượng khi tham quan gian hàng "Chợ nông sản điện tử" của Tỉnh đoàn tại không gian trưng bày giới thiệu sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Hà Giang năm nay.

27/11/2017
WHO chính thức coi nghiện game là một loại bệnh

Tổ chức Y tế Thế giới vừa chính thức công nhận chứng rối loạn khi chơi game là một loại bệnh cần được điều trị. Trong bản dự thảo cập nhật lần thứ 11 bảng Phân loại Bệnh Quốc tế (ICD-11) của WHO, rối loạn chơi game được coi như chứng nghiện. ICD-11 sẽ được ban hành năm 2018.

26/12/2017
Google, Facebook hợp tác với Việt Nam ngăn chặn thông tin xấu độc

Sáng 22/12, tại trụ sở Bộ TT&TT đã diễn ra hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ của năm 2018. Một trong những hoạt động được Bộ TT&TT triển khai mạnh mẽ trong năm qua là việc tăng cường quản lý thông tin trên mạng Internet. Bên cạnh đó là việc phân định rõ trách nhiệm xử lý của các bộ, ngành có liên quan. Trong năm qua, Bộ TT&TT tích cực chủ động, làm việc với Facebook, Google về việc thiết lập cơ chế ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin xấu độc và các thông tin vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam.

24/12/2017