Hà Giang

Bắc Quang: Hội thảo ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo phát triển trâu lai hướng thịt

14:33, 13/10/2017

BHG - Sáng 13.10, Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi thuộc Viện chăn nuôi phối hợp với Sở KH&CN, Trạm thú y huyện Bắc Quang tổ chức hội thảo báo cáo kết quả xây dựng Dự án ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo để cải tạo đàn trâu tại xã Hùng An, huyện Bắc Quang. Dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Sở KH&CN tỉnh; huyện Bắc Quang; Chi cục Thú y tỉnh Hà Giang và các hộ tham gia dự án.

Các đại biểu tham quan dự án ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo để cải tạo đàn trâu tại xã Hùng An, huyện Bắc Quang.
Các đại biểu tham quan dự án ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo để cải tạo đàn trâu tại xã Hùng An, huyện Bắc Quang.

Bắc Quang là huyện có tổng đàn trâu tương đối lớn so với các địa phương khác trong tỉnh, toàn huyện có hơn 22 nghìn con trâu. Tuy nhiên, do điều kiện chăn thả tự do nên tỷ lệ trâu phối giống đạt thấp, làm giảm khối lượng và chất lượng vật nuôi. Trước nhu cầu cấp thiết cải thiện tầm vóc, giống trâu, Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi, Sở KH&CN tỉnh, Trạm thú y huyện Bắc Quang đã triển khai Đề tài “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo giống trâu Murah bằng tinh cọng rạ tại địa bàn xã Hùng An từ năm 2015 - 2017”. Dự án chọn lọc được 100 hộ có trâu sinh sản đủ tiêu chuẩn thụ tinh nhân tạo. Hộ nông dân tham gia, cán bộ thú y, khuyến nông địa phương được tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc, quản lý trâu lai, nghé lai; kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh, phát hiện động dục ở trâu cái; kỹ thuật trồng, chế biến thức ăn cho trâu, nghé lai. Kết quả, sau 2 năm, dự án đã thực hiện phối thành công 80 con trâu và sinh được 30 nghé lai. Theo đánh giá, các chỉ tiêu sinh trưởng của nghé lai F1 đều cao hơn so với nghé nội, phù hợp khí hậu, điều kiện chăn nuôi nông hộ.

Tại hội thảo, đa số các ý kiến cho rằng dự án chính là cơ sở khoa học và thực tế để giúp huyện Bắc Quang có định hướng phát triển trâu lai hướng thịt trong sản xuất. Vì vậy, huyện cần tiếp tục có những chính sách khuyến khích, nhân rộng mô hình để người dân được áp dụng kỹ thuật chăn nuôi mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay.

Tin, ảnh: MỘC LAN

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây keo

BHG - Keo là loài cây mọc nhanh, tán dày, thường xanh, sau trồng 2-3 năm rừng đã khép tán, cải thiện được tiểu khí hậu, che chắn hạn chế dòng chảy, góp phần cố định đạm cho đất và là cây cung cấp gỗ nguyên liệu làm giấy, gỗ dán, ván dán, gỗ xẻ, đóng đồ mộc cao cấp,.... 

29/09/2017
Kiểm định phương tiện đo nhóm 2, góp phần đảm bảo chất lượng khám tại các cơ sở y tế

BHG- Là đơn vị chưa được nhiều người biết đến, nhưng những năm qua Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL), thuộc Chi cục TCĐLCL, Sở KH&CN đã từng bước khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, nhân lực để thực hiện nhiều nhiệm vụ mang ý nghĩa lớn cho xã hội, trong đó có dịch vụ kiểm định (KĐ) các phương tiện đo nhóm 2 của ngành Y tế. 

26/09/2017
Lễ Công bố Chỉ dẫn địa lý sản phẩm Hồng không hạt Quản Bạ

BHG- Chiều 22.9, tại huyện Quản Bạ, UBND tỉnh tổ chức Lễ Công bố Chỉ dẫn địa lý (CDĐL sản phẩm Hồng không hạt Quản Bạ.

22/09/2017
Bắc Mê tập huấn sử dụng phần mềm một cửa liên thông điện tử

BHG - Ngày 21.9, Sở Thông tin Truyền thông tỉnh phối hợp với huyện Bắc Mê tổ chức Tập huấn hướng dẫn sử dụng và chuyển giao phần mềm một cửa liên thông điện tử. Tham gia lớp tập huấn có lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn và các xã, thị trấn trong huyện.

21/09/2017