Hà Giang

Nghiên cứu xây dựng chương trình giáo dục kỹ năng sống phù hợp với học sinh trung học

07:03, 20/06/2017

BHG- Những năm qua, chúng ta thường hay nghe đến cụm từ giáo dục kỹ năng sống (GDKNS) cho học sinh. Thực tế hiện nay, khi tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin phần nào đã khiến cho cuộc sống ngày càng thay đổi mạnh. Nhiều bậc phụ huynh ít có thời gian quan tâm, chăm sóc con cái một cách đầy đủ; sức ép học tập ở trường học..., khiến cho trẻ em, học sinh ở nhiều nơi bị xa rời hoặc khó bắt kịp với những kỹ năng sống thông thường.

Một buổi tuyên truyền, hướng dẫn cách sử dụng điện an toàn, hiệu quả tại Trường THCS thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên.
Một buổi tuyên truyền, hướng dẫn cách sử dụng điện an toàn, hiệu quả tại Trường THCS thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên.

Hà Giang là một địa phương miền núi, có 7 huyện biên giới, điều kiện KT – XH còn rất nhiều khó khăn... Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến không ít học sinh còn thiếu kỹ năng sống cần thiết. Trong khi đó hiện nay chưa có chương trình GDKNS cụ thể cho học sinh, hoặc tỉnh có đề án nhưng vẫn còn có những hạn chế so với thực tiễn giáo dục ở địa phương.

Trước thực tế trên, việc nghiên cứu, xây dựng chương trình GDKNS gắn liền với giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua các hoạt động trong nhà trường trung học nhằm thực hiện có hiệu quả nội dung giáo dục toàn diện nhân cách học sinh là điều rất cần thiết. Với đặc thù học sinh trên địa bàn tỉnh ta phần lớn là con em đồng bào dân tộc thiểu số, các em có mong muốn tiếp cận, hòa nhập với nhiều vấn đề mới trong cuộc sống, nhưng vẫn còn hạn chế về giao tiếp, khả năng phán đoán chưa cao, còn thụ động trong việc thích nghi với môi trường sống mới. Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng học tập, vụng về trong giao tiếp, ứng xử, thiếu quyết đoán, thụ động trong việc chọn lựa con đường tương lai...

Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu gồm các nhà giáo của Trường THPT Chuyên Hà Giang, Trường Phổ thông dân tộc Nội trú tỉnh và của Sở GD&ĐT đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu xây dựng nội dung chương trình GDKNS phù hợp với học sinh THPT tỉnh Hà Giang”. Đề tài hướng đến nghiên cứu, xây dựng chương trình GDKNS cho học sinh trung học tỉnh Hà Giang, góp phần nâng cao chất lượng công tác GDKNS cho học sinh. Đề tài nghiên cứu sẽ hướng đến mục tiêu cụ thể là đánh giá thực trạng GDKNS ở một số trường trung học trong tỉnh; xây dựng nội dung chương trình GDKNS phù hợp với học sinh THPT Hà Giang; thiết kế 20 mô đun GDKNS và xây dựng 2 mô hình điển hình GDKNS cho học sinh THCS và THPT tỉnh Hà Giang; đề xuất các biện pháp GDKNS cho học sinh trung học nhằm đáp ứng yêu cầu mới về nhân cách người học trong thời kỳ hội nhập.

Trong thời gian 1 năm nghiên cứu từ tháng 11.2016 – tháng 11.2017, Đề tài nghiên cứu sẽ triển khai sưu tầm các tài liệu về GDKNS, giáo dục giá trị sống phục vụ nghiên cứu đề tài. Triển khai điểu tra thực trạng GDKNS ở một số trường trung học trên địa bàn tỉnh đối với giáo viên và học sinh; biên soạn 20 mô đun dạy kỹ năng sống cho học sinh từ lớp 6 – lớp 12 tích hợp kỹ năng sống thông qua các môn học, các hoạt động sinh hoạt tập thể, hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Xây dựng 2 mô hình điển hình GDKNS cho học sinh cấp trung học tại các trường THPT Chuyên tỉnh và trường THCS Yên Biên với các hoạt động như: Tổ chức tập huấn sư phạm; tổ chức tọa đàm khoa học cho giáo viên, học sinh. Triển khai thực nghiệm sư phạm thông qua các hoạt động như: Tích hợp GDKNS tích hợp vào các môn học; tích hợp GDKNS cho học sinh trung học thông qua các tiết sinh hoạt lớp, chào cờ, tổ chức các ngày lễ trong năm học; tích hợp GDKNS và giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động của các câu lạc bộ; tích hợp GDKNS qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp...

Sau quá trình điều tra, khảo sát và nghiên cứu xây dựng chương trình GDKNS có kết quả, sẽ đề xuất Sở GD&ĐT chỉ đạo tổ chức tập huấn và triển khai áp dụng tại các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh. Tiếp đó, các trường học sẽ tổ chức cho giáo viên nghiên cứu tài liệu và dạy tại trường. Từ đó, các giáo viên sẽ nghiên cứu tài liệu, thiết kế các bài soạn theo ý tưởng của mình cũng như căn cứ vào thực tiễn trường học để tổ chức thực hành các tiết dạy, các hoạt động giáo dục có tích hợp GDKNS cho học sinh.

Qua việc thực hiện đề tài sẽ góp phần vào mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học, từng bước đổi mới giáo dục ở một trong những địa phương còn khó khăn nhất cả nước như Hà Giang.

Huy Ba


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh ứng dụng dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực XNK hàng hóa

BHG- Theo quy định của ngành Hải quan, từ 1.3.2017 hệ thống dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) được vận hành chính thức, mọi giao dịch giữa doanh nghiệp (DN) với cơ quan Hải quan thực hiện hoàn toàn trên hệ thống điện tử, thời gian tiếp nhận, xử lý thông tin 24/7. Những khó khăn, vướng mắc của người dân, DN sẽ được cán bộ Hải quan giải đáp trên hệ thống điện tử. Tuy nhiên, qua 2 tháng triển khai, sự tiếp cận của DN, tư thương tại khu vực Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Thanh Thủy với DVCTT vẫn còn nhiều hạn chế.

27/04/2017
Hội thảo Tham vấn phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu lâm nghiệp

BHG - Chiều 27.4, tại Nhà khách Hà An (Hà Giang), UBND tỉnh phối hợp với Bộ NN-PTNT và Dự án Formis II (Hệ thống thông tin quản lý ngành lâm nghiệp) tổ chức Hội thảo Tham vấn phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) lâm nghiệp. Dự hội thảo có các chuyên gia, nhà khoa học trong nước; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành phố của tỉnh; các doanh nghiệp...

27/04/2017
Phát triển công nghiệp sinh học

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030.

26/04/2017
Bảo đảm an toàn thông tin mạng

Hiện nay, các cuộc tấn công mạng diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp và có tổ chức bài bản, quy mô trên diện rộng, hậu quả ngày càng nặng nề. Mạng lưới ứng cứu sự cố của Việt Nam cần được xây dựng một cách chuyên nghiệp để ngăn ngừa nguy cơ tấn công mạng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

23/05/2017