Nghị định số 49/2017/NĐ-CP: Thắt chặt quản lý thuê bao di động trả trước, loại bỏ tình trạng sim rác, sim ảo

20:39, 09/06/2017

BHG - Ngày 24/4/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 6/4/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông và Điều 30 của Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện; Báo Hà Giang xin giới thiệu những nội dung chủ yếu của Nghị định số 49/2017/NĐ-CP để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và người tiêu dùng nắm bắt và thực hiện Nghị định:

1. Việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung chỉ được thực hiện tại các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp thiết lập hoặc điểm cung cấp dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác thiết lập được doanh nghiệp viễn thông ký hợp đồng ủy quyền (không còn hình thức điểm giao dịch được doanh nghiệp viễn thông ủy quyền cho các hộ kinh doanh).

2. SIM thuê bao di động chỉ được cung cấp tại các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông. 

3. Với mỗi mạng viễn thông di động, cá nhân cần xuất trình giấy tờ và ký  xác nhận thông tin thuê bao đối với 3 số thuê bao di động trả trước đầu tiên, từ số thuê bao di động trả trước thứ tư trở đi, cần ký hợp đồng với doanh nghiệp viễn thông. Đối với tổ chức phải cung cấp đầy đủ thông tin của mỗi cá nhân sử dụng từng số thuê bao mà tổ chức đăng ký.

 4. Doanh nghiệp viễn thông di động chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với hoạt động của các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông, kể cả các điểm ủy quyền; chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của thông tin thuê bao.

5. Trong thời gian 3 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực, các doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm ký hợp đồng với các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông ủy quyền; rà soát, thông báo, thanh lý hợp đồng, thu hồi toàn bộ các SIM thuê bao di động đã được doanh nghiệp phân phối cho các đại lý. Sau thời gian này, các điểm đăng ký thông tin thuê bao, đại lý phân phối SIM thuê bao đang hoạt động nếu không được doanh nghiệp viễn thông ký hợp đồng ủy quyền giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định tại Nghị định này phải ngừng hoạt động tiếp nhận, đăng ký thông tin thuê bao, bán SIM.

6. Trong vòng 12 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực, doanh nghiệp viễn thông di động có trách nhiệm rà soát, hướng dẫn, yêu cầu các thuê bao di động trả trước đang sử dụng dịch vụ của mình mà thông tin thuê bao chưa tuân thủ theo đúng quy định tại Nghị định này thực hiện lại việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định tại Nghị định này. Sau 12 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực, doanh nghiệp phải đảm bảo toàn bộ thông tin thuê bao di động được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp là đầy đủ, chính xác.

7. Người sử dụng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng số thuê bao đã được cung cấp; thực hiện việc giao kết lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung sử dụng số thuê bao với doanh nghiệp viễn thông theo đúng các quy định của pháp luật khi chuyển quyền sử dụng số thuê bao. Tự kiểm tra thông tin thuê bao của mình trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp hoặc nhắn tin TTTB gửi 1414; Có trách nhiệm cập nhật lại thông tin thuê bao khi phát hiện thông tin thuê bao của mình không đúng hoặc khi nhận được thông báo của doanh nghiệp viễn thông về thông tin thuê bao không đúng quy định.

8. Nghị định đưa ra các mức xử phạt nặng cho các hành vi vi phạm với từng chủ thể (doanh nghiệp viễn thông di động, điểm cung cấp dịch vụ viễn thông di động, chủ thuê bao viễn thông di động), đặc biệt là hành vi cung cấp dịch vụ cho tổ chức, cá nhân có thông tin thuê bao không đúng quy định. Một số quy định xử phạt đáng chú ý bao gồm:

- Phạt doanh nghiệp viễn thông di động với mức xử phạt cao (mức phạt lên đến 1.000.000 đồng trên mỗi số thuê bao) đối với việc cung cấp dịch vụ cho chủ thuê bao có thông tin thuê bao không đúng quy định. Ngoài phạt doanh nghiệp, còn có thể phạt cả Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp viễn thông di động đối với các sai phạm lớn (mức phạt lên tới 100.000.000 đồng). Ngoài ra còn các hình thức xử phạt bổ sung, khắc phục hậu quả như buộc doanh nghiệp viễn thông đi động nộp lại tổng số tiền đã được nạp vào tài khoản chính của SEVI đối với các thuê bao được cung cấp dịch vụ vi phạm quy định.

- Phạt tiền doanh nghiệp viễn thông di động đến 30.000.000 đồng với mỗi điểm cung cấp dịch vụ viễn thông không tuân thủ đúng quy định khi thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;

- Phạt tiền tổ chức, cá nhân đến 40.000.000 đồng khi bán, lưu thông SIM thuê bao đã nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ; bán SIM thuê bao di động khi không được doanh nghiệp viễn thông di động ký hợp đồng ủy quyền;

- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp hoặc sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin để giả mạo thông tin, ảnh chụp giấy tờ của cá nhân, tổ chức, ảnh chụp người trực tiếp đến giao kết hợp đồng để thực hiện việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông.

Nguồn: Cổng thông tin Bộ TT&TT


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội thảo Tham vấn phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu lâm nghiệp

BHG - Chiều 27.4, tại Nhà khách Hà An (Hà Giang), UBND tỉnh phối hợp với Bộ NN-PTNT và Dự án Formis II (Hệ thống thông tin quản lý ngành lâm nghiệp) tổ chức Hội thảo Tham vấn phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) lâm nghiệp. Dự hội thảo có các chuyên gia, nhà khoa học trong nước; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành phố của tỉnh; các doanh nghiệp...

27/04/2017
Đẩy mạnh ứng dụng dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực XNK hàng hóa

BHG- Theo quy định của ngành Hải quan, từ 1.3.2017 hệ thống dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) được vận hành chính thức, mọi giao dịch giữa doanh nghiệp (DN) với cơ quan Hải quan thực hiện hoàn toàn trên hệ thống điện tử, thời gian tiếp nhận, xử lý thông tin 24/7. Những khó khăn, vướng mắc của người dân, DN sẽ được cán bộ Hải quan giải đáp trên hệ thống điện tử. Tuy nhiên, qua 2 tháng triển khai, sự tiếp cận của DN, tư thương tại khu vực Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Thanh Thủy với DVCTT vẫn còn nhiều hạn chế.

27/04/2017
Phát triển công nghiệp sinh học

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030.

26/04/2017
Bảo đảm an toàn thông tin mạng

Hiện nay, các cuộc tấn công mạng diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp và có tổ chức bài bản, quy mô trên diện rộng, hậu quả ngày càng nặng nề. Mạng lưới ứng cứu sự cố của Việt Nam cần được xây dựng một cách chuyên nghiệp để ngăn ngừa nguy cơ tấn công mạng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

23/05/2017