Đồng Văn bảo vệ môi trường để phát triển du lịch bền vững

08:42, 14/06/2017

BHG- Hiện nay, du lịch (DL) được khẳng định là một trong những ngành kinh tế quan trọng góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế liên quan. Là huyện vùng cao và là vùng cốt lõi của Công viên Địa chất toàn cầu,  hàng năm, Đồng Văn thu hút lượng lớn khách DL đến tham quan và trải nghiệm. Chính vì vậy, huyện luôn chú trọng đến công tác vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan sạch đẹp, hướng đến phát triển DL bền vững.

Xã Lũng Cú, một trong những địa điểm thu hút khách du lịch của Đồng Văn.
Xã Lũng Cú, một trong những địa điểm thu hút khách du lịch của Đồng Văn.

Nhiều năm trở lại đây, mỗi năm huyện Đồng Văn đón hàng trăm nghìn lượt khách trong và ngoài nước. Điều này thể hiện được tiềm năng DL rất lớn của vùng Cao nguyên đá. Tuy nhiên, lượng du khách lớn cũng đồng thời tạo sức ép lên vấn đề môi trường; nguy cơ ô nhiễm cao do rác thải sinh hoạt, nhất là các nhà hàng, khách sạn, khu tập trung đông khách du lịch. Trung bình mỗi ngày thị trấn phải xử lý từ 2 - 3,5 tấn rác thải sinh hoạt, vào những ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày lễ có thể lên trên 4 tấn. Trước thực trạng này, để  đảm bảo cân bằng giữa phát triển DL và giữ gìn, bảo vệ môi trường luôn là bài toán khó đối với chính quyền địa phương.

Trao đổi với ông Lương Thanh Long, Trưởng phòng TN&MT, ông cho biết: “Nhận thấy rõ vai trò của việc giữ gìn và bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp trong phát triển DL của huyện, Phòng đã tham mưu cho UBND huyện ban hành các kế hoạch, triển khai thực hiện nghị quyết của huyện về xây dựng, quản lý đô thị, nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. Đến nay, chúng tôi đánh giá cao nhận thức thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh và hầu hết mọi người đều tự phân loại rác thải để công nhân môi trường thu gom. Đặc biệt là du khách đến với Đồng Văn, hầu hết đều có ý thức nên cũng thuận lợi hơn trong triển khai các hoạt động tuyên truyền.” Cùng đó, Phòng đã có nhiều cách làm, như: Phối hợp cùng các phòng, ban tổ chức tuyên truyền cho nhân dân vào các ngày lễ lớn, tại các phiên chợ,... cùng với các nhà hàng, khách sạn cùng thực hiện cam kết giữ gìn vệ sinh chung, trực tiếp chịu trách nhiệm khu vực mình quản lý,...  Hiện nay, huyện Đồng Văn đã bắt đầu triển khai xây dựng 25 lò đốt rác mi-ni tại các xã, với số tiền hỗ trợ là 15 triệu đồng/lò đốt. Đặc biệt với thị trấn Đồng Văn và thị trấn Phó Bảng luôn có đội thu gom rác thường xuyên, đảm bảo các tuyến đường luôn sạch. Bên cạnh đó, trong năm qua, huyện đã tiến hành trồng 500 cây xanh tại các tuyến đường trung tâm, cùng với việc lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng công cộng.... Hiện tại, hàng tháng các phòng, ban có liên quan cũng đã tổ chức họp giao ban hướng dẫn và chỉ đạo các kế hoạch liên quan đến môi trường cho các nhà hàng kinh doanh ăn uống, dịch vụ nghỉ ngơi trên địa bàn huyện. Thông báo ký cam kết bảo vệ môi trường và kiên quyết xử phạt đối với các đối tượng vi phạm.

Cũng theo ông Lương Thanh Long, vấn đề bảo vệ môi trường không phải có thể thực hiện tốt ngay trong thời gian ngắn mà cần phải có sự vào cuộc, ý thức chung của cả cộng đồng. Khó khăn lớn nhất hiện nay của huyện là vấn đề rác thải chưa qua xử lý, khó khăn về tuyên truyền đến người dân bởi đây là cả lộ trình phối hợp cùng các ngành và cần có kế hoạch chính xác, cụ thể. Hơn nữa, là một huyện vùng cao còn nhiều khó khăn như Đồng Văn, một số xã người dân chưa thể di chuyển chuồng trại xa nơi ở, vấn đề nước thải, rửa trôi,... vẫn là thách thức lớn trong việc tạo môi trường xanh – sạch – đẹp.

Sự phát triển nhanh chóng của ngành DL ở Đồng Văn thời gian qua đã và đang góp phần tích cực vào sự phát triển KT-XH của tỉnh. Tuy nhiên, để phát triển DL bền vững cần có những kế hoạch cụ thể để bảo vệ môi trường. Trong tương lai, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp về bảo vệ môi trường, bên cạnh đó chú trọng công tác quy hoạch, phát triển các khu DL; tăng cường năng lực quản lý môi trường; đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát... Và điều quan trọng nhất đó là: Nâng cao ý thức của người dân cũng như du khách. Hy vọng trong tương lai, ngành “công nghiệp không khói” của huyện sẽ phát triển bền vững cùng với một môi trường hoàn toàn sạch, tạo vị thế vững chắc cho ngành DL tỉnh ta.

My Ly


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh ứng dụng dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực XNK hàng hóa

BHG- Theo quy định của ngành Hải quan, từ 1.3.2017 hệ thống dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) được vận hành chính thức, mọi giao dịch giữa doanh nghiệp (DN) với cơ quan Hải quan thực hiện hoàn toàn trên hệ thống điện tử, thời gian tiếp nhận, xử lý thông tin 24/7. Những khó khăn, vướng mắc của người dân, DN sẽ được cán bộ Hải quan giải đáp trên hệ thống điện tử. Tuy nhiên, qua 2 tháng triển khai, sự tiếp cận của DN, tư thương tại khu vực Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Thanh Thủy với DVCTT vẫn còn nhiều hạn chế.

27/04/2017
Hội thảo Tham vấn phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu lâm nghiệp

BHG - Chiều 27.4, tại Nhà khách Hà An (Hà Giang), UBND tỉnh phối hợp với Bộ NN-PTNT và Dự án Formis II (Hệ thống thông tin quản lý ngành lâm nghiệp) tổ chức Hội thảo Tham vấn phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) lâm nghiệp. Dự hội thảo có các chuyên gia, nhà khoa học trong nước; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành phố của tỉnh; các doanh nghiệp...

27/04/2017
Phát triển công nghiệp sinh học

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030.

26/04/2017
Bảo đảm an toàn thông tin mạng

Hiện nay, các cuộc tấn công mạng diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp và có tổ chức bài bản, quy mô trên diện rộng, hậu quả ngày càng nặng nề. Mạng lưới ứng cứu sự cố của Việt Nam cần được xây dựng một cách chuyên nghiệp để ngăn ngừa nguy cơ tấn công mạng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

23/05/2017