Hà Giang

Phát huy hiệu quả vai trò các hồ chứa thủy điện trong phòng, chống lụt bão

07:37, 06/09/2016

BHG- Chịu tác động của cơn bão số 1, cuối tháng 7 vừa qua nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa lớn, lưu lượng nước đổ về các sông, suối tăng đột biến và các hồ chứa nước thủy điện lại tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng, cắt lũ hiệu quả, chống úng, ngập vùng hạ du. Theo dự báo, mùa mưa năm nay diễn biến rất phức tạp, khó lường nên các chủ đầu tư nhà máy thủy điện đã thường xuyên kiểm tra, chủ động tập huấn, xây dựng phương án phòng, chống lụt bão (PCLB) và bảo đảm an toàn hồ đập.

Nhà máy Thủy điện Sông Miện 5 thực hiện hiệu quả việc điều tiết nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân, đảm bảo cắt lũ vùng hạ du. Ảnh: TƯ LIỆU
Nhà máy Thủy điện Sông Miện 5 thực hiện hiệu quả việc điều tiết nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân, đảm bảo cắt lũ vùng hạ du. Ảnh: TƯ LIỆU

Tỉnh ta được thiên nhiên ưu đãi với hệ thống sông, suối dày đặc, độ dốc lớn, lưu lượng nước nhiều, rất phù hợp phát triển các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ. Từ lợi thế đó, tỉnh ta đã tiến hành quy hoạch và xác định 46 vị trí thuận lợi xây dựng các nhà máy thủy điện với tổng công suất lắp máy trên 774MW. Nhận thấy rõ tiềm năng, lợi thế, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã nỗ lực triển khai, đầu tư, xây dựng, đưa vào vận hành 24 nhà máy thủy điện, công suất lắp máy đạt trên 407MW, sản lượng điện phát ra đạt 1.410 triệu KWh. Chỉ trong vòng 5 năm, từ 2010-2015 trên địa bàn tỉnh có thêm 13 dự án thuỷ điện hoàn thành, đưa vào vận hành khai thác với tổng công suất lắp máy gần 329MW.

Theo ghi nhận của cơ quan chức năng, thời gian vừa qua, tỉnh ta chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, nắng hạn kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, sinh hoạt và đời sống người dân. Thế nhưng, tại những khu vực có dự án thuỷ điện, nguồn nước được điều tiết hợp lý nên cung cấp hiệu quả nước tưới, giúp người dân có điều kiện phát triển sản xuất. Đặc biệt, khi mùa mưa đến, lưu lượng nước đổ về các sông, suối với tần suất lớn, vai trò điều tiết, cắt lũ vùng hạ du của các nhà máy thủy điện đã phát huy hiệu quả thực sự. Qua theo dõi cho thấy, các nhà máy thủy điện thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, thu thập số liệu khí tượng, thủy văn phục vụ hiệu quả công tác vận hành hồ chứa nên đã hạn chế những rủi ro trong mùa bão lũ.

Trong số 24 dự án thủy điện đang khai thác, nhiều nhà máy như Sông Chừng, Sông Bạc, Thái An, Sông Miện 5,... đã xây dựng quy chế phối hợp, ký kết với chính quyền địa phương, duy trì hiệu quả quy trình vận hành hồ chứa và PCLB. Tìm hiểu thực tế khu vực lòng hồ các nhà máy thủy điện cho thấy, trong quá trình vận hành, ngoài mục tiêu phát điện phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, nó còn phát huy tốt vai trò điều tiết nước, chống hạn, cắt lũ. Trong đợt mưa bão cuối tháng 7 vừa qua, lượng nước đổ về các hồ chứa với lưu lượng lớn, một số nhà máy như Thủy điện Sông Bạc phải xả lũ 30 phút nhằm đảm bảo an toàn công trình đập. Nhà máy Thuỷ điện Sông Bạc được xây dựng trên địa bàn xã Tân Trịnh (Quang Bình) với công suất lắp máy 42MW, hồ chứa nước có diện tích trên 30 ha, dung tích 3.282 m3, sản lượng điện trung bình hàng năm khoảng 166 triệu KWh. Từ năm 2015, khi 2 tổ máy phát điện đã làm tốt vai trò cắt lũ, điều tiết nước cho các địa phương vùng hạ du. Việc điều tiết nguồn nước từ lòng hồ Thủy điện Sông Bạc luôn được nhà máy thông báo trước từ 1- 2 ngày trước đó; trước mỗi đợt xả lũ có còi báo động liên hồi cảnh báo tới người dân. Quy trình vận hành hồ chứa tuân thủ đúng quy định an toàn hồ đập, đảm bảo việc xả lũ, điều tiết nước không ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân. Cũng được xây dựng trên địa bàn huyện Quang Bình, vùng lòng hồ Nhà máy Thuỷ điện Sông Chừng rộng trên 225 ha, trải dài 15 km qua 2 xã Tân Bắc, Tân Nam đã phát huy hiệu quả vai trò tham gia PCLB mỗi khi mùa mưa tới. Nhà máy Thủy điện Sông Chừng có công suất 19,5MW do Công ty TNHH Sơn Lâm làm chủ đầu tư, đây là thủy điện có đập tràn tự do, nên trong 5 năm vận hành, vào mùa mưa lũ, công trình cũng như vùng hạ du rất an toàn, hoàn toàn cắt lũ và điều tiết được lượng nước khi có các đợt lũ lớn ở vùng thượng lưu hồ chứa. Việc điều tiết nguồn nước hợp lý, giúp hàng chục ha đất canh tác chuyển từ sản xuất một vụ bấp bênh, sang hai vụ ăn chắc. Ngoài ra, với quy trình vận hành an toàn, đảm bảo các thông số kỹ thuật đã, đang giảm thiểu đáng kể những thiệt hại trong mùa mưa bão, giúp người dân yên tâm lao động, sản xuất.Khi triển khai xây dựng Nhà máy Thủy điện Sông Miện 5 trên địa bàn xã Thuận Hòa (Vị Xuyên), Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Miện 5 đã chú trọng đến các yếu tố phát triển KT-XH vùng dự án nên đã nhận được sự đồng thuận rất cao của người dân. Trên địa bàn xã Thuận Hòa, trước khi có thủy điện, nhiều diện tích đất canh tác chỉ sản xuất được một vụ, khi con đập được ngăn đã tạo ra vùng hồ rộng lớn, vừa cung cấp nước sản xuất điện, nhưng cũng điều tiết hợp lý giúp nhiều diện tích canh tác chuyển sang 2 vụ ăn chắc, năng suất cao hơn, đời sống người dân khấm khá hơn.Qua 4 năm vận hành, Nhà máy Thủy điện Sông Miện 5 phát dẫn lên lưới điện Quốc gia gần 400 triệu KWh, tạo gần 100 việc làm cho người lao động; trong đó, có 30% con em địa phương. Nhà máy đi vào hoạt động đã góp phần giảm thiểu lượng điện năng tương ứng phải nhập khẩu từ Trung Quốc, đóng góp công tác an sinh xã hội vùng dự án hàng tỷ đồng và điều đặc biệt đã cán đích mức nộp ngân sách địa phương trên 55 tỷ đồng. Nhà máy Thủy điện Sông Miện 5 được triển khai đã biến những bãi lau, sậy mọc trên sỏi đá ven sông vào mùa khô, biến dòng nước cuồn cuộn đục ngầu vào mùa mưa thành một dải hồ thanh bình, xanh mát. Đặc biệt, con đập uy nghi, hùng vỹ chắn ngang Sông Miện đưa nước vào các tổ máy phát điện trong 4 năm qua vừa có tác dụng cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất cho người dân, vừa góp phần quan trọng cắt lũ, chậm lũ phía hạ du.

Ngoài các dự án trên, trong năm nay sẽ có thêm các nhà máy như Thủy điện Nậm Ly 1, Thanh Thủy 1 và Nho Quế 2 với tổng công suất 64,1MW sẽ hoàn thành quá trình đầu tư, phát điện lên lưới Quốc gia và một loạt nhà máy trên sông Lô cũng hoàn thành trong thời gian tới sẽ đưa tỉnh ta trở thành một trong những địa phương xuất khẩu điện năng lớn trong khu vực. Đồng thời, sẽ tạo thêm nhiều vùng lòng hồ thủy điện, đóng góp vai trò quan trọng điều tiết nước phục vụ sản xuất, thực hiện hiệu quả việc PCLB, giảm thiểu hiệu quả những thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra.

Thiên Thanh


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lưu ý khi chọn anten thu truyền hình số DVB-T2

Anten là thiết bị quan trọng không thể thiếu được khi thu xem truyền hình số DVB-T2, việc lựa chọn anten loại nào cho phù hợp, anten trong nhà hay anten ngoài trời đang là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn.

31/08/2016
26 tỉnh sẽ tắt sóng truyền hình analog vào ngày 31/12/2016

26 tỉnh thành thuộc giai đoạn 2 tiếp tục bước vào triển khai số hóa truyền hình để có thể ngắt sóng truyền hình analog vào ngày 31/12/2016 tới đây. Trong đó, có 13 tỉnh miền Bắc, 3 tỉnh miền Trung, 3 tỉnh khu vực Đông Nam Bộ và 7 tỉnh khu vực Tây Nam Bộ.

29/08/2016
Đảm bảo môi trường trên các công trình xây dựng thủy điện

BHG - Phát triển thủy điện được tỉnh ta xác định là một trong những lĩnh vực thế mạnh với 46 dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, tổng công suất 775 MW. Trong đó, có 22 nhà máy thủy điện đi vào hoạt động, công suất hàng năm khoảng 354 MW, mỗi năm đóng góp cho ngân sách địa phương nhiều tỷ đồng. 

24/08/2016
Hội thi sáng kiến cải tiến mô hình học cụ trong huấn luyện năm 2016

BHG - Trong 2 ngày từ 22 đến 23.8, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức Hội thi sáng kiến, cải tiến mô hình, trang thiết bị huấn luyện năm 2016. Tham gia hội thi có 12 đại diện Đồn Biên phòng và Tiểu đoàn Huấn luyện – Cơ động.

24/08/2016