Hà Giang

Hội nghị nghiệm thu Dự án: Xây dựng chỉ dẫn địa lý "Hà Giang" cho sản phẩm cam sành Hà Giang

14:41, 30/06/2016

BHG - Sáng 30.6, tại Sở Khoa học và Công nghệ, Hội đồng khoa học tỉnh tổ chức Hội nghị nghiệm thu Dự án: Xây dựng chỉ dẫn địa lý (CDĐL) “Hà Giang” cho sản phẩm cam sành của tỉnh Hà Giang (Dự án T.Ư ủy quyền địa phương quản lý). Dự Hội nghị có lãnh đạo Viện nghiên cứu quy hoạch Nông nghiệp, nông thôn (Bộ NN&PTNT), các thành viên Hội đồng khoa học của tỉnh.

Các thành viên Hội đồng khoa học của tỉnh đóng góp ý kiến với đơn vị thực hiện Dự án.
Các thành viên Hội đồng khoa học của tỉnh đóng góp ý kiến với đơn vị thực hiện Dự án.

Dự án xây dựng CDĐL “Hà Giang” cho sản phẩm cam sành do Viện nghiên cứu quy hoạch Nông nghiệp, nông thôn (Bộ NN&PTNT) chủ trì thực hiện. Theo đó, khu vực xây dựng CDĐL “Hà Giang” cho sản phẩm cam sành sẽ được đăng bạ và bảo hộ sản phẩm tại 38 xã, thị trấn của 3 huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình với diện tích 4.158,33 ha. Sau 2 năm (từ tháng 4.2014- 4.2016) triển khai thực hiện, Ban chủ nhiệm đề tài, Dự án đã thực hiện theo đúng nội dung, quy trình cam kết với 7 nội dung chính là: Điều tra, thu thập tài liệu, đánh giá vùng địa danh lịch sử vùng trồng cam sành; nghiên cứu xác định đặc thù về hình thái, và chất lượng cam sành; nghiên cứu xác định các yếu tố về điều kiện tự nhiên và con người có ảnh hưởng quyết định đến đặc thù của cam sành; xác định vùng chỉ dẫn địa lý “Hà Giang” cho sản phẩm cam sành; xây dựng biểu tượng và tem nhãn chỉ dẫn địa lý “Hà Giang” dùng cho sản phẩm cam sành của tỉnh Hà Giang; xây dựng hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý “Hà Giang” cho sản phẩm cam sành; tổ chức các lớp tập huấn về sở hữu trí tuệ và CDĐL cho cán bộ địa phương và nông dân.

Với những kết quả đạt được, Dự án đã được Hội đồng nghiệm thu nhất trí thông qua và được đánh giá đạt loại Khá. Tuy nhiên, các thành viên Hội đồng cũng đề nghị đơn vị thực hiện Dự án cần điều chỉnh lại một số nội dung và số liệu trong Báo cáo kết quả Dự án nhằm đảm bảo tính chính xách; bổ sung các giải pháp về phát triển thị trường; thuyết minh cần làm rõ hơn tính đặc thù của cây cam sành Hà Giang và tính hiệu quả kinh tế đối với từng vùng, từng diện tích trồng cam; các dẫn chứng trong bản Báo cáo cần có tính thuyết phục cao hơn; việc xây dựng logo, tem nhãn, bao bì cần đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật và tính chất pháp lý… Qua đó, góp phần nâng cao vị thế, khả năng cạnh tranh của sản phẩm cam sành Hà Giang trên thị trường.

Tin, ảnh: TIẾN LÂM


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thể lệ Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hà Giang lần thứ 3 (2016-2017)

BHG - Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hà Giang lần thứ 3, năm 2016-2017 nhằm khơi dậy phong trào thi đua lao động sáng tạo thuộc lĩnh vực khoa học - kỹ thuật và công nghệ ở mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Từ đó, thúc đẩy việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy CNH-HĐH đất nước. Báo Hà Giang Điện tử đăng toàn văn thể lệ.

31/05/2016
Hiệu quả ứng dụng phần mềm "Cảnh báo sớm điểm cháy rừng"

BHG- Là tỉnh miền núi có địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, tình trạng đất đai bị rửa trôi, xói mòn xẩy ra thường xuyên, vì vậy việc bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn trên địa bàn tỉnh ta là hết sức quan trọng. Những năm qua, triển khai phần mềm "Cảnh báo sớm điểm cháy rừng" thông qua tin nhắn điện thoại của các thành viên Ban chỉ đạo Bảo vệ rừng - Phòng cháy, chữa cháy rừng (BVR - PCCCR) từ cấp tỉnh đến cơ sở đã phát huy hiệu quả, giúp BCĐ phát hiện và chỉ đạo công tác PCCCR nhanh chóng, kịp thời, không để đám cháy lan rộng.

31/03/2016
Nâng sức vóc cho "đầu cơ nghiệp"

BHG- Nâng sức vóc cho "đầu cơ nghiệp", đó là mục tiêu của Đề tài ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo để cải tạo đàn trâu tại huyện Bắc Quang do Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi thực hiện. Thời gian triển khai Đề tài ứng dụng là 24 tháng từ năm 2015 – 2017, tại xã Hùng An, huyện Bắc Quang. 

28/06/2016
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân

BHG- Thời gian gần đây, cụm từ biến đổi khí hậu (BĐKH) đã không còn xa lạ, nó đang hàng ngày tác động, can dự trực tiếp và ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống người dân trên địa bàn tỉnh ta. Qua theo dõi cho thấy, trong khoảng thời gian ngắn vừa qua, những hệ lụy xấu của BĐKH ập đến với tần suất lớn hơn, khó lường hơn và mức độ tàn phá nguy hiểm hơn... đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nỗ lực XĐGN của tỉnh. 

28/04/2016