Hà Giang

Robot 6 bậc của Việt Nam

09:44, 03/10/2013

Viện Cơ học thuộc Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam vừa chế tạo thành công “Tay máy 6 bậc tự do” - eRobot,  phục vụ đào tạo và định hướng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và đời sống.


“Tay máy 6 bậc tự do” - eRobot là một bộ phận “chấp hành” quan trọng đáp ứng được yêu cầu cao về độ tin cậy, độ chính xác, khả năng phối hợp, khả năng tự ứng xử thông minh, đa ứng dụng, đặc biệt là khả năng đáp ứng được thời gian thực.

Với bậc tự do ≥ 6 (lớn hơn hoặc bằng 6), eRobot có thể chuyển động đa hướng với các “khớp” xoay trở linh hoạt, chính xác, đạt mức khéo léo, được các nhà công nghệ trong nước đánh giá cao.

eRobot gồm tủ điều khiển, 6 cơ cấu chấp hành và cơ cấu thao tác cuối của robot. eRobot có tầm với lớn nhất trong bán kính 600mm (toàn hướng) với độ chính xác vị trí ± 2mm, độ chính xác lặp là ± 2mm.

eRobot có thể thực hiện thao tác “nắm”, “gắp” và di chuyển đối tượng có khối lượng tới 0,5kg,  thực hiện động thái hàn điểm như người thợ… theo thời gian thực.

ThS. Đỗ Trần Thắng cùng các cộng sự ở Viện Cơ học cho biết phần mềm điều khiển eRobot được các nhà khoa học Viện Cơ học viết bằng ngôn ngữ Visual C++, có giao diện thân thiện với người sử dụng, tích hợp công nghệ đồ họa 3D OpenGL. Hệ thống được kết nối với các bộ điều khiển qua cổng COM theo chuẩn RS232. Các nhà khoa học đã sử dụng và phát triển các thuật toán điều khiển, động học, động lực học, xử lý tín hiệu, truyền thông có tốc độ xử lý cao và tin cậy (tất cả đã được kiểm chứng bằng thực nghiệm).

Qua nhiều thực nghiệm, eRobot đã khẳng định tính linh hoạt trong vận hành, động tác tinh vi, nhanh và chuẩn xác. Nhờ vậy bên cạnh ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, đào tạo, eRobot còn mở rộng tính năng kết nối từ xa và còn có tác dụng lớn khi phát triển các robot trong lĩnh vực an ninh-quốc phòng phi tuyền thống như: Tìm kiếm cứu nạn, trinh sát nơi khắc nghiệt như ô nhiễm hóa chất, phóng xạ, cấp cứu thảm họa, rà phá bom mìn.


chinhphu.vn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Năm 2030, 60% người dân sử dụng internet
Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
30/09/2013
Nhân lực CNTT: Cần chất lượng hơn số lượng
Bên cạnh việc phát triển số lượng để khỏa lấp sự thiếu hụt nhân lực trong ngành công nghệ thông tin (CNTT), thì việc đào tạo những kỹ sư đủ chất lượng là rất quan trọng, giúp CNTT của Việt Nam “bước cùng” với thế giới.
30/08/2013
Viettel chính thức tuyên bố từ bỏ khái niệm nhà mạng viễn thông
Ngày 28/8/2013, Trung tâm Giải pháp Công nghệ thông tin, đại diện cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã tham dự Hội thảo và Triễn lãm Quốc gia về Chính phủ điện tử năm 2013 do Ban Chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin (CNTT), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG tổ chức tại Hà Nội.
29/08/2013
Cảnh giác với ứng dụng miễn phí
Các chuyên gia an ninh mạng khuyến cáo, thói quen sử dụng dịch vụ miễn phí có thể khiến người dùng bị mất thông tin cá nhân quan trọng.
28/08/2013