BHXH tỉnh đẩy mạnh ứng dụng CNTT

08:47, 04/05/2013

HGĐT- Nhận thức được ưu thế của Công nghệ thông tin (CNTT), trong những năm qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh  đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh phát triển tin học và ứng dụng CNTT trong hoạt động nghiệp vụ của ngành.



Cán bộ phòng Tiếp nhận, quản lý hồ sơ thao tác trên phần mềm và hướng dẫn đối tượng về thủ tục hồ sơ.


Là cơ quan thực hiện các chế độ chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), quản lý quỹ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo qui định của pháp luật, BHXH tỉnh luôn coi trọng việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, từng bước được thực hiện có hiệu quả, làm tiền đề thúc đẩy tiến trình hiện đại hoá công tác quản lý quỹ BHXH, BHYT, BHTN. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Ban lãnh đạo BHXH tỉnh đã quan tâm đến việc xây dựng chiến lược phát triển CNTT như: cử cán bộ đi học các lớp nghiệp vụ liên quan đến ứng dụng CNTT, phục vụ cho công tác quản lý chuyên môn tại đơn vị. Đến nay, việc ứng dụng CNTT tại BHXH tỉnh đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Từ chỗ chỉ có một vài cán bộ, công chức (CBCC) biết tin học, đến nay đã có trên 90% CBCC biết sử dụng máy tính và ứng dụng thành thạo CNTT phục vụ cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Để nâng cao trình độ tin học, hàng năm BHXH tỉnh đã tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho CBCC trong ngành về sử dụng các phần mềm chuyên ngành cũng như thiết bị và ứng dụng CNTT. Qua đó, đã giúp cho CBCC ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động nghiệp vụ... Hiện các phòng nghiệp vụ BHXH tỉnh và BHXH các huyện, thành phố, mỗi cán bộ đều được trang bị 1 máy vi tính phục vụ cho công tác quản lý, triển khai các phần mềm nghiệp vụ, có mạng WAN kết nối các phần mềm nghiệp vụ liên thông giữa tỉnh và huyện; mạng Internet để truyền và nhận dữ liệu qua đường truyền FTP, E-Mail... đảm bảo an toàn, chính xác và nhanh chóng.  Đặc biệt, việc sử dụng các phần mềm đã phát huy hiệu quả trong công tác quản lý thu BHXH, BHYT (SMS); quản lý đối tượng hưởng BHXH hàng tháng (BHXHNET); xét hưởng các chế độ BHXH dài hạn (XETDUYET); giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức (XDOTBHXH); kế toán BHXH (VSA); thống kê chi phí khám chữa bệnh... Hiện BHXH tỉnh đang cho thử nghiệm 2 phần mềm mới (gồm phần mềm quản lý sổ thẻ và phần mềm tiếp nhận hồ sơ) để có thể đưa vào sử dụng sớm nhất.


Bên cạnh những kết quả đạt được, việc đưa CNTT vào hoạt động nghiệp vụ của BHXH tỉnh vẫn còn gặp khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện: Thiếu đội ngũ thiết kế phần mềm chuyên nghiệp, thiết bị thiếu và chưa đồng bộ; kiến thức tin học của CBCC còn hạn chế, nhất là ở các đơn vị cơ sở... Để việc ứng dụng CNTT trong ngành được tốt hơn, thời gian tới, BHXH tỉnh tiếp tục ưu tiên đầu tư thiết bị đồng bộ, tổ chức bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ. Với mục tiêu, từng bước đưa CNTT thành cầu nối quan trọng trong việc trao đổi thông tin, xử lý công việc và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành.


LÊ TĨNH (BHXH tỉnh)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Máy tính xách tay Android giá chỉ 4 triệu đồng
Giám đốc sản phẩm của Intel Dadi Perlmutter tiết lộ loạt notebook đầu tiên cài hệ điều hành Android và trang bị chip Intel Core sẽ có giá bán rất mềm, chỉ khoảng 399-499 USD, tương đương 8-10 triệu đồng.
29/04/2013
Công bố 10 kỷ lục Việt Nam trong sở hữu trí tuệ 2013
Nhân Ngày Sở hữu Trí tuệ thế giới 26/4, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam được sự hỗ trợ của Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ và Cục Bản quyền tác giả - Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch đã công bố 10 kỷ lục Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ lần 2 năm 2013.
26/04/2013
Smartphone giá rẻ sẽ chiếm thế thượng phong
Hãng nghiên cứu ABI Research dự báo tới năm 2018, điện thoại thông minh giá rẻ sẽ chiếm tới 46% thị trường, chiếm thế thượng phong của điện thoại phổ thông.
26/04/2013
Ngày Trái đất 2013: Chung tay bảo vệ nguồn nước
“Hãy dừng ngay các hoạt động làm ô nhiễm nguồn nước” là chủ đề của sự kiện Ngày Trái đất năm 2013 do Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng, Tổng cục Môi trường, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội tổ chức tại Hà Nội sáng 21-4.
22/04/2013