Hà Giang

Khoa học và công nghệ góp phần tăng 30% giá trị sản xuất nông nghiệp

08:47, 18/11/2010

Thành tựu nổi bật nhất của ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay là GDP hằng năm tăng trưởng tương đối ổn định, bình quân từ 4,2% đến 4,5%/năm. Tổng giá trị nông, lâm và thủy sản năm sau thường cao hơn năm trước, ước đạt khoảng 12,5 tỷ USD (số liệu năm 2009).


Thông tin trên được công bố tại Hội nghị quốc tế về “Khoa học và công nghệ trong phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa” tổ chức sáng nay, 16-11 tại Hà Nội.

Là quốc gia sản xuất nông nghiệp, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc: chuyển dần từ một nền nông nghiệp tự cung tự cấp sang nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa; từ thiếu lương thực đến nay Việt Nam trở thành quốc gia có “tầm cỡ” về sản xuất lương thực phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.

Việt Nam hiện đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê; thứ tư về xuất khẩu cao su; thứ nhất về xuất khẩu điều, hồ tiêu. Những mặt hàng xuất khẩu khác như chè, hoa quả…giữ được ổn định và chiếm tỷ trọng đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh cho biết: có được kết quả trên phải kể đến sự đóng góp của khoa học và công nghệ. Hiện nay, nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp đã tạo ra giá trị gia tăng trong tăng trưởng nông nghiệp khoảng 30%. Những năm qua, các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu thành công các quy trình công nghệ và chọn tạo được nhiều giống cây trồng, gia súc… Những tiến bộ kỹ thuật đó được được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp trên nhiều lĩnh vực như: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và chế biến sau thu hoạch…

Tuy nhiên, ông Anh cho rằng, sản xuất nông nghiệp hàng hóa hiện nay ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Về cơ bản Việt Nam chưa quy hoạch được nhiều vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa, công nghiệp chế biến chưa thật sự phát triển, năng lực cạnh tranh của nông sản hàng hóa vẫn còn yếu…Không những thế, vấn đề tiêu thụ hàng hóa cho nông dân hiện nay ở các vùng miền vẫn đang gặp nhiều khó khăn.

Ông Anh nhận định, để trở thành quốc gia có nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển mạnh, Việt Nam cần giải quyết nhiều vấn đề đồng bộ, từ cơ chế, chích sách phát triển, đến tổ chức sản xuất, chế biến và xúc tiến thương mại. Trong đó, khoa học và công nghệ phải được áp dụng hiệu quả vào sản xuất nhằm góp phần tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.


Nhân dân

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Intel mở nhà máy sản xuất chip đầu tiên tại Trung Quốc
Intel thông báo khai trương cơ sở sản xuất chip đầu tiên của họ tại Trung Quốc vào hôm 25/10/2010, đặt ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh.
29/10/2010
Hội thảo hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Hà Giang ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển
HGĐT- Sáng 28.10, Viện Tin học doanh nghiệp - Phòng Thương mại và Công nghệ Việt Nam; Sở Thông tin và Truyền thông; Hội doanh nghiệp tỉnh Hà Giang tổ chức Hội thảo hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Hà Giang ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ hội nhập và phát triển.
29/10/2010
Windows 7 tròn 1 tuổi
Kể từ ngày ra mắt trên toàn thế giới và châu Á vào 22/10/2009, Windows 7 đã được triển khai mạnh mẽ tại các doanh nghiệp và thị trường tiêu dùng.
26/10/2010
Công nhân lắp ráp iPhone 4 ngộ độc hàng loạt
Hãng ABC (Australia) đưa tin loạt công nhân ở tỉnh Giang Tô phía Nam Trung Quốc phải vào viện điều trị ngộ độc n-hexane khi sản xuất linh kiện smartphone của Apple.
26/10/2010