Liệu có tìm được nền văn minh ngoài trái đất?

10:36, 11/01/2010

SETI là một dự án có tính quần chúng rộng rãi nhất, với vài triệu người trên hàng trăm nước tham gia một cách tự nguyện, nối mạng với nhau, chia sẻ các thông tin với hy vọng phát hiện và tìm hiểu những nền văn minh ngoài trái đất.


Liệu họ có đạt được thành công không? Chuyên gia Nga Alexander Uvarov đưa ra những nhận định.


Ăng-ten của SETI

Năm 1609, Galileo Galilei nhìn thấy một bầu trời đầy sao qua kính viễn vọng. Một năm sau, nhà thiên văn nổi tiếng này bị sa lầy trong những mệnh lệnh của nhà vua và giới quý tộc muốn nhìn lên vũ trụ qua chiếc kính “kỳ lạ” của ông.

Đã 400 năm trôi qua, các nhà thiên văn ngày nay đã có cơ hội soi vào những góc xa xôi nhất trong thiên hà, nhưng chưa bao giờ họ tìm thấy một dấu vết nhỏ nhoi nào của nền văn minh ngoài trái đất. Trong 5 thập kỷ gần đây, với lòng khao khát gặp những “người anh em” giống như mình, một dự án xuất hiện, mang tên SETI hút trên 5 triệu người cùng tham gia. Tất cả các thành viên đã “căng” tai lên để nghe những tín hiệu của sinh vật ngoài hành tinh phát ra vũ trụ nhưng cho đến nay vẫn chưa thu được một chút dữ liệu đáng tin cậy nào.

Hiện nay, một số nhà khoa học cho rằng dự án SETI đã mắc sai lầm khi dựa trên những tấm ảnh nào đó chụp từ vũ trụ dể duy trì một niềm tin mơ hồ về sự tồn tại của những “người láng giềng” giấu mặt. Họ không có cơ sở gì để bảo đảm rằng các nền văn minh khác cũng dùng tần số như SETI. Những sóng vô tình được phát hiện 50 năm trước không nhất thiết là chuẩn để liên lạc trong nội bộ thiên hà.


Ban dự án nhận hàng trăm thư mỗi ngày.

Dự án SETI đơn thuần dựa trên nhiệt tình của những người tin tưởng rằng họ sẽ đạt được kết quả ngay trong năm đầu tiên. Tuy nhiên, chưa có một giả thuyết khoa học nào khẳng định rằng phương pháp như vậy là đúng. Ban điều hành dự án không quan tâm đến điều cơ bản đó mà chỉ tiếp tục lắng nghe vũ trụ một cách kiên nhẫn đến lạ lùng và chờ đợi một điều gần như là vô vọng.

Liệu có một ngày nào đó nhờ SETI mà phát hiện được nền văn minh ngoài trái đất không? Báo Pravda đã đặt câu hỏi đó với Tiến sĩ Alexander Uvarov, một nhà thiên văn vô tuyến, chuyên viên cao cấp của Viện Vô tuyến và Điện tử học để được chia sẻ quan điểm. Ông nói:

"Những nghiên cứu mới nhất cho biết theo lý thuyết những tín hiệu của nền văn minh ngoài trái đất rất dễ nhận ra. Sự tồn tại của SETI hàng bao nhiêu năm mà chưa thu được kết quả nào nói lên phương pháp là sai lầm.


Một trong những ăng-ten của mạng SETI 

Hiện nay, có rất nhiều kỹ thuật khác có thể giúp chúng ta phát hiện sự sống bên ngoài hành tinh. Chẳng hạn như thông qua một chất đánh dấu đặc trưng có mặt trên những hành tinh lạ cũng có thể chứng minh có sự hoạt động của các sinh vật sống trên đó. Tôi cho rằng cần đi theo hướng khác chứ không phải hướng mà SETI đã miệt mài bấy lâu nay. Tôi rất muốn đặt hy vọng vào dự án SETI, rằng nó có thể mang lại những phát kiến đáng ngạc nhiên về các cách thức hiện nay của nó. Những công nghệ hiện đại nhất loại trừ những gián đoạn mới được sáng tạo ra gần đây có thể đóng vai trò quan trọng trong dự án SETI. Các công nghệ này đang được thực hiện và rất có thể chúng cho phép nghe được lời nhắn gửi của các nền văn minh khác”. 

SETI là gì và hoạt động ra sao?

SETI là viết tắt của cụm từ Search of Extraterrestial Intelligence (Tìm kiếm các sinh vật thông minh ngoài trái đất) do Phòng Thí nghiệm Không gian Trường ĐH California đề xuất, huy động hàng chục vạn máy tính nối mạng với nhau thông qua Internet, dùng phần mềm đặc biệt phân tích các tín hiệu vô tuyến mà nền văn minh nào đó trong vũ trụ gửi tới để phát hiện ra những “người” ngoài trái đất.

Họ xây dựng rất nhiều ăng-ten khắp nơi trên thế giới bắt sóng vô tuyến ở khắp nơi, lôi cuốn tới 5,2 triệu người cùng tham gia với hy vọng một lúc nào đó, tại một địa điểm nào đó, sẽ có người tìm được tín hiệu lạ, để phát hiện ra “người” ngoài hành tinh. Họ thường xuyên liên lạc với nhau qua một mạng chung để trao đổi ý kiến, kinh nghiệm, các phát hiện mới của mình và cũng có rất nhiều lần thành công... hụt. Song các thành viên của SETI vẫn không mất đi niềm tin, giống như những tín đồ tôn giáo.


khoahoc.com

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bộ Thông tin - Truyền thông công bố 10 sự kiện nổi bật 2009
Sáng 30-12, Bộ TT-TT đã chính thức công bố danh sách 10 sự kiện nổi bật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông năm 2009.
31/12/2009
Hơn 50% người dùng Internet VN là game thủ
“Cộng đồng game thủ tại VN hiện là 12 triệu người” là số liệu được ông Trương Hoài Trang, phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm VN (Vinasa), công bố tại hội thảo “Tình hình công nghiệp game VN và triển vọng phát triển game Việt” vừa diễn ra.
30/11/2009
Nhọc nhằn gọi di động cuối năm
Cả MobiFone, VinaPhone và Viettel đều bị trục trặc, dù còn hơn nữa mới là Tết và các mạng quảng cáo mạng lưới hoạt động tốt.
28/12/2009
43 phút/ngày/người là thời gian trung bình của người Việt Nam sử dụng Internet
Theo một khảo sát được công bố hồi đầu năm 2009 của Yahoo! Việt Nam và công ty nghiên cứu thị trường TNS thì thời gian sử dụng Internet của người dùng Việt Nam đã tăng gấp 2 lần so với năm 2008 (đạt 43 phút/ngày/người).
27/11/2009