Ứng dụng KHCN trong nông nghiệp - Động lực quan trọng phát triển nông thôn theo hướng CNH-HĐH

16:52, 15/06/2009

HGĐT- Để thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Đại hội XIV Đảng bộ tỉnh đề ra “Đưa Hà Giang thoát khỏi tình trạng một tỉnh đặc biệt khó khăn, thu hẹp khoảng cách phát triển với các tỉnh trong khu vực để sớm thoát khỏi tỉnh nghèo”, có cơ cấu Dịch vụ - Công nghiệp - Nông, lâm nghiệp vào năm 2010, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh ta luôn coi việc ứng dụng KHCN vào sản xuất như một yếu tố đột phá. Đây sẽ là cơ sở để đạt mục tiêu tăng trưởng trong nông nghiệp, nông thôn.


Trao đổi với chúng tôi về công tác ứng dụng KHCN trong nông nghiệp, đồng chí Nguyễn Văn Mão, Phó Giám đốc Sở, Chủ tịch HĐKH ngành No-PTNT tỉnh cho biết: Công tác ứng dụng KHCN vào sản xuất, phát triển chăn nuôi luôn được ngành nông nghiệp quan tâm chú trọng. Những năm gần đây, ngành nông nghiệp đã phối hợp với các chương trình, dự án của T.Ư và của tỉnh tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền kỹ thuật sản xuất kết hợp với xây dựng mô hình trình diễn, do đó người dân đã có ý thức tiếp thu và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Các đề tài, dự án được triển khai thực hiện đều bám sát mục tiêu phát triển KT-XH, có hiệu quả thiết thực nên được người dân hưởng ứng.


Hội đồng khoa học ngành Nông nghiệp có 14 thành viên, trong đó có 1 Chủ tịch, 1 Phó chủ tịch Hội đồng là Phó Giám đốc Sở và 1 thư ký. Với một đội ngũ cán bộ khoa học đông đảo, có trình độ, kiến thức và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên các đề tài, dự án được thẩm định, nghiệm thu đánh giá đều có chất lượng cao.


Trong 5 năm qua, HĐKH ngành đã tổ chức thẩm định đề cương trình HĐKD tỉnh thẩm định và phê duyệt thực hiện được 18 đề tài, dự án khoa học cấp tỉnh. Trong đó, lĩnh vực trồng trọt 13 đề tài, chăn nuôi 3 đề tài và lâmnghiệp 2 đề tài;thẩm định và in ấn bộ quy trình kỹ thuật áp dụng trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các sở liên quan tổ chức thẩm định, tư vấn các dự án phát triển KT-XH trong lĩnh vực nông lâm nghiệp của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Hội Làm vườn tỉnh xây dựng, đăng ký thành công nhãn hiệu cam sành Hà Giang; cùng với các huyện, thị triển khai thực hiện nhiều mô hình chuyển giao TBKT, nhân rộng các mô hình sản xuất lúa, ngô, đậu tương giống mới, bảo quản nông sản sau thu hoạch... Kết quả thực hiện của các đề tài đã được ứng dụng có hiệu quả trong sản xuất thực tiễn như giống lúa HT1, Bắc thơm số 7, kỹ thuật nuôi tôm càng xanh đã được đưa ra sản xuất đại trà, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác đem lại hiệu quả kinh tế cao, đó là cơ sở để quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá tập trung tại tỉnh.


Việc ứng dụng KHCN trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản thực sự đã tạo chuyển biến tích cực làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Nổi bật như các đề tàivề cây ăn quả như: “Tiếp nhận TBKT nhân và trồng khảo nghiệm giống cây Lê, cây Hồng Đài Loan tại huyện Đồng Văn”, kết quả cho thấy giống Lê Đài Loan có hiệu quả kinh tế cao, chất lượng thơm ngon.Trong 2 năm 2007 và 2008 đã sản xuất và cung ứng cho các huyện được hơn 50.000 cây giống lê phục vụ cho việc phát triển cây ăn quả chất lượng cao của tỉnh. Hay như đề tài khảo nghiệm các giống chè nhập nội đã xác định được một số giống phù hợp với điều kiện khí hậu của tỉnh như: Phúc Vân Tiên, long Vân 2000, PT95 có năng suất, chất lượng cao đưa vào cơ cấu giống chè của tỉnh những giống chè có chất lượng nguyên liệu tốt đáp ứng việc chế biến những loại chè có giá trị cao như chè Ô long, chè Phổ nhĩ…đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.


Các đề tài về lĩnh vực chăn nuôi thủy sản cũng được ngành Nông nghiệp triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao như đề tài nuôi thử nghiệm tôm càng xanh thành công đã mở ra một hướng đi mới cho người nông dân. Từ kết quả thành công của đề tài, nâng cao giá trị nuôi trồng thuỷ sản tại tỉnh, đề tài đã được nhân rộng tạimột số huyệntrong tỉnh. Đề tài thuộc lĩnh vực lâm nghiệp đã được ứng dụng vào thực tế như: Đề tài “Điều tra xác định sự phân bố tự nhiên, xây dựng mô hình trồng cây Dó trầm” đã xây dựng thành công mô hình trồng thử nghiệm và được nhân rộng tại các huyện Bắc Mê, Bắc Quang và Vị Xuyên.


Từ kết quả nghiên cứu các đề tài khoa học, ngành đã xây dựng và hoàn thiện bộ quy trình kỹ thuật nông, lâm nghiệp của tỉnh gồm 32 quy trình thuộc các lĩnh vực: Trồng trọt, lâm nghiệp và chăn nuôi và đã được phát hành tháng 12.2005. Đây là kết quả của sự tìm tòi sáng tạo của đội ngũ cán bộ khoa học của ngành nông nghiệp và PTNT Hà Giang. Ngoài kết quả nghiên cứu khoa học, ngành còn thực hiện nhiệm vụ chuyển giao các TBKT đến người nông dân. Các mô hình sản xuất với những tiến bộ mới được đưa vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình trồng ngô vụ đông tại các huyện vùng thấp, mô hình trồng đậu tương, mô hình hoa tại Đồng Văn và Quản Bạ, mô hình nuôi cá lồng … đã làm tăng hệ số sử dụng đất và tăng thu nhập cho nông dân. Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các huyện, thị thực hiện các mô hình chuyển giao các TBKT như các mô hình sản xuất lúa, ngô, lạc, đậu tương giống mới, bảo quản nông sản sau thu hoạch... giúp cho các hộ nông dân giảm thất thoát nông sản khi thu hoạch, bảo quản, ổn định đời sống.


Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hiện nay hoạt động của HĐKH ngành vẫn còn một số hạn chế như:Do khi thực hiện các đề tài, dự án đều có kinh phí đầu tư, nên khi ứng dụng ra thực tiễn, người dân chưa đủ điều kiện kinh tế để đầu tư theo định mức, do đó hiệu quả không cao. Một số đề tài, dự án khi thực hiện yêu cầu trình độ kỹ thuật cao, chưa phù hợp với trình độ sản xuất chung gây hạn chế hiệu quả, khó mở rộng. Đa số các đề tài, dự án chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu, sau khi nghiệm thu không có kinh phí để nhân rộng mô hình nên chưa phát huy được hiệu quả kinh tế...


Phát huy những kết quả đã đạt được, từ nay đến năm 2010, HĐKH ngành Nông nghiệp trong việc ứng dụng KHCN ở ngành Nông nghiệp - PTNT tỉnh đoàn kết, phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm: Kiện toàn, lựa chọn cán bộ có năng lực tham gia hội đồng khoa học ngành, nâng cao chất lượng thẩm định, kiểm tra, nghiệm thu các đề tài dự án có hàm lượng khoa học cao. Trước mắt tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ khoa học kỹ thuật hiện có của tỉnh, nâng cao chất lượng và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực để đáp ứng với yêu cầu của khoa học tiên tiến; tổ chức đa dạng hóa các đề tài, dự án, nâng cao chất lượng các dự án đề tài, tăng cường ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. Xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học, công nghệ dài hạn và hàng năm của ngành. Tham mưu cho lãnh đạo Sở về lĩnh vực khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường theo chức năng, nhiệm vụ của ngành; tham gia các hoạt động tư vấn cho các ngành, các tổ chức trong tỉnh thuộc lĩnh vực có liên quan; tổ chức thẩm định, nghiệm thu các đề tài, dự án khoa học để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện khảo nghiệm một số giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao, bổ sung vào cơ cấu cây trồng của tỉnh để phục vụ sản xuất hàng hóa; xây dựng các mô hình chuyển giao các TBKT mới trong lĩnh vực ngành quản lý, đa các giống cây trồng có chất lượng cao, sản xuất theo hướng nông nghiệp sạch với nền sản xuất công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường để nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích; phối hợp với các ngành chức năng thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu, tiến tới xây dựng thương hiệu hàng hóa cho một số mặt hàng nông sản có giá trị, phát triển sản xuất và chế biến theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng chuyên canh và mở rộng chất lượng ngày càng cao, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh nhà ngày càng phát triển bền vững.


Minh Tâm

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mít-tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5.6.2009 và Phát động chiến dịch Truyền thông ra quân làm sạch môi trường
HGĐT- Sáng 28.5, tại sân vận động trung tâm huyện Yên Minh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Hội LHPN tỉnh và UBND huyện Yên Minh tổ chức Lễ mít-tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5.6.2009 và Phát động Chiến dịch truyền thông ra quân làm sạch môi trường.
30/05/2009
Microsoft sắp chấm dứt hỗ trợ Office 2000
Hôm 20/5/2009, Microsoft nhắc nhở người dùng Office 2000 rằng sau chưa đầy 2 tháng nữa, Microsoft sẽ ngừng tất cả hỗ trợ cho bộ phần mềm này.
25/05/2009
Sẽ xuất hiện kỳ quan nhật thực lâu nhất thế kỷ
Khi rất nhiều người vẫn chưa quên được hiện tượng nhật thực toàn phần vào ngày 1/8/2008 vừa qua thì sắp tới cả thế giới sẽ lại có cơ hội được chứng kiến hiện tượng này một lần nữa.
22/05/2009
Coi chừng mất cắp mật khẩu email!
Nếu không đề phòng, người dùng email có thể bị ăn cắp tài khoản hoặc bị xem trộm nội dung thư từ cá nhân khá dễ dàng… “Tình trạng ăn cắp tài khoản email hiện nay khá phổ biến, không chỉ ở VN mà các nước đều có” là nhận định của ông Võ Đỗ Thắng, giám đốc Trung tâm an ninh mạng Athena.
22/05/2009