Hội thảo đề xuất bảo tồn quần thể voọc mũi hếch

16:34, 10/10/2008

HGĐT- Ngày 8.10, tại huyện Quản Bạ, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp với Tổ chức Bảo tồn động, thực vật hoang dã quốc tế (FFI) - Chương trình hỗ trợ bảo tồn Việt Nam tổ chức Hội thảo: Đề xuất bảo tồn quần thể Voọc mũi hếch ở Tùng Vài (Quản Bạ). Dự hội thảo có đại diện FFI, Chi cục Kiểm lâm, lãnh đạo huyện Quản Bạ, Hạt Kiểm lâm huyện…


Voọc mũi hếch là 1 trong 25 loài linh trưởng nguy cấp nhất thế giới. Các kết quả điều tra, nghiên cứu trước đây chỉ xác định được một số quần thể Voọc mũi hếch ở phân khu Tát Kẻ, Bản Bung - Khu BTTN Na Hang (Tuyên Quang) với khoảng 70 cá thể; khu vực Khau Ca (Hà Giang) khoảng 60 cá thể. Gần đây đã phát hiện quần thể Voọc mũi hếch nhỏ với 14-20 cá thể ở khu rừng thuộc xã Tùng Vài (Quản Bạ), gần biên giới Việt - Trung. Trong đó, có 4 cá thể đực trưởng thành, sắp trưởng thành, 3 cá thể cái trưởng thành, 3 con non và 4 cá thể khác. Các kết quả khảo sát cũng khẳng định có thể có khoảng 60 cá thể Voọc mũi hếch khác ở khu vực Tùng Vài và vùng lân cận. Đây là quần thể Voọc mũi hếch thứ 2 được phát hiện ở tỉnh ta, có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác bảo tồn loài linh trưởng này trong bối cảnh các quần thể ở những khu vực khác đang bị suy giảm số lượng. Phát hiện này cũng cho thấy sự cần thiết của việc đánh giá đầy đủ hơn về tình trạng của quần thể Voọc mũi hếch.


Voọc mũi hếch có thân hình to lớn. Lông ở vùng bả vai, mặt ngoài cánh tay, lưng và ống chân có màu nâu sẫm đến đen. Mặt trong của cánh tay, bụng, ngực có màu vàng nhạt hoặc trắng. Mặt màu xanh da trời, môi màu hồng… Tuy là loài linh trưởng quý hiếm, được pháp luật bảo vệ nhưng Voọc mũi hếch vẫn đang bị đe doạ tuyệt chủng bởi nạn săn bắn và vùng sinh cảnh bị tác động do các hoạt động khai thác gỗ, canh tác nương rẫy, chăn thả gia súc… Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, FFI kiến nghị: Bảo tồn nghiêm ngặt quần thể Voọc mũi hếch ở Tùng Vài và các vùng lân cận, nghiêm cấm tất cả hoạt động săn bắn, bẫy Voọc mũi hếch, khai thác lâm sản trái phép; nâng cao nhận thức, niềm tự hào cho người dân địa phương về tầm quan trọng của quần thể Voọc mũi hếch.


Đây là Hội thảo đầu tiên được tổ chức nhằm mở ra chương trình hành động cũng như hợp tác trong tương lai giữa Tổ chức Bảo tồn động, thực vật hoang dã Quốc tế với các ban, ngành, chính quyền địa phương nhằm bảo tồn loài linh trưởng quý hiếm này.


Thiên Thanh

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nhân lực CNTT: Yếu do chương trình đào tạo
Trong những năm gần đây, mặc dù số lượng cơ sở đào tạo về công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT) cũng như chỉ tiêu tuyển sinh trên toàn quốc ngành CNTT-TT tăng lên rất nhanh nhưng chất lượng đào tạo vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
29/09/2008
Để cam sành ra quả trái mùa
HGĐT- Cam sành là cây trồng mang tính đặc sản của tỉnh ta; diện tích cam phân bố chủ yếu ở 3 huyện: Vị Xuyên, Bắc Quang và Quang Bình. Nếu để cho cây sinh trưởng tự nhiên, thì cam thường cho hoa từ tháng 1, 2 âm lịch và cho thu hoạch từ tháng 11, 12 âm lịch.
29/09/2008
Phục tráng giống lúa Nếp cái hoa vàng ở xã Quảng Nguyên
HGĐT- Nếp cái hoa vàng là giống nếp quý hiếm, hạt tròn, trắng và thơm ngon của bà con người Tày và người Nùng, chỉ có ở xã Quảng Nguyên, huyện Xín Mần, đã và đang được người tiêu dùng trong huyện, tỉnhbiết đến, bởi giá trị và chất lượng của loại gạo đặc sản địa phương này.
29/09/2008
Internet và những tác động làm thay đổi tại Việt Nam
Từ khi chính thức đặt chân đến Việt Nam cách đây hơn 10 năm, Internet đã trở nên quen thuộc với mỗi người đến mức, nói đến vai trò của internet người ta cho rằng đó là nói về một câu chuyện quá cũ, một sự thật quá hiển nhiên. Nhưng chắc chắn rằng, internet sẽ vẫn tiếp tục mang đến những bất ngờ ngoài sức tưởng tượng.
26/09/2008