Một số thành tựu nổi bật trong công tác thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng của cả nước và trên địa bàn tỉnh trong 70 năm qua

07:27, 06/07/2017

1- Một số thành tựu nổi bật trong công tác thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng của cả nước

1.1- Về công tác xây dựng, thực hiện thống nhất trong cả nước một hệ thống chính sách, chế độ ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng

- Kể từ Sắc lệnh số 20/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký# ban hành ngày 16-2-1947 về “chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sỹ” đến nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng đã được nghiên cứu xây dựng, ban hành tương đối toàn diện, đầy đủ và kịp thời, bảo đảm chất lượng để từng bước cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, cơ bản đáp ứng yêu cầu đề ra.

- Nhiều vấn đề bất hợp lý do lịch sử để lại cũng như vấn đề mới nảy sinh trong quá trình chuyển đổi cơ chế và những tồn đọng về chính sách sau chiến tranh, như: vấn đề xác nhận liệt sỹ, thương binh; chính sách ưu đãi đối với thanh niên xung phong, những người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; chính sách ưu đãi về giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, chế độ trợ cấp đối với một số đối tượng người có công với cách mạng... được các cấp, các ngành quan tâm, giải quyết hiệu quả.

- Việc xác nhận và giải quyết chế độ ưu đãi đối với người có công đạt được kết quả tích cực. Đến nay, toàn quốc đã xác nhận khoảng 9 triệu người có công, trong đó:

+ Người hoạt động cách mạng đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945 là 17.400 người.

+ Liệt sỹ: gần 1.2 triệu người; thân nhân liệt sỹ gần 500.000 người.

+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng: trên 117.000 người.

+ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động: gần 1.300 người.

+ Thương binh và người hưởng chính sách như thương binh: gần 600.000 người; thương binh loại B: trên 40.000 người.

+ Bệnh binh: gần 185.000 người.

+ Người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học: gần 312.000 người.

+ Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày: gần 111.000 người.

+ Người có công giúp đỡ cách mạng: 1.897.000 người.

+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ Quốc tế: gần 4,1 triệu người.

- Hiện cả nước có trên 1,4 triệu người có công và thân nhân đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; qua rà soát, cơ bản người có công đã được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Theo kết quả rà soát năm 2014 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong số 2.070.842 đối tượng được rà soát có 1.982.769 trường hợp (chiếm 95,75%) đã hưởng đủ chế độ; chỉ có 86.201 trường hợp, chiếm 4,16% kê khai là hưởng chưa đầy đủ; 1.872 trường hợp, chiếm 0,09% hưởng sai chính sách.

1.2- Phong trào chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng phát triển sâu rộng từ Trung ương đến địa phương và đã đạt được hiệu quả thiết thực, thể hiện tình cảm, trách nhiệm và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc

- Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã tích cực triển khai và thực hiện có hiệu quả các phong trào chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công bằng những việc làm thiết thực thông qua: Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, xây dựng nhà tình nghĩa, vườn cây tình nghĩa, sổ tiết kiệm tình nghĩa, chăm sóc bố, mẹ liệt sỹ già yếu cô đơn, con liệt sỹ mồ côi, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

 Từ năm 2007 đến năm 2017, cả nước đã đóng góp xây dựng Quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa” hơn 3.481 tỷ đồng, trong đó, quỹ Trung ương hơn 41,36 tỷ đồng, quỹ địa phương hơn 3.440,4 tỷ đồng; xây dựng gần 90.000 nhà tình nghĩa, sửa chữa gần 75.000 nhà tình nghĩa với tổng trị giá gần 12.200 tỷ đồng; tặng gần 159.000 sổ tiết kiệm tình nghĩa trị giá gần 955.000 tỷ đồng.

Thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg, Chính phủ đã cấp cho các địa phương trên 2.450 tỷ đồng để hỗ trợ 80.000 hộ gia đình người có công khó khăn về nhà ở; 100% các mẹ Việt Nam anh hùng được các đơn vị nhận phụng dưỡng; 98% xã, phường làm tốt công tác Thương binh - Liệt sỹ, 97% người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống người dân nơi cư trú.

- Bản thân thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách, người có công với cách mạng cũng nỗ lực phấn đấu vươn lên trở thành những tấm gương tiêu biểu, điển hình nhân tố mới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

* Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ#, xây dựng, tu bổ nghĩa trang, công trình tưởng niệm liệt sỹ được chú trọng và đạt được kết quả tích cực

- Đảng, Nhà nước và quân đội, các cấp, ngành, địa phương đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế trong việc tìm kiếm, quy tập hài cốt và ghi danh, ghi công liệt sỹ. Nhà nước đầu tư nâng cấp các trung tâm giám định ADN của các bộ, ngành nhằm đẩy nhanh việc xác định danh tính hài cốt liệt sỹ, góp phần phục vụ tích cực cho công tác tìm kiếm hài cốt liệt sỹ thời gian qua. Thời gian qua, cả nước đã tìm kiếm, quy tập được 939.462 hài cốt liệt sỹ; an táng tại 3.077 nghĩa trang trong cả nước.

- Công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ đã tạo sức lan tỏa trong các tầng lớp nhân dân.

- Việc xây dựng, tu bổ nghĩa trang, công trình tưởng niệm liệt sỹ được các cấp, các ngành chú trọng và đã đạt được những kết quả cụ thể. Hiện cả nước có 9.637 công trình ghi công liệt sỹ, bao gồm đài tưởng niệm, nhà bia ghi tên liệt sỹ, nghĩa trang liệt sỹ. Nhiều công trình trở thành công trình văn hóa, có giá trị về mỹ thuật, giáo dục truyền thống: Nghĩa trang Điện Biên Phủ, Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, Nghĩa trang Đường 9, Đền liệt sỹ Bến Dược, Khu tưởng niệm liệt sỹ thanh niên xung phong tại ngã ba Đồng Lộc; Truông Bồn, tỉnh Nghệ An...

 2- Một số thành tựu nổi bật trong công tác thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh

1.1- Về thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi, chăm lo cho đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng

Việc thực hiện chính sách với người có công được tỉnh ta quan tâm chỉ đạo thực hiện, giải quyết kịp thời các chế độ theo quy định của Nhà nước đối với người có công (trên 5.000 gia đình chính sách, trên 2.000 liệt sĩ và trên 1.000 thương binh) trên địa bàn tỉnh. Trong đó bao gồm:

- Giải quyết chế độ điều dưỡng (năm 2016 giải quyết 926 đối tượng).

- Trợ cấp, thực hiện các chế độ cho 68 Bà mẹ Việt Nam anh hùng và người đại diện thờ cúng Bà mẹ Việt Nam anh hùng  (trong 6 tháng đầu năm 2017 công nhận mới 03 Bà mẹ Việt Nam anh hùng).

- Giải quyết chế độ trợ cấp hàng tháng cho 66 đối tượng người có công và thân nhân của họ; Giải quyết kịp thời trợ cấp một lần cho các đối tượng là người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc được Nhà nước tặng Huân, Huy chương, chế độ mai táng phí cho người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ từ trần.

- Năm 2016, cấp kinh phí hỗ trợ làm nhà có 343 hộ người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở.

- Cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp trên địa bàn tỉnh đã tích cực triển khai và thực hiện có hiệu quả các phong trào chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công bằng nhiều việc làm thiết thực như: Vận động quyên góp và sử dụng đúng mục đích quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của tỉnh; tổ chức thăm hỏi, tặng quà nhân các ngày lễ, tết, ngày kỷ niệm; tổ chức đưa đoàn thân nhân đi thăm viếng mộ liệt sĩ; tổ chức thăm, tặng quà các thương binh nặng đang được điều dưỡng ở ngoài tỉnh; cấp sổ ưu đãi cho con của người có công với cách mạng; xây dựng nhà tình nghĩa; trao tặng sổ tiết kiệm, tổ chức giúp đỡ các gia đình trong cuộc sống hàng ngày... từ đó, giúp cho thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công có cuộc sống ổn định cả về vật chất và tinh thần.

2.2- Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, xây dựng, tu bổ nghĩa trang, công trình tưởng niệm liệt sỹ

Việc đầu tư xây dựng, tu bổ, chỉnh trang các nghĩa trang liệt sĩ được quan tâm, coi trọng. Hầu hết các nghĩa trang trên địa bàn tỉnh: Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên, Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quản Bạ, Yên Minh, thành phố Hà Giang đều đã được tu bổ, xây dựng khang trang. Các nhà tưởng niệm, nhà bia ghi tên liệt sĩ thường xuyên được chỉnh trang, quét dọn sạch sẽ.

Công tác tìm kiếm, phát hiện, quy tập mộ liệt sĩ được chú trọng và đã thu được kết quả tích cực, đáp ứng yêu cầu của các thế hệ sau chiến tranh. Nhiều mẫu sinh phẩm của người thân liệt sĩ đã được giới thiệu để giám định AND. Hoàn thành các thủ tục di chuyển mộ liệt sĩ, đính chính thông tin mộ liệt sĩ, điều tra thông tin về liệt sĩ, thân nhân nhân liệt sĩ, mộ và nghĩa trang liệt sĩ...

(Còn nữa)

BTV (Theo Đề cương tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Toàn dân chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng

LTS: Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27.7.1947 – 27.7.2017); nhằm tuyên truyền sâu rộng, giúp cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh nhận thức sâu sắc về công lao to lớn của các liệt sỹ, thương binh, người có công với cách mạng và những hành động thiết thực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Hà Giang trong việc thực hiện chính sách đối với người có công

05/07/2017
Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của Ngày Thương binh - Liệt sỹ

1- Hoàn cảnh ra đời

Dân tộc ta vốn có truyền thống đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Đền ơn đáp nghĩa". Từ sau khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời (Nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), Đảng, Chính phủ, Bác Hồ và nhân dân ta luôn dành tất cả tình thương yêu cho các chiến sĩ, đồng bào đã vì độc lập, tự do của Tổ quốc mà bị thương hoặc hy sinh.

05/07/2017
Đoàn Thanh niên Công an tỉnh tổ chức hoạt động tri ân

BHG - Vừa qua, tại xã Yên Cường (Bắc Mê), Đoàn thanh niên Công an tỉnh phối hợp của Huyện đoàn Bắc Mê tổ chức giao lưu, sinh hoạt chính trị và các hoạt động tình nguyện, an sinh xã hội chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày thương binh, liệt sĩ (27.7.1947 – 27.7.2017); 71 năm ngày truyền thống lực lượng An ninh nhân dân (12.7.1946 – 12.7.2017). 

04/07/2017
Lễ treo chuông đồng tại Nhà tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ

BHG- Nhân kỷ niệm 70 Ngày Thương binh Liệt sỹ (27/71947 - 27/7/2017), ngày 2.7, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Công ty Xăng dầu Hà Giang đã tổ chức Lễ treo chuông đồng tại Nhà tưởng niệm tri ân các anh hùng liệt sỹ thuộc cao điểm 468, thôn Nặm Ngặt, xã Thanh Thủy (Vị Xuyên). 

03/07/2017