Truyền thống của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang

08:56, 17/08/2016

c- Nhiệm kỳ 2001-2005 (Đại hội lần thứ XIII Đảng bộ tỉnh Hà Giang) đạt được một số thành tựu quan trọng:

- Nhiệm kỳ 2001 – 2005, tỉnh Hà Giang đã có bước phát triển khá toàn diện, cơ bản các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội đều thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,58%, cao hơn nhiệm kỳ trước là 0,28%.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng: Nông – lâm nghiệp chiếm 41,4%, giảm 8,11% so với năm 2000; công nghiệp – xây dựng chiếm 23,5%, tăng 2,66% so với năm 2000; thương mại – dịch vụ chiếm 35,1%, tăng 5,45% so với năm 2000.

- Tổng sản lượng lương thực đạt 24,4 vạn tấn, tăng 5 vạn tấn so với năm 2000; bình quân lương thực đầu người đạt 365kg/năm, tăng 151kg so với năm 2000.

- Giáo dục – đào tạo: tỷ lệ học sinh trong độ tuổi 6 – 14 tuổi đến trường đạt trên 95%, học sinh trong độ tuổi mẫu giáo đến trường đạt 60%, tăng 20% so với năm 2000; có 175/195 xã, phường, thị trấn của 7/11 huyện, thị xã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập THCS.

- Y tế – dân số: cơ sở vật chất được đầu tư lớn.

+ Có 72% số xã có trạm xá 2 tầng.

+ Bình quân có 4,76 bác sĩ/1 vạn dân, 5,2 cán bộ y tế/xã, 55 xã có bác sĩ.

- Văn hoá – thông tin – thể thao:

+ Hoàn thành xây dựng tượng đài: Bác Hồ với các dân tộc Hà Giang.

+ Tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 96%, truyền hình đạt 85%.

- Lao động – xã hội: tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí cũ) còn 9%, giảm 16,7% so với năm 2000.

d- Nhiệm kỳ 2005 – 2010 (Đại hội lần thứ XIV Đảng bộ tỉnh Hà Giang), đạt một số thành tựu quan trọng:

- Với truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, quyết tâm đổi mới, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vượt qua khó khăn, thử thách, lãnh, chỉ đạo quyết liệt và có sự đột phá trên một số lĩnh vực nên đã đạt được những thành tựu to lớn, quan trọng tạo bước phát triển mới tích cực, rõ nét trên các lĩnh vực.- Về kinh tế: Tăng trưởng khá nhanh, giá trị tăng thêm của nền kinh tế đạt tốc độ tăng bình quân năm là 12,7%, tăng 2,12% so với giai đoạn 2001 – 2005. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Năm 2010 dịch vụ chiếm 39% tăng 4,1% so với năm 2005; công nghiệp – xây dựng chiếm 29%, tăng 5,9% so với năm 2005; nông – lâm nghiệp chiếm 32%, giảm 10% so với năm 2005. Thu nhập bình quân đầu người được nâng lên rõ rệt, đạt 7,5 triệu đồng/người/năm, tăng 4,3 triệu đồng so với năm 2005. Tổng sản lượng lương thực năm 2010 đạt 34,2 vạn tấn tăng 9,45 vạn tấn so với năm 2005. Bình quân lương thực đạt 460kg/người/năm, tăng 95kg so với 2005.

- Kết cấu hạ tầng được đầu tư lớn, đặc biệt là hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, thông tin truyền thông, bệnh viện, trường học, các công trình thủy lợi, hồ treo chứa nước sinh hoạt ở các huyện vùng cao, ... đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình kết cấu hạ tầng, làm tăng năng lực sản xuất, kinh doanh của các ngành kinh tế. Hoàn thành việc cải tạo nâng cấp Quốc lộ 2; đường nối quốc lộ 4C với Quốc lộ 4D và một số cầu cứng qua sông Lô. Đến năm 2010 đã có 100% số xã có đường nhựa hoặc đường bê-tông đến trung tâm; có trụ sở và trạm xá xã được xây dựng kiên cố; có điện lưới Quốc gia. Triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng có hiệu quả nhiều hồ treo chứa nước sinh họat ở các huyện vùng cao.

- Công tác quy hoạch, quản lý kiến trúc xây dựng đô thị ở các trung tâm huyện lỵ, thị trấn được chỉ đạo chặt chẽ và hiệu quả. Tháng 6/2009 thị xã Hà Giang được công nhận đô thị loại 3; đến tháng 8/2010 Thị trấn Việt Quang huyện Bắc Quang được công nhận đô thị loại 4, trung tâm các huyện Xín Mần, Bắc Mê, Đồng Văn, Quang Bình được công nhận thị trấn; tháng 9/2010 Thị xã Hà Giang được công nhận chuyển lên cấp thành phố trực thuộc tỉnh.

- Công tác giáo dục – đào tạo được mở rộng cả về quy mô và loại hình trường lớp; chất lượng quản lý, chất lượng dạy và học được nâng lên rõ rệt. Tỉnh được công nhận phổ cập trung học cơ sở (tháng 12 năm 2007); năm học 2009 – 2010 có 190/195 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ huy động học sinh từ 6 – 14 tuổi đến trường đạt 98,7%; cơ sở vật chất trường, lớp học được đầu tư lớn ngày càng khang trang hơn đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong tỉnh. Đến năm 2010 toàn tỉnh có 10.091 phòng học, trong đó có 4.832 phòng học kiên cố, 3.025 phòng học cấp 4 và 2.054 phòng học tạm; 100% các trường mầm non có nhà 2 tầng.

- Công tác y tế – dân số: Cơ sở vật chất được xây dựng khang trang, 100% số trạm xá xã có nhà 2 tầng; 100% số trạm y tế xã có bác sĩ luân phiên đến công tác. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi giảm xuống còn 19%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,42%.

- Trong lĩnh vực lao động – xã hội: Chương trình xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm được lồng ghép và thực hiện có hiệu quả. Hoàn thành xoá nhà tạm cho trên 20 nghìn hộ (năm 2010); đời sống của các hộ nghèo đã từng bước được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 15,8% (giảm 35,3% so với năm 2005).- Tỷ lệ phủ sóng phát thanh – truyền hình: Đạt chỉ tiêu theo Nghị quyết đề ra. Phát thanh đạt 98%, truyền hình đạt 92%, tỷ lệ được xem truyền hình đạt 84%, tỷ lệ số hộ có ti vi đạt 62%.

- Các lĩnh vực quốc phòng – an ninh, đối ngoại ổn định và phát triển.

- Công tác xây dựng Đảng có sự đổi mới về phương thức lãnh đạo; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp uỷ đảng. Công tác phát triển đảng viên, tổ chức Đảng gắn với củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh được thực hiện thường xuyên, liên tục; hàng năm có trên 85% tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh; 99% đảng viên đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ; kết nạp đảng viên mới bình quân hàng năm đạt 2.800 đảng viên.

(Còn nữa)

Theo đề cương tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Công văn về việc tuyên truyền kỷ niệm 125 ngày thành lập tỉnh Hà Giang, 25 năm ngày tái lập tỉnh

BHG – Ngày 26.7.2016, Báo Hà Giang Điện tử nhận được Công văn số 337-CV/BTG gửi Thường trực các Huyện, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc; Ban Tuyên giáo, Tuyên huấn các Huyện, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc; Ủy ban MTTQ và các đoàn thể tỉnh; các cơ quan khối Tuyên truyền; Sở GD – ĐT tỉnh về việc tuyên truyền kỷ niệm 125 ngày thành lập tỉnh Hà Giang (20.8.1891 – 20.8.2016), 25 năm ngày tái lập tỉnh (1.10.1991 – 1.10.2016), gắn với kỷ niệm 71 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Báo Hà Giang Điện tử đăng tải toàn bộ nội dung Công văn.

29/07/2016
Vững mạnh nơi cực Bắc thiêng liêng

BHG - Sau 25 năm tái lập tỉnh và tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, được sự quan tâm, giúp đỡ của T.Ư, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc khắc phục khó khăn, phát huy nội lực để xây dựng và phát triển KT-XH. Điều đó được chứng minh bằng những chính sách đúng đắn, các chương trình phát triển KT-XH phù hợp, hiệu quả. 

16/08/2016
Tháng Tám nơi cực Bắc Tổ quốc

BHG - Tháng Tám mùa Thu đã trở thành mốc lịch sử ghi dấu nhiều sự kiện chính trị đặc biệt của dân tộc. Chung dòng chảy lịch sử đó, mùa Thu Tháng Tám năm nay, Hà Giang – tỉnh cực Bắc của Tổ quốc bước sang trang sử 125 năm vẻ vang quá trình đấu tranh, xây dựng và phát triển. Thời khắc diễn ra Lễ Kỷ niệm 125 năm ngày thành lập tỉnh Hà Giang (20.8.1891-2016), 25 năm tái lập tỉnh (1991-2016) gắn với kỷ niệm 71 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19.8.1945-2016) và Quốc khánh 2.9 (gọi tắt là LKN) nơi biên cương Tổ quốc đang đến rất gần...

16/08/2016
Khai trương triển lãm chuyên đề "Hà Giang – 125 năm xây dựng và phát triển"

BHG - Sáng 15.8, tại Bảo tàng tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ khai trương triển lãm chuyên đề "Hà Giang – 125 năm xây dựng và phát triển". Dự buổi lễ có các đồng chí: Hoàng Văn Vịnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Đức Quý, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và lực lượng vũ trang trên địa bàn… 

15/08/2016