Cựu chiến binh Nguyễn Đức Viện thi đua làm theo lời Bác

16:09, 24/05/2023

BHG - Phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, những năm qua, trên địa bàn huyện Quang Bình đã xuất hiện nhiều tấm gương cựu chiến binh gương mẫu làm kinh tế giỏi. Điển hình như cựu chiến binh Nguyễn Đức Viện, thôn Hạ Thành, xã Bằng Lang, với mô hình kinh tế tổng hợp đã cho gia đình ông thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Cựu chiến binh Nguyễn Đức Viện duy trì nghề ươm, nuôi cá Bỗng.
Cựu chiến binh Nguyễn Đức Viện duy trì nghề ươm, nuôi cá Bỗng.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương giàu truyền thống yêu nước, nối tiếp các thế hệ cha anh, khi ấy thanh niên Nguyễn Đức Viện tròn 17 tuổi đã xung phong lên đường đi bộ đội và nhận nhiệm vụ tại Binh đoàn Bộ binh Tây Nguyên thuộc Trung đoàn 66, Sư đoàn 10, Quân đoàn 3. Trải qua 20 năm phục vụ trong quân đội, ông Viện bồi hồi xúc động kể lại: “Trên chiến trường Tây Nguyên giai đoạn 1969 - 1974 diễn ra rất ác liệt, dù ở hoàn cảnh nào anh, em chiến sĩ vẫn sẵn sàng chiến đấu, hi sinh tuổi xuân để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Với tình cảm rất đỗi thân thương của những người lính, đồng đội chúng tôi gắn bó với nhau như anh, em ruột thịt, nhường cơm sẻ áo cho nhau, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao”.

Sau khi nghỉ chế độ quân ngũ, năm 1998, ông Viện trở về địa phương tập trung lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Những năm đó, trong thôn chưa có đường đi lại, muốn ra trung tâm xã phải lội suối, đời sống của người dân còn đói nghèo, lạc hậu, không có điều kiện thuận lợi như bây giờ. Qua những chuyến tham quan, học tập những năm công tác trước đó, ông thấy ở nhiều nơi bà con làm giàu dựa trên những tiềm năng, thế mạnh sẵn có. Với ý chí và quyết tâm của người lính, ông tìm tòi, thử nghiệm một số cây trồng, vật nuôi để làm kinh tế. Sẵn nguồn nước, ao gần nhà, ông đã nuôi cá Bỗng đặc sản. Đây là loài cá có giá trị cao, thơm ngon, sống trong môi trường nước sạch, thức ăn chủ yếu là rau, cỏ. Cá Bỗng thương phẩm phải nuôi thời gian từ 5 - 6 năm và khoảng 10 năm mới bắt đầu sinh sản, tuy loài này dễ nuôi nhưng không phải ai cũng nuôi được. Để bảo tồn nguồn gen quý hiếm của loài cá Bỗng, ông đã dày công nghiên cứu phương pháp, kỹ thuật ươm giống nhằm cung cấp cá con cho người dân các vùng lân cận.

Cán bộ và người dân xã Xuân Giang thăm mô hình nuôi cá của cựu chiến binh Nguyễn Đức Viện.                                                        
Cán bộ và người dân xã Xuân Giang thăm mô hình nuôi cá của cựu chiến binh Nguyễn Đức Viện.                                                        

Ngoài nuôi cá Bỗng, ông Viện đang tiếp tục mở rộng quy mô ươm, nuôi thêm giống cá Chép, Trắm, Rô phi. Trên mảnh vườn, ông đã loại bỏ những cây cam, quýt già cỗi, kém hiệu quả kinh tế sang trồng rừng, Thanh long ruột đỏ và làm vườn ươm giống cây Gai xanh. Nhận thấy đồng đất màu mỡ, phì nhiêu, trên đất trồng lúa, ông đã sớm thực hiện chủ trương chuyển đổi sang trồng hoa màu, chủ lực là cây lạc, Khoai tây. Với tinh thần lao động hăng say, cần cù, sáng tạo, cách làm kinh tế bài bản và nắm bắt được nhu cầu thị trường, cộng thêm đồng lương của các thành viên, tổng thu nhập của gia đình ông đạt gần 300 triệu đồng/năm, đứng đầu thôn Hạ Thành.

Không chỉ tiên phong làm kinh tế giỏi, cựu chiến binh Nguyễn Đức Viện còn là nhân tố tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào tại cơ sở. Thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới nâng cao, gia đình ông sẵn sàng đóng góp công sức, tiền của để cùng nhân dân trong thôn, xóm làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng, duy trì các hoạt động văn hóa, thể thao, dòng họ tự quản an ninh trật tự và bài trừ các phong tục, hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh. Ở tuổi 71 và tròn 50 năm tuổi Đảng, sự cố gắng, nghị lực của ông Viện luôn được mọi người cảm phục, quý mến. Mãi xứng đáng với muôn vàn tình thân yêu của Bác dành cho người lính, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã tin tưởng và mong muốn ông Viện sẽ đóng góp trí tuệ, bồi đắp niềm tin vững chắc của nhân dân trong công cuộc xây dựng quê hương ấm no, giàu mạnh.

Bài, ảnh:  MỘC LAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Học Bác tinh thần nêu gương
BHG - Trong những năm qua, bằng nhiều cách làm cụ thể, sinh động, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được huyện Quang Bình thực hiện nghiêm túc, thường xuyên và trở thành nếp sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Không chỉ riêng trong các cơ quan, đơn vị mà ngay ở những chi bộ nông thôn xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương cán bộ, đảng viên (CBĐV) tiên tiến, điển hình làm theo lời Bác.
31/03/2023
Xứng đáng là “gốc rễ” của Đảng
- Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Chi bộ là gốc rễ của Đảng. Chi bộ tốt thì mọi việc tốt”; “Nhân dân ta rất tốt, nếu chi bộ khéo lãnh đạo và đảng viên hăng hái xung phong làm gương mẫu thì khó khăn gì cũng vượt qua, công việc gì cũng làm tốt”. Do đó, để chi bộ khu dân cư thực sự là hạt nhân chính trị ở cơ sở, cấp ủy huyện Bắc Quang đặc biệt quan tâm việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ để hình thành nên những chi bộ trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là “gốc rễ” của Đảng trong quần chúng.
31/01/2023
Thanh niên Mèo Vạc làm theo lời Bác
BHG - Bác Hồ kính yêu từng căn dặn “Thanh niên cần phải có tinh thần và gan dạ sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng”. Thấm nhuần lời dạy của Người năm xưa, lực lượng đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) huyện Mèo Vạc đã tích cực tham gia lao động, sản xuất, xung kích, tình nguyện (XKTN) về mọi mặt trong đời sống, gắng sức khẳng định vị trí và vai trò của tuổi trẻ trong phát triển KT – XH và bảo đảm QP – AN trên địa bàn.
29/03/2023
Về Nà Tu nơi Bác tặng thanh niên bốn câu thơ bất hủ
Từ thành phố Bắc Kạn, theo Quốc lộ 3 hướng Cao Bằng chừng 9km sẽ tới Khu Di tích lịch sử thanh niên xung phong Nà Tu, thuộc xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông. Đây chính là nơi bắt nguồn của 4 câu thơ nổi tiếng Bác Hồ tặng thanh niên: “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”.
26/03/2023